Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.2 Một số mô hình
3.2.1 Thành lập hội người khuyết tật xã
Hỗ trợ người khuyết tật được tiếp cận thông tin, có thông tin, làm chủ thông tin là bước đầu tiên tạo quyền cho người khuyết tật, hòa nhập xã hội. Điểm xuất phát để họ biết được quyền và nghĩa vụ của họ trên con đường hòa nhập xã hội là
được tham gia, gặp gỡ với những người đồng cảnh ngộ, sinh hoạt tập thể trong một nhóm Hội người khuyết tật. Hiện tại, xã Quất Động chưa thành lập được Hội người khuyết tật riêng của mình, phụ trách quản lý người khuyết tật tại xã được giao cho Hội người khuyết tật. Nếu người khuyết tật muốn tham gia vào tổ chức Hội có tính chất đặc thù và gặp mặt, giao lưu tham dự hội thảo người khuyết tật thì phải tham gia Hội Chữ thập đỏ.
Về yêu cầu của việc ra đời Hội người khuyết tật xã, cán bộ Hội Chữ thập đỏ
xã Quất Động cho biết:
“Làm việc với người khuyết tật khó hơn làm việc với người bình thường nhiều. Huyện và xã bây giờ vẫn chưa có Hội người khuyết tật chỉ có Hội người mù. Cô làm kiêm nhiệm nhiều nên nhiều khi không thể quan tâm hết tới người khuyết tật
được vì công việc chính của cô là bên Chữ thập đỏ…”(Bản ghi phỏng vấn sâu bà T, cán bộ Hội Chữ thập đỏ xã Quất Động).
Các tổ chức của người khuyết tật có thểđóng một vai trò rất quan trọng trong việc đạt được cân bằng cơ hội bằng cách phối hợp những nỗ lực của họ và hành
động phối hợp với các cơ quan để công nhận các quyền của người khuyết tật và cung cấp cho họ cơ hội bình đẳng [25]. Hội người khuyết tật khi được thành lập, tách riêng ra khỏi Hội Chữ thập đỏ có thể phối hợp với các ban ngành, tổ chức khác nhau nhằm hỗ trợ thông tin, giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho người khuyết tật trong xã. Hội người khuyết tật xã Quất Động là tập hợp người khuyết tật trong xã có mong muốn, nguyện vọng được tham gia hoạt động Hội. Hội người khuyết tật xã sẽ
chức hội; tổ chức tuyên truyền, phổ biến luật Người khuyết tật đồng thời tích cực phối hợp với các trung tâm dạy nghề, Công ty, Doanh nghiệp tổ chức dạy nghề, hướng nghiệp và tạo việc làm cho Hội viên. Do đó, khi tham gia hoạt động Hội, người khuyết tật biết được nhiều thông tin liên quan đến hòa nhập người khuyết tật hơn, có thêm nhiều cơ hội phát triển.
“Nếu Hội Chữ thập đỏ mà không cung cấp thông tin liên quan tới dự án
người khuyết tật tại đây hay hội thảo người khuyết tật trên Hà Nội với cả ở Huyện
thì bọn tôi không thể biết được! Nên có Hội Người khuyết tật càng sớm càng tốt”
(Người khuyết tật nữ số 10, nhóm người khuyết tật xã Quất Động).
“Hội mà được thành lập sẽ mở các lớp học chuyên cho người câm
điếc”(Người khuyết tật nam số 16, nhóm người khuyết tật xã Quất Động).
“Hiện tại truyền thông với người khuyết tật chưa thật sự có gì cả. Nó chỉ mang tính bắt buộc thôi. Hội (ý chỉ Hội người khuyết tật xã) mà thành lập, có tờ báo riêng, muốn biết thông tin gì thì mình đọc là có, không phải tự tìm kiếm thông tin vất vả như bây giờ”. (Người khuyết tật nữ số 7, nhóm người khuyết tật xã Quất
Động).
