Ẩn ngữ đậm đặc và khả năng biểu hiện của thứ ngôn ngữ đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 83 - 87)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 14

3.2.1/ Ẩn ngữ đậm đặc và khả năng biểu hiện của thứ ngôn ngữ đa

nội lực.

Tư tưởng Bùi Giáng mông lung, khó xác định đã khiến thơ trở nên phức tạp. Con đường tư tưởng thơ Bùi thi sĩ đâm nhánh không ít ngã rẽ: có rực rỡ, trong sáng, có gai góc, mù mịt, đầy lá độc. Bắt gặp trong thơ ông hình ảnh cố quận yêu thương, đó cũng là thuở sống rất mực yêu thương: yêu cuộc sống, yêu người nữ của chàng thi sĩ chăn dê. Nhưng rồi cái nhìn bi quan, sai lệch về cuộc sống trong trạng thái nửa tỉnh nửa cuồng đã khiến nhà thơ có cái nhìn không ít tăm tối về cõi tha nhân. Một Bùi Giáng trí tuệ, sâu sắc lẫn trong Bùi Giáng cuồng điên khiến chúng ta, khi đối diện với cái “thế giới kì dị” ấy đều không khỏi băn khoăn như đứng nơi ngã ba đường hay trước những lối mòn trong rừng thẳm mà tự ta phải chọn một hướng đi, tự định hướng cho riêng mình, không có bất kỳ sự chỉ dẫn nào, dù nhỏ nhất.

Cái khó ấy bắt đầu từ một “lưới” ẩn ngữ đậm đặc trong thơ, nó ví như bức tường rào đầy gai góc và cành lá đan xen được giăng ra vừa như thách thức vừa như ngăn cản bước chân những kẻ ngoại đạo tò mò. Trước hết, phải thừa nhận rằng, sự xuất hiện của các ẩn ngữ đã góp phần làm nên nhiều

vẻ đẹp cho không ít câu thơ, bài thơ, hình ảnh thơ. Ví như: “Em về giũ áo

mù sa/ trút quần phong nhụy cho tà huy bay” là câu thơ đẹp ở nhiều góc độ,

ở đó sự xuất hiện các hình ảnh - ẩn ngữ “áo mù sa”, “quần phong nhuỵ”, “tà huy bay” đã làm nên cái mông lung, mờ ảnh, bàng bạc cho ý thơ lẫn lời thơ. Hoặc như một loạt các ẩn ngữ “cánh Lãng”, “cành Lê sơ ngộ”, “gió Vân Mồng”, “Suối Thề” đã mang đến vẻ đẹp cổ điển cho đoạn thơ sau: “Mù khơi

cánh Lãng chạy dài/ Cành Lê sơ ngộ hội này rụng bông/ Gió Vân Mồng gợn Thu Đồng/ Thâu ngàn cỏ rộng trong vòng mi hoe/ Ầm trang sử lịch xô đè/ Tóc đầu rơi xuống Suối Thề lại dâng” (Thế kỷ, Mưa nguồn). Có thể nói, những ẩn ngữ, mật ngữ ấy đã khiến không ít câu thơ, ý thơ bay lượn phiêu diêu như những cánh châu chấu chuồn chuồn ở ngoài đồng nội.

Tuy nhiên, không hiểu do muốn thể hiện tầm hiểu biết sâu rộng hay muốn tạo “dấu ấn Bùi Giáng” trong thơ mà nhiều khi Bùi Giáng có phần lạm dụng ẩn ngữ, gây cho người đọc sự khó hiểu đến khó chịu. Ẩn ngữ giúp câu thơ trau chuốt nhưng người đọc lại “chẳng thể hiểu nhà thơ nói gì”:

“Một triều rộng rãi bằng qua

Ấy là sử lịch ấy là tân thanh Dội ngầm huyền thể lunglinh

Trôi nguồn vãng sụ biên đình bão giông ”

(Màu hoa trên ngàn, tr74)

“Xuân mười sáu mũi dao đâm vào cổ

Lệ thuỳ dương khóc mãi ở bên này”

(Ngàn thu rớt hột, Tr53)

hoặc có đôi lúc khiến câu thơ trở nên tối nghĩa: “Rách quần quỷ đạo tuyết sương

Chùm bông Hy Lạp mọc hường về sau”

Hình ảnh ma quỷ xuất hiện khá nhiều trong thơ Bùi Giáng, nhưng thay vì tạo nên cảm giác rùng rợn, người đọc chỉ cảm thấy đó là những hình ảnh tối nghĩa, đặt trong những câu thơ tối nghĩa: “Bóng nghiêng nằm liễu thôn

làng/ Đứt dây máu chết một hàng cồn ma” (Ngàn thu rớt hột, tr 14).

