Sự phản hồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp tại xã quất động, huyện thường tín, hà nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7 2013) (Trang 57 - 59)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2 Các yếu tố trong truyền thông với người khuyết tật

2.2.1.6 Sự phản hồi

Truyền thông với người khuyết tật tại xã Quất Động hướng tới đối tượng

chính là người khuyết tật thông qua nguồn truyền phong phú: người thân, hàng xóm, cán bộ thơn (đặc biệt là cán bộ Hội Chữ thập đỏ) bằng các kênh truyền thông

đơn giản là đài phát thanh thôn, xem ti vi, đọc báo, truyền thông trực tiếp 1 – 1.

Tuy thơng điệp đưa tin cịn chưa được xây dựng cụ thể, rõ ràng, còn một số yếu tố làm cản trở q trình tiếp nhận thơng tin, người khuyết tật chưa thực sự nhớ được

thông tin, thông tin đưa ra còn chưa làm thỏa mãn nhu cầu được biết thông tin của người khuyết tật nhưng đa số người khuyết tật khi được hỏi đều cảm thấy vui hơn,

tin tưởng vào chính quyền địa phương, sự quan tâm của xã hội đối với người khuyết tật sau khi biết các thông tin liên quan đến người khuyết tật.

“Khơng có điều gì làm ảnh hưởng tới q trình tiếp nhận thơng tin của em.

Đầu tiên em thấy hơi ngỡ ngàng nhưng về sau nghe các chị chữ thập đỏ đến tư vấn

thấy mình có nhiều lợi ích, đó là mình được hịa nhập cộng đồng, đó là mình được

tham gia giúp đỡ người khuyết tật khác”.(Người khuyết tật nữ số 2, nhóm người

khuyết tật xã Quất Động).

“Thấy thoải mái lắm. Ra ngoài giao lưu khơng cịn thấy mặc cảm nữa. Ngày xưa mới đi làm, chạy xe 3 bánh chở hàng cho người ta. Nhiều người thương hại

mình cứ cho tiền nhưng khơng cho mình chở hàng. Bây giờ thấy khác rồi, mình làm

được thế nào thì mình hưởng thế.”( Người khuyết tật nam số 15, nhóm người

khuyết tật xã Quất Động).

“Khi được giao lưu với các bạn em cảm thấy vui, tự tin. Đi đâu mình cũng

khác, mình có cách nhìn khác. Có thơng tin rồi mình thấy tự tin hơn, mạnh mẽ hơn trong cuộc sống.” (Người khuyết tật nam số 25, nhóm người khuyết tật xã Quất

Động).

Thơng qua trình bày, phân tích các yếu tố trong truyền thông với người khuyết tật tại xã Quất Động, tôi nhận thấy người khuyết tật tại địa phương đã nhận

được sự hỗ trợ về thông tin liên quan tới người khuyết tật nhưng phản hồi thông tin

không thể hiện rõ.

“Cán bộ đi rồi thì em nói chuyện với chị gái của em, chứ cán bộ khơng biết

em có nhớ cán bộ vừa nói gì đâu, chắc là họ cũng khơng để ý đâu” (Người khuyết

tật nam số 24, nhóm người khuyết tật xã Quất Động).

“Khi có vấn đề liên quan tới người khuyết tật, cán bộ thôn đến trao đổi trực tiếp, thông báo thông tin, nhắc nhở người khuyết tật và người nhà của họ chú ý nghe đài truyền thanh thôn, nếu có thắc mắc gì thì đến nhà cán bộ để hỏi rồi về. Cô

chưa thấy người nhà người nhà hay người khuyết tật đến nhà hỏi bao giờ. Họ hỏi

ln lúc mình nói thơi. Nhưng cứ nói thế thơi chứ có bao giờ họ nhớ đâu. Đến khi phải làm giấy tờ mình bảo gì họ làm thế, hay có khi phải làm hộ” (Bản ghi phỏng

vấn sâu cán bộ Chữ thập đỏ, xã Quất Động).

Nếu căn cứ vào 10 bước thuyết phục trong hoạt động truyền thơng, ta có thể thấy: 10 bước mà William Macguire đưa ra thì q trình truyền thơng với người

khuyết tật tại xã Quất Động đã phối hợp nhiều kênh truyền thông khác nhau để đưa thông tin tới đối tượng là người khuyết tật. Đó là: phát thanh trên loa đồi, các cán bộ chữ thập đỏ đến thăm gia đình người khuyết tật, đưa văn bản đến tận tay người khuyết tật hoặc người nhà của học. Người truyền ở đây khơng có thơng điệp, chỉ đưa ra thơng tin dưới dạng tóm tắt, khơng quan tâm tới độ hấp dẫn của thông điệp

với người nhận như thế nào. Người tiếp nhận là người khuyết tật, khả năng để hiểu biết thông điệp chứa thông tin và đi kèm thông tin của người khuyết tật còn giới hạn nên họ dễ dàng chấp nhận thông tin mà không cần hiểu biết thơng tin đó như thế

nào và thấy tự hài lịng với bản thân về thơng tin mà mình có. Điều này dẫn đến tình huống là người khuyết tật biết thơng tin là có chính sách liên quan đến trợ cấp cho

người khuyết tật, nhưng do không hiểu rõ rằng không phải người khuyết tật nào cũng được nhận trợ cấp hàng thàng chỉ những người khuyết tật nặng và đặc biệt

nặng mới được hưởng trợ cấp đó nên người khơng được trợ cấp ln nói rằng:

“Tơi cũng là người khuyết tật nhưng chẳng thấy nhận được trợ cấp của Nhà nước”. (Người khuyết tật nam số 23, nhóm người khuyết tật xã Quất Động).

Sự hài lịng của người khuyết tật trước những thông tin mà họ có được khẳng

định một điều: người khuyết tật có thơng tin sẽ có quyền lực, có quyền lực thì sự

tham gia vào hoạt động xã hội nhiều hơn, hịa nhập xã hội an tồn, bền vững hơn.

Nhưng như trên đã phân tích, khó khăn từ giai đoạn đầu tiên làm giảm đi hiệu quả

của truyền thông với người khuyết tật.

PGS. TS Mai Quỳnh Nam nhấn mạnh truyền thơng dẫn đến một dạng “tính nhân quả của thông tin” [7, tr.48]. Người nhận và người truyền có mối liên hệ với nhau. Mối liên hệ đó thể hiện qua sự phản hồi thông tin, làm thông tin rõ hơn.

Trong truyền thông với người khuyết tật tại xã Quất Động, sự phản hồi thông tin từ người truyền và người nhận không rõ ràng. Người truyền chỉ biết thơng tin mình truyền đi là gì, khơng rõ thơng tin phản hồi lại từ người khuyết tật ra sao. Người

nhận tự tiếp nhận thông tin, không biết phải phản hồi để làm rõ thông tin như thế nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp tại xã quất động, huyện thường tín, hà nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7 2013) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)