Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Nhu cầu truyền thông của người khuyết tật
2.1.1 Nhu cầu của người khuyết tật
Ngoài dạng tật mà người khuyết tật gặp phải, người khuyết tật cũng giống
như người khơng khuyết tật, họ đều có những nhu cầu riêng để thỏa mãn những ước muốn của bản thân. Căn cứ vào tháp nhu cầu của Maslow, người khuyết tật có đầy đủ những nhu cầu: sinh lý tự nhiên, nhu cầu về an toàn, nhu cầu về xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện.
Những yêu cầu của người khuyết tật theo tháp nhu cầu của Maslow có một ý
nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị chính sách xã hội, người thân, người hỗ
trợ người khuyết tật đó là muốn hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng thì điều quan trọng là hiểu người khuyết tật đang gặp khó khăn tại bậc thang nhu cầu nào. Từ sự hiểu biết đó cho phép người hỗ trợ đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc
thỏa mãn nhu cầu của người khuyết tật đồng thời bảo đảm đạt đến các mục tiêu an
sinh xã hội với người khuyết tật.
Cụ thể, về nhu cầu của người khuyết tật có thể khái quát chung như sau: Đối với nhu cầu sinh lý: Được đảm bảo cung cấp đầy đủ quần áo, thực phẩm,
không bị phản đối và được hướng dẫn trong hoạt động sinh hoạt tình dục, được đi học và có nghề, đi làm được trả lương tốt và công bằng, được cung cấp các dịch vụ
về y tế tại các cơ sở y tế khi cần thiết, được hỗ trợ phục hồi chức năng, được cung
cấp và tiếp cận các chính sách liên quan đến phúc lợi xã hội.
Đối với nhu cầu về an tồn: Được đảm bảo an tồn tính mạng khi tham gia
giao thơng, trong sinh hoạt tại gia đình và ngoài cộng đồng, được bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, bảo đảm cơng việc được duy trì ổn định và chăm sóc sức khoẻ
tốt.
người cùng cảnh ngộ và với những người không khuyết tật khác, được tham gia đóng góp ý kiến phục vụ sự phát triển của gia đình – làng xóm – nhóm - tổ chức, các hoạt động vui chơi, giải trí nhân các dịp kỷ niệm hoặc các kỳ nghỉ khác.
Nhu cầu tôn trọng: Người khuyết tật cần được tôn trọng về nhân cách, phẩm chất, tôn trọng các giá trị của con người. Do đó, cần có cơ chế và chính sách bảo vệ
và hỗ trợ người khuyết tật, và được phổ biến điều đó rộng rãi tới mọi người trong cộng đồng. Đồng thời, người khuyết tật cũng cần được cung cấp kịp thời thông tin
phản hồi về những vấn đề mà họ thắc mắc, được đề bạt nhân sự vào những vị trí
cơng việc mới có mức độ và phạm vi ảnh hưởng.
Nhu cầu tự thể hiện: Nhà hoạch định chính sách, người hỗ trợ cần cung cấp
các cơ hội phát triển những thế mạnh cá nhân, người khuyết tật cần được đào tạo và phát triển, cần được khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến trong doanh
nghiệp hoặc tổ chức, được tạo điều kiện để họ tự phát triển kỹ năng của bản thân, kỹ năng nghề nghiệp.
Như vậy, căn cứ vào nhu cầu của người khuyết tật nói chung cũng như người
khuyết tật vận động nói riêng người hỗ trợ hoặc nhân viên xã hội nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể nhu cầu của người khuyết tật để hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng
đồng.
2.1.2 Nhu cầu của người khuyết tật vận động về truyền thông với người
khuyết tật
Người khuyết tật nói chung và người khuyết tật vận động nói riêng có nhiều nhu cầu khác nhau. Nhưng, truyền thông với người khuyết tật để cung cấp thơng tin hỗ trợ người khuyết tật hịa nhập cộng đồng là một phần không thể thiếu để thỏa
mãn nhu cầu được cung cấp và tiếp cận các chính sách liên quan đến phúc lợi xã
hội.
