Cái tôi yêu đời buổi “mƣa nguồn” 37

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 37 - 41)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 14

2.1.1/ Cái tôi yêu đời buổi “mƣa nguồn” 37

“Cõi đời ơi, khi tôi đã chết rồi, thì trong cõi vắng lặng của người chỉ

một lời này còn lại: “Tôi đã từng yêu”!”. Xin được mượn ý thơ của R.Tagor

để khởi sự cho việc tìm hiểu tình yêu cuộc sống, yêu đời trong thơ Bùi Giáng, đặc biệt là trong tập “Mưa nguồn”. Theo nhận định của nhiều người, “Mưa nguồn” có thể xem là tác phẩm “tỉnh táo” nhất của Bùi Giáng, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả yêu thơ; là tác phẩm khởi đầu cho nguồn thơ sẽ cuồn cuộn tuôn chảy về sau. Và quan trọng hơn, nó giúp ta có được cái nhìn chân xác về con người thơ này ở giai đoạn đầu bước chân vào đền thơ dân tộc. Bởi “chỉ với tập thơ Mưa nguồn, Bùi Giáng đã tạo được cho

mình một diện mạo rất Việt Nam, rất uyên bác” [76;2]. Đó là thơ của tuổi

xuân xanh, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống trần thế, yêu cuộc chơi mà ông đã dấn thân với tất cả hồn xác:

“ (…) Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi

Trần gian ơi! Cánh bướm cánh chuồn chuồn Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại

Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn Còn ở lại một ngày còn yêu mãi

Thì cánh mộng còn tung lên không ngại Níu trời xanh tay với kiễng chân cao”

(Phụng hiến, Mưa nguồn)

Lời thơ trong sáng, tươi thắm và tha thiết nghe thật gần lối thơ Xuân Diệu thời kỳ Thơ Mới:

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây và cỏ rạng…” (Vội vàng)

Và cũng như Xuân Diệu, Bùi Giáng đã “Sống toàn tâm, toàn ý, sống

toàn hồn/ Sống toàn thân và thức nhọn giác quan” với cuộc đời, cho dù trần

gian phôi pha, thời gian huỷ diệt nhưng nhà thơ chấp nhận quy luật ấy nên đã ghì siết hai tay “Nàng Thơ đẹp của trần gian ứa lệ” mà rằng:

“Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại

Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu

Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu…”

(Phụng hiến)

Yêu cuộc sống là yêu tất cả những gì quanh ta, yêu những cái ta có, yêu “nguyên vẹn”, đủ đầy bằng cả tâm hồn và thể xác. Với Bùi Giáng, cuộc sống cũng là cuộc rong chơi, mà cuộc sống vốn hữu hạn nên cuộc chơi cũng không thể “liên tồn”. Ý thức nhẹ nhàng về sự ra đi giống như việc tạm dừng cuộc rong chơi ở “cõi tạm” đã khiến nhà thơ có được thái độ thoải mái để chấp nhận quy luật sống trần thế. Bởi, cái đích cuối cùng là được sống, được yêu, được đắm say trọn vẹn… thi sĩ đã đạt được. Và như vậy là đủ!

Vạn vật xung quanh cũng chính là động lực thúc giục con người sống hết mình và mở rộng tâm hồn để đón lấy những dư vang từ cuộc sống. Bản chất của cuộc sống là sự đan xen hai thái cực đối lập: khổ đau, cay đắng và hạnh phúc, niềm vui. Cho nên, yêu cuộc sống là yêu cả cái bản chất ấy của nó. Điều này có thể xem là “một nỗ lực giải quyết và thực hiện tư tưởng triết

lý tồn sinh một cách sống động và thơ mộng” [21;60] trong thơ Bùi Giáng.

Điều đó cũng đúng như nhận định của Kiều Văn: “Xuyên suốt thơ Bùi

Giáng là một tư tưởng, một thái độ: trần gian là cõi tạm của con người, cõi ấy có đầy rẫy bi kịch nhưng cũng có muôn vàn cái đẹp và con người cần phải biết tận hưởng những cái đẹp chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc” [78].

