Tim máu: phần “ngƣời” trong sáng, đầy nhiễu động 7 8-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 78 - 80)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 14

3.1.3/ Tim máu: phần “ngƣời” trong sáng, đầy nhiễu động 7 8-

Cái “bản thể người” trong Bùi Giáng vốn dĩ luôn động đậy, quẫy đạp. Ông dâng hết thân thể cho cuộc chơi điên đảo giữa đời và thơ, có cảm giác như nhà thơ này đã làm một cuộc “hành xác” để tự mình thể nghiệm sự mòn ruỗng xương da. Nhưng cũng thật may, dường như ông luôn ý thức giữ gìn “máu tim” sao cho lành lặn. Bên trong một thể xác có phần kỳ dị, thẳm sâu tâm hồn vẫn luôn hiện hữu cái phần “người” trong sáng khi tim máu cũng chính là “khởi sự mộng đầu” ở con người này: “Toàn nhiên tim máu mộng

đầu của tôi” (Nàng tiên trở lại, Thơ vô tận vui), “Máu tim em từ khởi sự mộng đầu” (Từ đó, Trúc mai), được “tuôn ra” từ cỗi nguồn yêu thương và

nhung nhớ:

“Nhớ nhung em như nhớ mãi cỗi nguồn

Từ tim máu tuôn ra từng mỗi mỗi”

(Nhớ nhung, Trúc mai)

Tim máu là nơi lưu giữ cho con người thơ phần ký ức đẹp về quê hương, bạn hữu, tình yêu:

“Bây giờ còn phải đi tìm

Một người bạn nữa trong tim máu mình”

(Tôi thấy tôi về, Thơ vô tận vui)

Giai nhân giọt lệ hồng nhan tự tình”

(Lân la, Rớt hột phiêu bồng)

Máu tim vốn dĩ là nơi chất chứa tâm hồn, tình cảm của nhà thơ, nhưng cái phần “được chứa” chưa khi nào bình lặng, khiến cho phần chứa nó cũng luôn nhiễu động. Và mọi nhiễu động cũng khởi sự từ cái “điên” của Bùi Giáng:

“Nó thừa biết trẫm là điên số dzách

Mà giả vờ nó nói rằng trẫm không điên Rồi tha hồ chơi đủ điệu ma men

Nó vồ chụp máu tim trẫm để dồi lên tung xuống”

(Nó thừa biết, Tuyết băng vô tận xứ)

“Nó” và “trẫm” có lẽ cũng đều là một Bùi Giáng. Thiên hạ nói mình điên chẳng bao giờ mình nhận, nhưng tự mình lại vỗ ngực kêu gào mình điên. Đó là Bùi Giáng. Không ít lần Bùi Giáng nói đến cái điên của bản thân: điên trong lời nói, điên trong tư tưởng, điên trong hành động…nó khiến ông, trong những phút sôi nổi thái quá bèn lôi cả máu tim mình ra để đùa nghịch, để dồi lên tung xuống cho thoả dạ cuồng điên.

Sau cơn điên, bình tĩnh trở lại, con người ấy lại ngậm ngùi rồi trở nên nghiệt ngã:

“Hôm nay bất chợt thấy tim máu Như chẳng còn giống bữa hôm qua”

(Ồ Ồ Ồ, Rớt hột phiêu bồng)

“Máu tôi nửa chát nửa chua

Nửa đắm thắm mộng thi đua nồng nàn Tim tôi lúc đỏ lúc đen

Cuống cuồn như thể thằn lằn đứt đuôi”

Cuộc đời Bùi Giáng nặng một chữ tình: tình đời, tình người, tình yêu. Nó mang đến hạnh phúc nhưng cũng khiến nhà thơ phát cuồng, tim rỉ máu:

“Tặng nhau tim máu bồn chồn

Cho nhau hờ hững chút hồn đìu hiu”

(Buồn lắm khách làng chơi, Rớt hột phiêu bồng)

“Tôi đi chân bước lạc loài

Máu tim lạc lõng tình hoài vu vơ”

(Nhớ nhung, Thơ vô tận vui) …

Tiếp xúc với Bùi Giáng, có lần Phạm Mạnh Hiên đã phải thốt lên: “Anh

mạnh mẽ, anh cuồng nhiệt quá khiến cho tôi phải lắm lúc run sợ, không chịu đựng nổi một hơi thoảng nội lực của anh” [20;256]. Cái khác người của Bùi

Giáng là ông sống quá mạnh mẽ, quá sôi nổi, quá cuồng nhiệt. Có lẽ vì vậy mà mọi sự vật đi quá lăng kính cuồng nhiệt đều trở nên khác kiểu, khác thường? Duy có điều, Bùi Giáng khác người nhưng không hề xa lạ!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)