Truyền thông với người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp tại xã quất động, huyện thường tín, hà nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7 2013) (Trang 34 - 35)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2 Các khái niệm

1.2.3 Truyền thông với người khuyết tật

Hiện nay, thuật “truyền thông về người khuyết tật” và “truyền thông với người khuyết tật” chưa có một khái niệm hồn chỉnh. Tuy nhiên, thuật ngữ “truyền thơng về người khuyết tật” đang được sử dụng rất nhiều trên các diễn đàn, báo giấy,

báo in, báo truyền hình và các trang báo điện tử hơn là thuật ngữ “truyền thơng với người khuyết tật”. Vì vậy, trong nghiên cứu này tôi đưa ra cách hiểu của bản thân

về thuật ngữ “truyền thông với người khuyết tật”.

Truyền thông với người khuyết tật là q trình trao đổi thơng tin, tư tưởng,

tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa nguồn truyền tới người khuyết tật thông qua các kênh truyền thông nhằm tăng cường sự hiểu biết, thay đổi nhận thức của người khuyết tật, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu

phát triển của người khuyết tật và cộng đồng.

Truyền thông với người khuyết tật tạo ra sự khác biệt với truyền thông về

người khuyết tật, truyền thông cho người khuyết tật cũng như truyền thông với các

đối tượng khác. Truyền thông với người khuyết tật không chỉ hướng tới đối tượng là

người khuyết tật mà còn hướng tới gia đình, người thân, người hỗ trợ của người khuyết tật. Nếu truyền thông về người khuyết tật đưa tới cách nhìn nhận về người

khuyết tật cho cơng chúng thì truyền thông với người khuyết tật vừa đưa ra cách nhìn nhận của người khác về người khuyết tật, vừa đưa ra cách thức để người khuyết tật nhận ra giá trị bản thân, kiến thức cuộc sống phù hợp với dạng tật của

người khuyết tật, đề xuất các giải pháp giúp người khuyết phát triển năng lực bản

thân để người khuyết tật lựa chọn.

Thêm vào đó, truyền thơng với người khuyết tật mang tới thơng tin một cách

tồn diện. Nó đưa đến cho người khuyết tật những thơng tin mà người khuyết tật

khó tìm kiếm nếu như chỉ tiếp cận truyền thông về người khuyết tật. Ví dụ: truyền

thơng với người khuyết tật thực hiện bằng truyền thơng theo hình thức 1 người

truyền thông – 1 người khuyết tật đảm bảo được sự bí mật, khơng làm người khuyết tật cảm thấy xấu hổ khi cung cấp thông tin về sức khỏe sinh sản, quan điểm về tình yêu của người khuyết tật.

Truyền thông với người khuyết tật mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó nhấn

mạnh tới cung cấp thông tin, đáp ứng thông tin theo nhu cầu của người khuyết tật để từ đó hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp tại xã quất động, huyện thường tín, hà nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7 2013) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)