Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp tại xã quất động, huyện thường tín, hà nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7 2013) (Trang 59 - 63)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3 Nguyên nhân của thực trạng

Ngun nhân làm cho q trình truyền thơng với người khuyết tật tại xã Quất

Động chưa đạt được hiệu quả cao có thể được lý giải theo các khía cạnh sau:

2.3.1 Nguyên nhân chủ quan 2.3.1.1 Người nhận 2.3.1.1 Người nhận

Yếu tố gây ra sự kém hiệu quả trong hoạt động truyền thông đầu tiên phải kể

đến là người khuyết tật – người tiếp nhận thông tin.

Cuộc sống của người khuyết tật tại làng quê Quất Động cũng giống như

những làng quê khác. Thông tin đến với người khuyết tật không được đầy đủ, không thỏa mãn được nhu cầu nắm bắt thông tin của họ nên bằng nhiều cách khác nhau họ tự tìm kiếm thơng tin để lấp đầy những thơng tin cịn thiếu. Cách thức mà họ dùng

nhất: đài truyền thanh, truyền hình, đọc báo in. Họ chỉ tiếp xúc với thông tin qua các kênh truyền thông đơn giản. Bên cạnh đó, họ sử dụng phương tiện thơng tin để phục vụ nhu cầu giải trí nhiều hơn để tìm kiếm thơng tin nên chưa phát huy hết hiệu quả của các phương tiện thơng tin trong tìm kiếm thơng tin liên quan đến người khuyết tật.

“Bật đài lên cho có tiếng người chứ chưa chắc đã nghe” (Người khuyết tật

nữ số 11, nhóm người khuyết tật xã Quất Động).

Bảng 2.4 Trình độ học vấn Bậc học Cao đẳng, đại học Trung cấp Đào tạo nghề Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Không học Số người 0 0 1 4 11 6 2

Truyền thông hiệu quả nhất định phải có sự phản hồi của 2 yếu tố: người

truyền – người nhận. Trình độ học vấn thể hiện một phần khả năng tư duy của đối

tượng tiếp nhận thơng tin. Nó chỉ ra khả năng tiếp nhận thơng tin, phản hồi lại thông tin ở mức độ nào. Phản hồi thông tin ở mức độ càng cao chứng tỏ khả năng xã hội

hóa cá nhân và hịa nhập xã hội của cá nhân ấy càng nhanh. Phản hồi thông tin ở

mức độ thấp chứng tỏ khả năng xã hội hóa cá nhân và hịa nhập xã hội của cá nhân ấy chậm, còn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết người khuyết tật có trình độ học vấn

khơng cao nên sự phản hồi của họ với thơng tin mà mình tiếp nhận có sự hạn chế.

Bảng 2.5 Tần suất iếp xúc với hàng xóm

Mức độ Hàng ngày lần/tuần 2-3 lần/tháng 4-5 tháng/lần 2-3 bao giờ Không

Tần suất 15 1 2 1 7

Mối liên kết xã hội lỏng lẻo giữa người khuyết tật với các thành viên khác trong xã hội khiến thông tin đưa đến người khuyết tật đơn điệu, kém hấp dẫn.

Thông tin không chỉ đến từ những kênh truyền thông đơn giản mà họ thường tiếp

cận không đủ để người khuyết tật hiểu được sự phong phú của xã hội bên ngồi xã hội thu nhỏ bên trong gia đình, làng xóm họ sinh sống. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là khơng thể thiếu, nhưng khi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình làm cá nhân người khuyết tật không thể độc lập tiếp nhận thông tin,

rụt rè nhút nhát trong khám phá tìm hiểu thơng tin về thế giới bên ngồi, về những cơ hội việc làm, giải trí cho người khuyết tật. Vơ hình chung, người khuyết tật trở nên lệ thuộc vào mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Như thế, mục đích

để người khuyết tật hịa nhập xã hội thơng qua truyền thơng với người khuyết tật

không được thực hiện.

2.3.1.2 Người truyền

Lý thuyết truyền thông chỉ ra rõ ràng hoạt động giao tiếp giữa chủ thể và

khách thể truyền thông được thực hiện qua sự trao đổi trực tiếp từ hai phía sẽ tạo

nên sự cởi mở [2, tr.50]. Người truyền thơng có thuận lợi là tiếp xúc trực tiếp, có cơ hội hoạt động giao tiếp trực tiếp bằng các giác quan nghe và nhìn với người khuyết tật. Nhưng người truyền thơng ở đây khơng sử dụng hết thuận lợi đó. Người truyền thông ngại giao tiếp với người khuyết tật ở mức độ thường xuyên, nên họ không

nắm bắt được những thay đổi, sự sai sót về thơng tin trong q trình truyền thơng. Người ta nhất trí rằng: truyền thông là một phạm trù cơ bản, qua đó hệ thống xã hội được hình thành và phát triển [13, tr.9]. Truyền thông với người khuyết tật đặt trong sự phát triển nông thôn ngày nay là yếu tố không thể thiếu. Nhưng, người

truyền chưa gắn truyền truyền thông với người khuyết tật với phát triển xã hội. Nhận thức của người truyền về vấn đề hòa nhập người khuyết tật còn chưa đầy đủ (mới chỉ dừng lại ở hỗ trợ người khuyết tật về phát triển kinh tế).

