Ngôn ngữ đa dạng, linh hoạt vừa uyên bác, vừa “lem luốc bụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 87 - 91)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 14

3.2.2/ Ngôn ngữ đa dạng, linh hoạt vừa uyên bác, vừa “lem luốc bụ

giang hồ”.

Không ai biết Bùi Giáng đã “tuẫn nạn trên lộ trình của chữ” (Nguyễn Hữu Hồng Minh) ra sao để có một khối lượng sáng tác đồ sộ, nhưng cái ngưỡng hạn “Vui thôi mà” được Bùi thi sĩ đặt ra trên hành trình thơ ca lại là cơ sở để người thợ thơ này kiến tạo tác phẩm mà không chịu bất kỳ sự gò bó khuôn phép nào. Ngôn ngữ thơ ông đa dạng, linh hoạt vừa hài hước, giỡn chơi vừa đầy trí tuệ, uyên bác.

“Thơ của trẫm phải là thứ thơ có chút nghịch nghịch, vui vui”, Bùi Giáng nói như thế và ông đã thể hiện nó trong không ít tác phẩm. Bùi Giáng ưu dùng lối ngôn ngữ đối thoại dân dã để giao tiếp, tranh luận. Đó là lúc nhà thơ mượn lời thôn nữ để “vạch trần” cái thói nịnh đầm:

“Thôi thôi tôi biết ông rồi

Chơi trò nguỵ biện bằng cái lời thơ ngông Ông toàn nói chuyện bông lông

Nịnh đầm thật giỏi mà không nghĩa gì”

(Thôn nữ đáp lời, Mười hai con mắt) Hay cái cách ông so sánh nỗi buồn của người đẹp: “Em có tứ chi tròn trịa quá

Em buồn cũng đẹp như bắp rang”(Mưa nguồn)

Một lối liên tưởng bất ngờ đầy thú vị! Không cần phải là khoé thu ba, làn thu thuỷ hay mắt phượng mày ngài nào hết, nỗi buồn của em đẹp như “bắp rang”. Vậy là đủ. Có lẽ, người được so sánh chỉ còn biết cười xoà với ông thi sĩ ngược ngạo nhưng dễ mến này.

Bùi Giáng thường có cách lập luận “ngây ngô” gây cười, bằng thứ ngôn ngữ ái ân rất tự nhiên:

“Hoàng hậu hãy cởi áo quần ra tắm khe nước

Có con ma nào đâu mà sợ Ở đây chẳng có “con ma” nào Sao hoàng hậu thẹn đỏ mặt”

Đúng vậy, lời đề nghị này nghe ra cũng thật hợp lý. Ở đây, giữa núi rừng vắng vẻ, có “con ma” nào nhìn đâu, sao hoàng hậu phải “thẹn”? Hoàng hậu thẹn vì lẽ gì:

“Có tôi?

Nhưng tôi đâu phải là con ma”

(Ở trong rừng, Màu hoa trên ngàn)

Phải rồi. Chỉ có tôi thôi. Nhưng tôi là người mà – một con người ma mãnh!

Tạo ra sự hài hước, hóm hỉnh trong thơ dường như cũng là cách thể hiện niềm lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống của con người này. Đùa vui, giỡn chơi để ngợi ca người nữ cũng đồng thời khẳng định dù ở mảng thơ nào Bùi thi sĩ vẫn luôn là kẻ “mê gái tơi bời”!

Một đặc điểm khá nổi bật trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng là hầu như chúng đều có gốc rễ từ ngôn ngữ thông thường xã hội: Có khi rặt nôm, có khi “lem luốc bụi giang hồ”, gần gũi, tự nhiên như lời trò chuyện, kỳ cục mà vẫn tinh tế. Trước Bùi Giáng, Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Tản Ðà đã là những “kỳ tài” trong việc đưa ngôn ngữ đời thường thậm chí là trần tục vào thơ, tạo nên dấu ấn không thể trộn lẫn. Đến lượt mình, Bùi Giáng đã bày lên bữa tiệc thơ ca đời mình một cuộc vui chơi chữ nghĩa đơn giản nhưng thâm thúy, trù phú mà vẫn thiết tha.

Bùi Giáng nói đến việc làm thơ tựa như đứa trẻ vẽ tranh – một bức tranh không đầu không đuôi, không luật tắc, thích thì quẹt bừa, bôi bừa những vệt màu và đường nét lên, nhưng không vì thế mà công việc ấy kém đi sự lý thú:

“Làm thơ như thể chăn trâu

Chăn bò, chăn ngựa, ngõ hầu chăn dê Chăn hùm thiên mệt chán chê,

Chăn beo, chăn gấu, nghiệp nghề chăn voi”

Ông đưa vào ngôn ngữ của mình lối trào lộng đặc trưng xứ Quảng: “2- Trẻ không quoa, gioà lú lại

Gioà khôn lại, trẻ lú quoa 3- Mẹ ôi! Con của mẹ hư rồi Con ôi! Mẹ cũng hư rồi như con Hư rồi mà vẫn thong rong

Hỏng rồi”

(Quỏang Nôm bình dân ngôn ngữ)

Nói lái là một trong những thủ pháp ngôn ngữ được Bùi Giáng sử dụng thường xuyên, tạo ra tính “bí hiểm giả” (lạ hoá) cho thơ. Người đọc thường gặp trong thơ các từ như: tồn lưu, lưu tồn, tồn liên, liên tồn, tồn lí tí ngọ, tồn lập tập trung, tồn lập tập họp… như một cách đùa rỡn của Bùi Giáng:

“Lọt cồn trận gió đi hoang Tồn liên ở lại xin làn dồn ra”

(Mưa nguồn)

“Tốt là nên để thế thôi

Tồn lưu lả tả tôi tồi tàn thay!”