Các tổ chức của người khuyết tật có một vai trò rất hữu ích trong đời sống cộng đồng. Tuyên truyền về quyền và trách nhiệm và phát huy cơ hội bình đẳng là mục đích của sự tồn tại của chúng. Hội người khuyết tật được thành lập đồng nghĩa với nhóm người khuyết tật có người lãnh đạo đứng đầu, đại diện cho tiếng nói của người khuyết tật trong cộng đồng. “Ngòi nổ dẫn đến hành động trong rất nhiều hoàn cảnh diễn ra hành vi của đám đông là hành động của một cá nhân hay một số người có vai trò thủ lĩnh”.[3, tr.302]
Vai trò của người lãnh đạo rất có ý nghĩa với quá trình diễn ra hành động của Hội. Trước hết, người lãnh đạo góp phần tạo dựng tình cảm, sự gắn kết của các thành viên trong Hội. Họ tạo dựng tình cảm, khơi dậy trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau của những người tham gia Hội. Họđịnh hướng hành động cho các thành viên nhằm giúp các thành viên giảm bớt sự lo lắng, căng thẳng trong việc hòa nhập xã hội. Ví
giỏi, vượt lên khó khăn của bản thân, tìm kiếm các dự án hỗ trợ tìm việc làm cho người khuyết tật tại địa phương. Bên cạnh đó, người lãnh đạo của Hội cũng chính là người đứng ra biện hộ, bảo vệ lợi ích cho người khuyết tật trong việc tiếp cận thông tin, được cung cấp thông tin liên quan tới người khuyết tật, được tham gia các hoạt
động tại cộng đồng bình đẳng.
Thành lập Hội người khuyết tật sẽ giúp cho người khuyết tật xây dựng sự tự
tin, không cảm thấy lạc lõng và sợ hãi mỗi khi đến nơi đông người, đồng thời mở ra nhiều cơ hội để người khuyết tật thấy được quyền và nghĩa vụ của mình là bình
đẳng với người không khuyết tật, tạo điều kiện tham gia hòa nhập xã hội.
Hội người khuyết tật khi được thành lập làm việc trong hợp tác với chính quyền và các cơ quan có liên quan đến quyền lợi của người khuyết tật, nhưng không vì thế mà Hội hay bất cứ cá nhân nào đại diện cho Hội nhượng bộ trước những lời hứa hẹn về công việc, hỗ trợ về an sinh xã hội cho người khuyết tật hay tranh chấp quyền lực nội bộ. Bởi lẽ về lâu dài, sự nhượng bộ và tranh chấp sẽ làm giảm quyền của người khuyết tật trong cộng đồng.
3.2.2 Nhân viên xã hội làm việc với người khuyết tật
Trước khi làm rõ về tầm quan trọng của nhân viên xã hội làm việc với người khuyết tật tại xã Quất Động, chúng ta cần hiểu rõ về nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội.
Nhân viên công tác xã hội có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước ở các cấp, ở cộng đồng và trong các cơ sở cung cấp dịch vụ, trong các trung tâm như cơ
sở bảo trợ xã hội, trường giáo dưỡng, mái ấm, nhà mở hay các tổ chức phi chính phủ. Khi nhân viên công tác xã hội ở những vị trí khác nhau thì vai trò và các hoạt
động của họ cũng rất khác nhau, tùy theo chức năng và nhóm thân chủ mà họ
làm việc. Theo quan điểm của Feyerico (1973) người nhân viên công tác xã hội có những vai trò: Vai trò là người vận động nguồn lực; Vai trò là người kết nối - còn gọi là trung gian; Vai trò là người biện hộ; Vai trò là người vận động/hoạt động xã hội; Vai trò là người giáo dục; Vai trò người tạo sự thay đổi; Vai trò là người tư
hoạch cộng đồng; Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp; Vai trò là người xử lý dữ liệu; Vai trò là người quản lý hành chính; Người tìm hiểu, khám phá cộng đồng. Dựa trên quan điểm về sức mạnh, người khuyết tật có sức mạnh riêng của họ
nhưng họ cần có sự hỗ trợ để phát huy sức mạnh ấy. Trong cộng đồng, người khuyết tật muốn hòa nhập tốt cần có thông tin và kiến thức. Gia đình không phải là
đối tượng cung cấp cho họ được nhiều thông tin. Người hỗ trợ thông tin và kiến thức cho bản thân họ và gia đình hiệu quả nhất chính là người nhân viên xã hội.
Hiện tại, xã Quất Động cũng như huyện Thường Tín chưa có nhân viên xã
hội, toàn xã chỉ có 1 cán bộ làm việc tại Ban lao động thương binh xã hội phụ trách về chính sách trợ cấp cho các đối tượng đặc biệt của xã, phụ trách người khuyết tật
được giao cho 1 cán bộ Hội Chữ thập đỏ xã nên không thể hỗ trợ về thông tin, chính sách cho người khuyết tật đầy đủ. Theo điều 3 Thông tư số 07 ngày 24-5-2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên công tác xã hội xã, phường, thị trấn quy định thì cán bộ làm việc tại Ban Lao động thương binh xã hội hay cán bộ Hội Chữ thập đỏ xã làm việc của một cộng tác viên công tác xã hội.
