Phối hợp các nguồn lực trong cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp tại xã quất động, huyện thường tín, hà nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7 2013) (Trang 68 - 70)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4 Vai trò của nhân viên xã hội trong truyền thông với người khuyết tật

2.4.3 Phối hợp các nguồn lực trong cộng đồng

Những nguồn lực tại cộng đồng mà người khuyết tật tự mình có thể tiếp cận

được là: Gia đình, người thân, hàng xóm, những người khơng kỳ thị phân biệt đối

xử với người khuyết tật. Nguồn lực tại cộng đồng mà người khuyết tật cần có hỗ trợ mới có thể tiếp cận được là: các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, các trường –

trợ tạo việc làm cho người khuyết tật, những người có quyền lực tại địa phương

như: chủ tịch xã, trưởng thôn.

Tại nơi người khuyết tật sinh sống, khơng phải người khuyết tật nào cũng có may mắn được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông nên cần thiết phải có nhân viên cơng tác xã hội hỗ trợ người khuyết tật. Khi ấy, nhân viên xã hội là người tham mưu cho chính quyền địa phương lồng ghép vấn đề người khuyết tật vào các

chương trình, hoạt động xã hội, chương trình truyền thông, hội thảo, họp dân tại địa phương để gia đình người khuyết tật và người khuyết tật được tham gia, được trực

tiếp tiếp cận và tiếp thu thơng tin, có cơ hội để phản hồi lại với thông tin mà họ

nhận được.

Bảng 2.8 Nguồn lực hỗ trợ người khuyết tật tại xã Quất Động

Nội lực = Tự tiếp cận được Ngoại lực = Cần sự hỗ trợ

Bản thân người khuyết tật Các doanh nghiệp

Gia đình Trường học

Người thân Trung tâm dạy nghề

Bạn bè Trung tâm phục hồi chức năng Hàng xóm Dự án hỗ trợ người khuyết tật

Cán bộ thơn xóm Chính sách xã hội

Người có quyền lực tại địa phương

Hiện tại, xã Quất Động đang tập trung vào việc xây dựng nơng thơn mới,

chính quyền xã tập trung vào tăng trưởng kinh tế, phát triển nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng. Và như vậy, người khuyết tật tại địa phương chỉ là một phần rất nhỏ trong dân số nói chung và do đó người khuyết tật chỉ nhận được một ưu tiên nhỏ trong kế hoạch phát triển. Để hỗ trợ người khuyết tật nói chung và truyền thơng với người khuyết tật nói riêng, nhân viên xã hội cần thiết phải phối hợp các nguồn lực trong cộng đồng.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG

VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI XÃ QUẤT ĐỘNG HUYỆN

THƯỜNG TÍN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp tại xã quất động, huyện thường tín, hà nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7 2013) (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)