(Tốt là, Trúc mai)

Ðọc thơ Bùi Giáng, đôi khi ta bắt gặp những chữ dùng vô cùng tài tình. Chữ ấy có thể rất thông tục, tầm thường, nghe hơi “nặng tai”, nhưng khi “rớt” vào tai họ Bùi, không cần tỉa gọt, trau chuốt gì cả, chỉ là xếp nó vào hàng vậy là thành thơ:

“Người con gái lội qua khe

Nỗi niềm tưởng lại xưa sâu

Bàn chân với nước cùng nhau lại đè”

(Bàn chân với nước, Sa mạc phát tiết)

Chữ “khe” đi liền chữ “đè” làm nên cái hay của nhạc thơ, lời thơ, nhưng chỗ đắc địa là hình ảnh “bàn chân – nước lạnh: đè lên nhau” thì có lẽ chỉ con mắt họ Bùi mới nhìn ra. Lời thơ tả ít, gợi nhiều, hình ảnh và con chữ sẽ xô đẩy nhau giúp cho sự liên tưởng của người đọc. Tưởng chừng như người nghệ sĩ đã phả vào đó cái tài hoa ẩn mật của hồn thơ để mang lại cho ngôn từ một sức mạnh ký bí.

Mộc mạc mà trữ tình, dân dã mà uyên bác. Đó là những “thái cực ngôn ngữ” song hành trong cõi thơ Bùi Giáng. Bên cạnh một Đười Ươi thi sĩ luôn là một Thi sĩ Buổi Hoàng Hôn với không ít câu thơ tài hoa bậc nhất. Như Vũ Đức Sao Biển đã nhận xét: “Thơ là ngôn ngữ trữ tình và lãng mạn. Và điều

đó hoàn toàn đúng với nhà thơ Bùi Giáng” [1;20], Bùi Giáng có những câu

thơ rất tĩnh, rất sâu, thanh thản, gợi hư vô trong một không gian lãng mạn:

“Buổi trưa đi vào giữa lòng lá nhỏ Tiếng kêu kia còn một chút mong manh Dòng nức nở như tia hồng đốm đỏ Lạc trời cao kết tụ bóng không thành”

(Hư vô và vĩnh viễn, Mưa Nguồn)

Cái chất trữ tình ngọt ngào của thơ ca dẫn người đọc vào thế giới đầy hương sắc: “Én đầu xuân, tuyết đầu đông/ Rừng cô tịch ngắm nội đồng trổ

hoa”, vào giấc mộng vàng rực nắng: “Người nằm ngủ thấy gì/ Thấy rất nhiều nắng lạ”. Có đôi khi, ở giữa con đường, nhà thơ bỗng dừng lại, đưa

mắt nhìn và khắc khoải về nỗi cô đơn diệu vợi: “Em sẽ khóc khi nhìn trong đáy mắt

Thấy một mình người đi lại lang thang Còn ghì giữ ân tình trong cỏ nhặt

Múa vi vu vì hẹn với truông ngàn”

(Gửi thôn nữ, Thơ vô tận vui)

về sự mông lung khôn cùng: “Xin chào nhau giữa con đường/ Mùa Xuân

phía trước miên trường phía sau” (Chào nguyên xuân, Mưa nguồn). Lời

chào như một xa cách vĩnh viễn. Cái thế giới ảo huyền tưởng như vừa được dựng lên đã ngay lập tức bị phá hủy. Cái còn lại là gì? Đó mãi là câu hỏi chưa được hồi đáp, bởi triết nhân – người gieo hạt chỉ vung nó ra giữa khoảng không, mặc cho tha nhân hồ nghi, đoán định, còn mình thì quay lưng bỏ đi, vẳng lại tiếng cười kì quái: “Thưa rằng bạc mệnh xin kham/ Giờ vui

bất tuyệt xin làm cỏ cây”!...

Sự đa dạng của ngôn ngữ thơ đã góp phần thể hiện cái tài hoa trong sử dụng ngôn từ của Bùi Giáng. Đó là cái uyên bác của một triết nhân đã trải hết sự đời, sống tận hiến tinh thể cho đời, yêu đời bậc nhất nhưng cũng hồ nghi, bi quan bậc nhất. Cũng có đôi khi, con người ấy trở nên hồn nhiên vô cùng, hồn nhiên để yêu, để vui vẻ thập thành, để ngợi ca giỡn chơi cùng người nữ… tất cả tạo nên tính đa thanh trong thơ Bùi thi sĩ: “Thơ Bùi Giáng

có cái khí vị ngậm ngùi của Đường thi… đem nụ cười vào thi ca trữ tình lãng mạn. Đó là cách đùa vui, giỡn cợt… sự rong chơi với ngôn ngữ. Cách sáng tạo của anh cực kỳ hồn nhiên, thơ mộng”[79;35-37]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 87 - 91)