Về sự cần thiết phải có nhân viên xã hội làm việc tại xã, Ông Nguyễn Đức D – Phó chủ tịch UBND xã Quất Động và bà Bùi Thị T – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ
xã Quất Động trong bài phỏng vấn sâu vào tháng 7 cho biết:
“Để cán bộ kiêm nhiệm làm công tác truyền thông với người khuyết tật là kém hiệu quả nhưng chỉ tiêu cán bộ của xã chưa có nhân viên công tác xã hội, nếu có thì chi phí cho truyền thông với người khuyết tật hạn hẹp khó làm, chỉ chờ các cuộc tuyên truyền của các ban ngành có kinh phí thì xin lồng ghép truyền thông với
người khuyết tật vào đó”. (Bản ghi phỏng vấn ông D, Phó chủ tịch UBND xã
Quất Động).
“Cán bộ Chữ thập đỏ phải tự tìm gặp người khuyết tật hay gia đình của họ
để làm công tác truyền thông. Nhiều khi bận quá cũng không thể đến gặp trực tiếp được.” (Bản ghi phỏng vấn bà T, cán bộ Hội Chữ thập đỏ Xã Quất Động)
Tuy không nhắc đến vai trò của nhân viên xã hội trong truyền thông với người khuyết tật nhưng các cán bộ xã ở đây đã nhắc đến tầm quan trọng của hoạt
động truyền thông trực tiếp 1 -1 giữa cán bộ chữ thập đỏ thôn với người khuyết tật và gia đình người khuyết tật. Điều này càng khẳng định rằng yêu cầu phải có nhân viên công tác xã hội chuyên hỗ trợ người khuyết tật tại xã Quất Động.
Nhân viên xã hội làm việc tại phòng tham vấn công tác xã hội với người khuyết tật không thể bị nhầm lẫn với nhân viên xã hội làm việc tại Ban văn hóa thông tin truyền thông hay Ban lao động thương binh xã hội của UBND xã, lại càng không thể nhầm lẫn với nhân viên của Hội Chữ thập đỏ. Ban văn hóa xã hội là một nguồn lực về chia sẻ, cung cấp thông tin. Ban lao động thương binh xã hội là một nguồn lực về thực hiện chính sách an sinh xã hội. Hội Chữ thập đỏ là nguồn lực về
cứu trợđột xuất, trợ vốn. Phòng tham vấn là trung gian gắn kết người khuyết tật với những nguồn lực đó khi họ có nhu cầu. Phòng tham vấn không chỉ tiếp nhận những khách hàng là người khuyết tật mà còn tiếp nhận bất cứ khách hàng nào có nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội. Trong thời gian đầu, khi người khuyết tật chưa hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ của nhân viên xã hội và phòng tham vấn thì nhân viên xã hội phải phối hợp với những ban ngành khác trong thôn, xã khi có các hoạt động, chính sách liên quan đến người khuyết tật đến gặp trực tiếp người khuyết tật hoặc người nhà của họ. Khi người dân đã biết về phòng tham vấn công tác xã hội họ sẽ tự
tìm đến để sử dụng dịch vụ công tác xã hội.
Nhân viên xã hội làm việc tại phòng tham vấn của mình. Ở đó, nhân viên xã hội cung cấp các dịch vụ và chịu trách nhiệm về việc thực hiện, theo dõi các dịch vụ: hỗ trợ về tiếp cận thông tin, giải quyết những khó khăn tâm lý, tìm kiếm nguồn lực để hỗ trợ phát triển kinh tế, phối hợp tổ chức gặp mặt, trao đổi, thảo luận nhóm cho người khuyết tật theo chủ đề tại cộng đồng để người khuyết tật có thêm động lực hòa nhập xã hội. Nói cách khác, nhân viên xã hội để hỗ trợ cho người khuyết tật thì làm việc như một cầu nối giữa người khuyết tật với các nguồn lực khác trong cộng đồng.
Nhân viên xã hội làm việc tại phòng tham vấn chịu sự quản lý của UBND xã, nơi thành lập phòng tham vấn và duy trì hoạt động của phòng tham vấn.