Khoảnh khắc ấy đến khi con người và vạn vật giao hoà: “Những nhành mai sớm sương bên lá

Những nhành liễu chiều gió bên cây Cũng lay lắt bởi đời xuân em ạ

Thế nên chi anh cũng viết giòng này”

(Những nhành mai, Mưa nguồn)

Con người Bùi Giáng vốn sống tự do, tự nhiên, ông luôn muốn “kiệt tận

miên bạc bình sinh để sống cho đậm đà thơ mộng. Vì không làm thế thì cái sống sẽ tợ tợ như cái chết”. Chính vì vậy, trong quan niệm của ông, sống là

sự tận hiến, phụng hiến hết mình cho cuộc đời. Hãy luôn tìm niềm vui trong từng giây phút để ngày cũ qua đi ta lại có thêm một ngày mới để thương yêu và cũng để từ đó trong con người ấy mãi đập rộn ràng một trái tim khát sống, đam mê sự sống trần gian, một trái tim nóng bỏng ham muốn “ràng rịt với muôn dây” đời bằng niềm lạc quan, tin tưởng:

“Mai sau hẹn với ban đầu

Chờ nhau ngõ khác ngó màu nguyên xuân”

Màu nguyên xuân ấy cũng là màu của hạnh phúc đầy tươi mới, trẻ trung đang toả rạng như mời gọi người bước vào cuộc sống rộng mở, ấm áp yêu thương. Dù Bùi Giáng vẫn đủ “tỉnh táo” để nhận ra “Đời dại khờ như một

giấc chiêm bao”, nhưng vẫn mong “Em hãy rủ ta vào” vì cuộc đời này vốn

là một thế giới chứa đầy bí mật, có sức lôi cuốn con người khám phá một cách say mê. Cái tôi yêu đời khao khát nắm bắt cuộc sống và vạn vật trong tuổi trẻ bằng cách thúc giục bản thân mình lao vào cuộc sinh tồn, thậm chí để được sống trọn vẹn và yêu thương trọn vẹn cái tôi ấy đã nguyện:

“Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt

Tôi đui mù để thoả dạ yêu em

Tôi tự nguyện sẽ một lòng chung thuỷ Qua những lần buồn tủi giữa đảo điên”

(Phụng hiến)

Sống thật sự cũng là cuộc tự nguyện hi sinh! Đó là quan niệm của riêng Bùi Giáng, thể hiện thái độ của ông đối với cuộc sống và hơn hết nó phù hợp với con người và cách sống của thi sĩ này. Bùi Giáng hi sinh cái phần “người bình thường” như hầu hết những kẻ đang cười nói, đi lại trên trái đất và nhận hết về mình cái phần “bất thường” để được sống “cuồng si”, thơ dại hồn nhiên cùng châu chấu, chuồn chuồn, lánh xa danh vọng nơi phồn hoa phố thị. Có lẽ, Bùi Giáng là một trong số rất ít nhà thơ dám sống và đã sống như một “thi sĩ” thực thụ!

Có thể nói, yêu đời, thiết tha với cuộc sống đã trở thành triết lý và là một trong những biểu hiện nổi bật nhất của cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng. Đó là triết lý sống lạc quan, yêu đến mê mệt cuộc chơi lãng đãng: “Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn/ Hết tâm hồn và hết cả da xương” - thứ tình yêu ban sơ, nguyện vẹn, tròn đầy, vô điều kiện và không hề vương luỵ vật chất. Phải chăng, vì quá si mê cuộc sống mà thi sĩ này phát cuồng hay ông muốn trở nên “rồ dại” mới có thể dồn hết sức lực, tâm hồn cho tình

yêu ấy? Ở điểm này Bùi Giáng đã “gặp gỡ” Xuân Diệu – cái tôi yêu đời nổi bật nhất của Thơ Mới khi Hoàng tử thơ tình nguyện rằng:

“Trong hơi thở chót dâng trời đất

Cũng vẫn si tình đến ngất ngư”

chỉ có điều, lời thơ Xuân Diệu là sự đúc kết của cả quá trình sống lâu dài, nó xuất phát từ cảm hứng với hiện tại. Còn Bùi Giáng, những câu thơ thể hiện thái độ yêu mến cuộc sống được tác giả viết khi bắt đầu là Trung niên thi sĩ, khi xã hội bấy giờ đầy những biến động. Và kể từ đó, cái tâm nguyện “yêu

trần gian nguyên vẹn” đã trở thành lý tưởng, thành kim chỉ nam trong hành

trình sống và hành trình thơ của thi sĩ họ Bùi.

Từ cái tôi yêu đời buổi đầu, đi qua một chặng đường dài với không ít “va vấp”, nó đã có thêm nhiều “khuôn mặt” mới. Tuy nhiên, thiết nghĩ, dù biểu hiện bằng thái độ thế nào đi nữa thì những cái tôi mới ấy ít nhiều đều có “dấu ấn” của cái tôi yêu đời buổi “mưa nguồn”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)