Truyền thông trực tiếp 1 -1 với người khuyết tật có ưu điểm là người truyền

thông dễ nắm bắt được tâm tư tình cảm của người khuyết tật, dễ thực hiện. Do

người truyền thông tại xã với người khuyết tật trong cuộc sống thường ngày quen biết nhau, cùng sống trong mơi trường văn hóa xã hội như nhau nên việc truyền thông với người khuyết tật trở nên dễ dàng hơn. Nhưng cũng chính vì truyền thơng với người khuyết tật dễ dàng như vậy nên tâm lý chung của người truyền thông chủ quan không để ý tới những điều tế nhị, khó nói của người khuyết tật. Vơ hình

chung, điều này làm giảm hiệu quả của truyền thông với người khuyết tật, khiến cho người khuyết tật cảm giác bị coi thường, không được tôn trọng trong xã hội, thông

Những người làm công tác truyền thông với người khuyết tật không phải là người làm truyền thông chuyên nghiệp, chỉ là người làm công tác kiêm nhiệm. Họ không biết cách xử lý các hành vi truyền thông, không tận dụng được sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn trong hoạt động truyền thơng.

Thêm vào đó, người truyền thông không phải lúc nào cũng là người hiểu và cảm thông với người khuyết tật, vẫn còn những định kiến và kỳ thị với người khuyết tật.

“Người ta nói với mình như kiểu bố thí…”

(Người khuyết tật nữ số 9, nhóm người khuyết tật xã Quất Động)

Mặt khác, với mức lương cán bộ thôn xã thấp lại phải làm nhiều công việc cùng lúc, không được tập huấn kỹ năng truyền thông, làm theo hướng “hiểu thế nào làm thế” như hiện nay, quá trình truyền thơng với người khuyết tật khơng thể đạt được kết quả là hỗ trợ hòa nhập người khuyết tật.

2.3.2 Nguyên nhân khách quan

Ngoài các nguyên nhân từ phía con người làm quá trình truyền thơng với người khuyết tật kém hiệu quả thì cịn có ngun nhân từ phía các yếu tố gây nhiễu. Các yếu tố gây nhiễu trong q trình truyền thơng đã phân tích ở trên gồm: sức

khỏe của người khuyết tật, tiếng ồn, chất lượng âm thanh của hệ thống loa đài, ngôn ngữ truyền thanh.

Như trên đã trình bày, người khuyết tật nhận thông tin từ các nguồn: từ

người thân, từ hàng xóm, từ cán bộ thơn. Thơng tin họ nhận được từ các nguồn này chủ yếu thông qua kênh truyền thông trực tiếp 1 – 1. Do truyền thông trực tiếp 1 – 1 nên quá trình truyền thơng khơng tránh khỏi rào cản của định kiến về người khuyết tật khiến cho tâm trạng của người khuyết tật bị ảnh hưởng làm quá trình tiếp nhận, ghi nhớ thông tin bị gián đoạn.

Với người khuyết tật tại xã Quất Động, thông tin đến trực tiếp và nhanh nhất với họ là thông qua hệ thống đài truyền thanh của thôn, xã. Nhưng trên thực tế, hệ thống truyền thanh của thơn tuy có tần suất phát thanh khá đều (mỗi ngày 1 lần vào các buổi chiều) nhưng âm thanh thường bị nhiễu bởi các yếu tố tự nhiên (gió, mưa),

yếu tố nhân tạo (tiếng xe cộ qua lại, tiếng trò chuyện của con người…) làm gián

đoạn sự tập trung chú ý của thính giác liên tục. Mặt khác, một yếu tố nữa làm cho

chất lượng truyền thanh kém làm người khuyết tật dễ quên những thông tin tiếp nhận được qua phát thanh, do giọng đọc của phát thanh viên khơng để lại ấn tượng

cho người nghe.

Ngồi những tố gây nhiễu cho q trình truyền thơng với người khuyết tật trên thì một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới quá trình truyền thơng cho

người khuyết tật chính là do bản thân người khuyết tật. Người khuyết tật vốn có thể trạng sức khỏe yếu hơn người không khuyết tật, nên việc truyền thông đúng thời điểm sẽ giúp người khuyết tật ghi nhớ thơng tin chính xác hơn. Người khuyết tật

vận động nói riêng, người khuyết tật nói chung đi lại gặp nhiều khó khăn, cộng với sự lo lắng của gia đình nên cơ hội để người khuyết tật được tiếp xúc nhiều hơn với

thế giới bên ngoài, tiếp nhận thơng tin cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Khi họ không thể đi trực tiếp đến dự hội nghị, hội thảo, gặp mặt hoặc không được nghe thông tin trực tiếp mà phải thơng qua người thân, hàng xóm thì độ chính xác của thơng tin bị

giảm đi nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp tại xã quất động, huyện thường tín, hà nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7 2013) (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)