Những người quản lý trực tiếp phòng tham vấn không phải là người làm công tác xã hội chuyên nghiệp do đó, để hiểu cách quản lý và quản lý có hiệu quả, cơ quan quản lý phòng tham vấn trước khi thành lập khóa tập huấn phải có khóa tập huấn về kiểm huấn công tác xã hội cho chính những người quản lý.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân viên xã hội tại địa phương, ông D và cô Y, cán bộ xã Quất Động cho biết:
“Có cán bộ xã hội trực tiếp làm việc với các đối tượng, đặc biệt là người
khuyết tật rồi thì xã cố gắng để họ có phòng làm việc riêng” (Bản ghi phỏng vấn ông D, cán bộ xã Quất Động).
“Nên có nhân viên công tác xã hội và phòng làm việc riêng để giảm bớt căng thẳng cho người làm chính sách như tôi. Hiện tại tôi và Hội chữ thập đỏ chung
phòng làm việc, nếu cả hai chúng tôi cùng tiếp người dân thì rất căng thẳng, không
gian chật hẹp. Nếu có nhân viên xã hội thì cần có phòng làm việc riêng để họ chủ
động trong công việc” (Bản ghi phỏng vấn cô Y, cán bộ xã Quất Động)
Từ lâu trên thế giới, người khuyết tật hòa nhập xã hội, sử dụng các cơ hội
đến với họ là điều không thể thiếu. Nhân viên xã hội là những người tiên phong hỗ
trợ cho người khuyết tật trong cộng đồng. Và họ làm việc “với” người khuyết tật chứ không làm “cho” người khuyết tật. [25] Làm việc với người khuyết tật mang ý nghĩa nhân văn nhiều hơn, giúp người khuyết tật độc lập trong suy nghĩ hành động,
độc lập trong nắm bắt cơ hội việc làm, sinh kế trong cuộc sống. Làm việc cho người khuyết tật mang ý nghĩa ban ơn, làm hộ làm thay, có xu hướng đẩy người khuyết tật vào suy nghĩ tự ti, ỷ lại nhiều hơn vào gia đình, vào người hỗ trợ. Do đó, vấn đề có người làm việc với người khuyết tật, hỗ trợ người khuyết tật tại cộng đồng là cần thiết.
3.2.3 Thành lập nhóm bạn người khuyết tật
người có nhiều thông tin, sôi nổi thì sẽ có nhiều cơ hội làm trưởng nhóm, tầm ảnh hưởng của họ tới những người khuyết tật khác nhiều hơn.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: trong gia đình có một người khiếm thính, người ấy sẽ ít giao tiếp với những người còn lại trong gia đình. Nhưng trong gia đình có nhiều hơn một người khuyết tật thì người khiếm thính giao tiếp nhiều hơn với người khuyết tật còn lại và với những thành viên khác trong gia đình. Như
thế, người khuyết tật tham gia nhóm của riêng họ thì họ có thêm nhiều thông tin, hòa nhập xã hội nhanh hơn. Vì có chung đăc điểm tâm lý, thể chất nên các thành viên trong nhóm có thể giúp nhau sống vui vẻ, cảm thông, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm xã hội với nhau.
Nhắc tới hiệu quả của nhóm người khuyết tật, nhiều người khuyết tật trong các cuộc phỏng vấn nhóm đã cho biết:
“Nói chuyện cùng các bạn đồng cảnh ngộ như mình, bản thân mình thấy có
thêm động lực phấn đấu, yêu đời hơn”(Người khuyết tật nữ số 4, phỏng vấn nhóm người khuyết tật)
“Vài năm trước, cô vinh dự được là đại diện của Việt Nam tham dự thi tay
nghề truyền thống ở Hàn Quốc. Đi ra ngoài, gặp những người cùng cảnh ngộ như
mình, cô học thêm được nhiều kinh nghiệm trong nghề thêu, phát triển kinh tế với nghề sẵn có của mình giúp cho nhiều người hơn” (Người khuyết tật nữ số 25, phỏng vấn nhóm người khuyết tật).
“Ngày còn bé, anh không dám đi học vì các bạn trêu đùa. Anh tự học chữ ở
nhà. Lớn lên một chút, anh may mắn được tham gia lớp học nghề điện miễn phí của Trung tâm dạy nghề trên Hà Nội, ở lớp có một số bạn là người khuyết tật như anh,
họ hướng dẫn anh nhiều điều mà trước đây ở nhà anh không biết. Đi học về ai cũng
nói anh nói chuyện duyên thế!!! Từ ngày có nghề, tự lo được cho bản thân anh còn lấy được vợ, có 2 đứa con khỏe mạnh bình thường. Anh thấy mình là người may