Thơng qua phỏng vấn nhóm người khuyết tật vận động tại xã Quất Động,
nghiên cứu đã chỉ ra nhu cầu về truyền thơng với người khuyết tật có những điểm đáng lưu ý sau:
Thứ nhất, người khuyết tật muốn có thêm nhiều thông tin hơn về giáo dục, việc làm, y tế, ưu đãi đối với người khuyết tật thông qua các phương tiện truyền
thơng mà tự họ có thể dễ dàng tiếp cận được: Loa phát thanh, bạn bè, trao đổi với cán bộ xã.
Thứ hai, người khuyết tật muốn có người đến nhà nói chuyện, hỏi thăm.
Người khuyết tật sống tại gia đình, rất ít khi ra khỏi nhà và có các mối quan hệ ngoài mối quan hệ với hàng xóm, bạn bè trong làng. Mặt khác, trong gia đình người
khuyết tật khơng phải lúc nào cũng có người có thể tâm sự, trị chuyện nên nhu cầu
có người đến nhà nói chuyện, thăm hỏi sẽ bổ sung thêm nhiều thơng tin có ích cho
người khuyết tật.
Thứ ba, người khuyết tật trong nghiên cứu muốn thành lập được Hội riêng
của người khuyết tật, đây là nhu cầu rất chính đáng. Bởi lẽ, huyện Thường Tín nói
chung và xã Quất Động nói riêng chưa có Hội người khuyết tật. Người khuyết tật muốn tham gia đóng góp ý kiến, muốn có tổ chức ghi nhận và đề xuất ý kiến phải
nhờ đến Hội Chữ thập đỏ. Hội người mù của xã Quất Động không thể đáp ứng nhu cầu về thông tin cho những người khuyết tật khác.
Thứ tư, người khuyết tật muốn được tiếp xúc với internet, được hướng dẫn
sử dụng máy tính. Nếu người khơng khuyết tật có nhu cầu tiếp xúc với internet, sử
dụng máy tính thành thạo trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay thì với người khuyết tật nhu cầu này càng trở nên cần thiết hơn. Người khuyết tật biết sử
dụng máy tính, được tiếp xúc với internet sẽ làm tăng khả năng tiếp nhận thông tin
với nhiều ý kiến đánh giá khách quan từ những cá nhân khác. Hơn nữa, sử dụng
thành thạo máy tính và internet mở ra nhiều khả năng để người khuyết tật tự học, tự
bổ sung thông tin kiến thức để nâng cao kỹ năng mà người khuyết tật muốn có.
Và cuối cùng, người khuyết tật muốn có chương trình riêng cho người khuyết tật. Nếu như người nơng dân có chương trình kiến thức nhà nơng, người sử
dụng máy tính, các thiết bị kỹ thuật số có chương trình cơng nghệ 7 ngày… để cập
riêng để tiếp thu, cập nhật những thông tin liên quan đến bản thân họ một cách chính xác.
Bảng 2.1 Nhu cầu về truyền thông với người khuyết tật
Nhu cầu Được cung cấp thông tin liên quan đến riêng người khuyết tật Được thăm hỏi thường xuyên Được tiếp xúc với internet và hướng dẫn sử dụng máy tính Có chương trình riêng cho người khuyết tật Thành lập Hội người khuyết tật Số người đồng quan điểm 25 25 14 9 20
Thơng qua phỏng vấn nhóm người khuyết tật về mong muốn của người
khuyết tật với truyền thông với người khuyết tật cho thấy, nhu cầu về truyền thông với người khuyết tật khi được đáp ứng sẽ giúp người khuyết tật tiếp cận thông tin,
sử dụng thông tin nhanh hơn. Đồng thời, người khuyết tật cũng sẽ sử dụng các
nguồn lực xung quanh hiệu quả hơn để hòa nhập cộng đồng.