Ngay cả những con vật khá quen thuộc như chim muông, hươu nai, gấu, voi… xuất hiện thường xuyên trong thơ Bùi Giáng nhưng dường như nó không gợi lên sự sinh sôi, phát triển hay sự dữ dằn của thiên nhiên hoang dã mà là biểu tượng về “sự khó hiểu”:

“Gấu mỉm miệng chào chim run lẩy bẩy

Hươu không lời hồng lệ mất buông tơ”

(Màu hoa trên ngàn, tr76)

Rồi những hình ảnh “siêu thực” trở đi trở lại nhiều lần và trở thành một thứ ẩn ngữ khó hiểu, không thể giải thích, đánh đố người đọc:“Gọi là chồng

chất đủ pho/ Gọi là siêu thực đổi trò siêu thăng”, “Siêu thực tuy nhiên màu đen gái núi”, “Siêu thực gấu mỉm miệng thưa” hay “Hoàng hoa siêu thực”(Ngàn thu rớt hột, tr 17)…

Có đôi khi, kiểu “siêu thực quá trí tuệ”!? của Bùi Giáng chẳng hạn như cách ông dùng các ẩn ngữ “Tượng số”, “Tượng số thiên nhiên”, “tượng số một”, “tượng số hai”, “nhiên tượng”:

“Những nàng tiên nữ ở trên cao

Bỏ xuống cho ta những trái đào Ù té ra sân ta chộp lấy

Gà con sợ hãi chui vô rào”

(Tượng số, Mưa nguồn)

“Mộng lây lất ghé đêm kề

Chiêm bao phiến hoặc lối về tồn sinh Ngửa ngang lá gió trong mình

(Tượng số thiên nhiên, Mưa nguồn)

Nếu người đọc không biết tích “lá gió cành chim” (Dập dìu lá gió cành chim/ Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm chàng Khanh – Truyện Kiều) thì thật khó để đoán biết nhà thơ đang nói điều gì.

Những ẩn ngữ trong thơ Bùi Giáng phải chăng thể hiện một cái gì đó cao xa hay chỉ là những hành động hồn nhiên khi “đứa trẻ Bùi Giáng” trỗi dậy hoặc là dự cảm của kẻ đã lăn lóc trong kiếp tồn sinh, hoặc nữa, đó chỉ là những ẩn ngữ tối nghĩa, chẳng nói lên điều gì? Người đọc cố gắng hiểu nhà thơ nhưng hình như ông không quan tâm đến điều đó khi vung bút. Và, hiểu thế nào được khi “thơ ông… chứa đầy dấu vết của tiềm thức dụ ngôn”

[79;57].

Nhiều người yêu thơ đã khẳng định Bùi Giáng là một “thiên tài ngôn ngữ” hay “tề thiên ngôn ngữ”(Cung Tích Biền). Nhận xét đó có cơ sở từ khả năng sử dụng thứ ngôn ngữ “ẩn tàng nhiều mặt biểu hiện, đa nội lực”

[20;201] của Bùi thi sĩ. Ngao du, rong ruổi trong sa mạc chữ nghĩa, Bùi Giáng mang đến cho người đọc nhiều giá trị cảm thức sâu sắc, bàng hoàng, đẩy tới những hoài cảm, tưởng vọng mênh mông hơn. Cái khả năng ấy của ngôn ngữ thơ Bùi Giáng nằm ở năng lực thể hiện được cái Tận Cùng Ý Nghĩa của ý thơ, lời thơ: “Em về mấy thế kỷ sau/ Nhìn trăng có thấy nguyên

màu ấy không/ Ta đi còn giữ đôi giòng/ Lá rơi có dội ở trong sương mù”(Mưa nguồn), điều thú vị trong đoạn thơ là cách dùng hình ảnh “màu trăng” để gợi nỗi khắc khoải khôn cùng về sự bất biến lẫn sự đổi thay của các giá trị trước thời gian, vạn vật và ngay trong lòng người. Hoặc “ Xuân về

xuân lại xuân đi/ Đi là đi biệt từ khi chưa về”(Lời cố quận), hai câu thơ đơn

giản tưởng như không có gì để diễn giải. Nó ngớ ngẩn mà thâm sâu bởi lời nói tự huỷ, lời tự xoá lời. Nó mang thông điệp duy nhất “Tôi vô nghĩa”!

Nếu nói Thơ là hạnh phúc của ngôn từ - một thứ hạnh phúc đôi khi

Giáng là như thế. Được tự do tung hê chữ nghĩa - đó là hạnh phúc của người sáng tạo đặc biệt này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)