Kênh truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp tại xã quất động, huyện thường tín, hà nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7 2013) (Trang 51 - 52)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2 Các yếu tố trong truyền thông với người khuyết tật

2.2.1.3 Kênh truyền thông

Với người khuyết tật, những người sống tại gia đình, hạn chế tiếp xúc với xã hội bên ngồi thì truyền thông đại chúng là cách thức truyền thông với họ đạt hiệu quả nhất. Chúng ta có thể nêu ra nhiều kênh truyền thông của truyền thông đại

chúng: sách, báo in, phát thanh, truyền hình, quảng cáo, điện ảnh, internet, tờ rơi, tờ gấp. Nếu so sánh các kênh truyền thông mà người khuyết tật trong cuộc điều tra đưa ra thì kênh truyền thông mà họ dùng để tiếp cận các thông tin liên quan đến người khuyết tật rất ít, đó là: kênh truyền thông đại chúng (qua các phương tiện loa truyền thanh, báo in, truyền hình) và qua truyền thơng trực tiếp 1 -1 .

Cũng giống như các địa phương khác, hệ thống loa truyền thanh của xã Quất

Động được trang bị từ cấp xã tới hệ thống các thôn trong xã. Mọi thông tin liên

quan tới người khuyết tật đều được Hội Chữ thập đỏ xã phối hợp với Ban lao động thương binh xã hội xã và đài phát thanh xã viết tin bài để đọc trên hệ thống loa phát thanh toàn xã. Điều này đảm bảo cho loa truyền thanh của các thơn có thơng tin

truyền tới mọi người trong thôn, đặc biệt là đối tượng người khuyết tật. Nhưng hệ

thống loa truyền thanh của thôn không phải lúc nào cũng tốt, và người khuyết tật không phải lúc nào cũng để ý được khi nào thì loa truyền thanh của thôn, xã thông báo thông tin. Điều này khiến quá trình truyền thơng qua hệ thống loa phát thanh

Truyền thông qua loa phát thanh của xã Quất Động kém hiệu quả nên người khuyết tật tự tìm kiếm thơng tin liên quan đến người khuyết tật thông qua việc đọc

các loại sách báo. Loại báo mà họ tìm đọc và chia sẻ thơng tin cho nhau chính là tạp chí Nắng Xuân do Hội người khuyết tật Hà Nội phát hành. Với những người khuyết tật đang tham gia Ban vận động thành lập Hội người khuyết tật xã Quất Động thì đây là loại báo mà họ thích, mong muốn được đọc, tìm đọc và truyền tay nhau nhiều nhất.

“Nắng Xuân là của riêng người khuyết tật, đọc nó mình thấy có nhiều thơng tin mà mình khơng tìm được ở ngồi.”(Người khuyết tật nam số 12, nhóm người khuyết tật xã

Quất Động).

Một kênh truyền thông khác nữa mà người khuyết tật sử dụng để tìm kiếm

thơng tin là qua xem truyền hình và truyền thơng trực tiếp 1 -1. Họ xem chương trình thời sự và một số chương trình văn hóa giáo dục trên truyền hình. Nhưng tần suất xem thời sự và chương trình văn hóa giáo dục trên truyền hình của họ khơng thường xun.

Khơng phải người khuyết tật nào cũng tự tìm kiếm thơng tin liên quan đến

người khuyết tật. Những người tự tìm kiếm thơng tin thì họ có sự chọn lọc trong việc lưu giữ thông tin. Nhưng những người khơng tìm kiếm thơng tin thì họ khá thụ

động trong việc tiếp cận thông tin nên việc truyền thông trực tiếp 1 – 1 giữa người

cán bộ thôn - người khuyết tật, và kênh truyền thông này trở nên rất quan trọng.

“Cán bộ Chữ thập đỏ của xã phối hợp với ban lao động thương binh xã khi có các thơng tin liên quan tới người khuyết tật như: chính sách pháp luật, các lớp dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật thì sẽ in ra văn bản gửi về thôn để cán bộ chữ thập đỏ thôn trực tiếp đến tận nhà người khuyết tật phổ biến, trao đổi. Nếu người khuyết tật bị câm, điếc nặng thì sẽ phổ biến cho người nhà để người nhà biết phổ biến lại cho người khuyết tật.” (Chị Y, cán bộ lao động thương binh xã hội, Quất

Động).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp tại xã quất động, huyện thường tín, hà nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7 2013) (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)