Bùi Giáng phủ nhận khả năng tái hiện hiện thực của ngôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 92 - 93)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 14

3.2.3.1. Bùi Giáng phủ nhận khả năng tái hiện hiện thực của ngôn

Giáng, chúng tôi sẽ làm rõ những “giới hạn” - hạn chế cơ bản nhất của ngôn ngữ thơ ông, chẳng hạn như sự tuỳ tiện và lặp lại chính mình của nhà thơ này.

3.2.3.1. Bùi Giáng phủ nhận khả năng tái hiện hiện thực của ngôn ngữ. ngữ.

Trong tác phẩm “Mùa thu trong thi ca” ông đã nêu lên sự băn khoăn của bản thân: “người ta tưởng chừng ngôn ngữ có thể nói ra được sự thật”? Chính vì hoài nghi, phủ nhận nên có lúc Bùi Giáng đã bỏ cuộc chơi trong giới hạn ngữ nghĩa để mở cuộc đuổi bắt ngữ âm, với nhịp điệu trầm bổng của các thanh, các âm. Ðó là những lúc Bùi Giáng làm những câu thơ toàn bằng chữ Hán hoặc những câu thơ hoàn toàn vô nghĩa, trong đó, chỉ có những tiếng động lanh canh lách cách của các âm, các vần, các thanh điệu va chạm vào nhau mà thôi: “Một hôm ngầu guốc gầm ghì/ Hai hôm gần gũi

cũng vì ba hôm/Bôm ha? Đạn hả? Bao gồm/ Gồm bao gạo đỏ bỏ gồm gạo đen”.

Có lẽ cũng từ sự hồ nghi ấy mà Bùi Giáng đã làm một cuộc xô đẩy, dồn ép ngôn từ dữ dội, khiến cho ý thơ, lời thơ trở nên khó hiểu, phức tạp, rối rắm:

“Đeo đuổi Một nguồn gieo Tứ tượng

Cuối bờ KhoaHọc gặp Ly Tao Giữa dòng Chính Trị hồn Tôn Giáo Dìu bước Tồn lưu Sử Lịch vào ”

(Ngàn thu rớt hột)

Và, sự hồ nghi về khả năng truyền tải thông điệp của ngôn ngữ liệu có thể là một lý do để giải thích cho sự tồn tại loại thơ - văn xuôi xuất hiện khá nhiều trong tập “Mưa nguồn” (Nhỏ dại, Bờ xuân, Xuân xanh, Kim Trọng tại sao, Đá lạnh, Hàn Mặc Tử, Trời Nam Việt, Trong vườn, Bữa hôm nay, Thiếu nữ, Dòng sông trắng, Bên miền) và rải rác ở nhiều tập thơ khác:

“Trong vườn em khóc gục đầu vai tóc xoã nước mắt chảy ướt nhiều ướt cả

áo nhau. Không có rượu rơi quần hồng hoen ố. Yêu nhau khổ sở như trời sụp đổ cuộc đời tuổi dại trôi dòng nước chảy cuốn đi. Mùa thu lạnh. Trang đời em xanh đó…” (Trong vườn)?

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng sự bất lực của ngôn ngữ hay sự “quặt què” của ngôn từ, đôi khi là do sự bất lực của người sử dụng chứ không phải do bản thân ngôn ngữ bất lực. Và Bùi Giáng không thể không thừa nhận điều đó:

“Người điên ngôn ngữ điệp trùng Dở chừng như mộng dở chừng như mê Thưa em ngôn ngữ quặt què

Làm sao nói được nghiệp nghề người điên” (Người điên)

Có ý kiến cho rằng“Thơ Bùi Giáng trước năm 1975… là một cuộc tra

vấn đầy khắc khoải về khả năng của ngôn ngữ” [20;394]. Nhận xét này quả

đúng với một Bùi Giáng luôn hoài nghi, phủ nhận về khả năng phản ánh của ngôn ngữ. Nhưng tích cực mà nói, hoài nghi là điều kiện để Bùi Giáng có thêm những khám phá mới lạ, độc đáo trong ngôn từ cũng như lối diễn đạt. Nếu dừng lại ở đó thì không còn gì để bàn, tuy nhiên, Bùi Giáng lại vượt “ngưỡng” để sa chân vào sự tuỳ tiện thừa thãi và không ít lần ông lặp lại chính mình một cách khuôn sáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 92 - 93)