5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 14
2.1.2/ Cái tôi mộng mị hoài vọng về tình yêu xa xôi 4 1-
M. Gorki – nhà văn Nga rất mực hiện thực - đã từng nói về tình yêu bằng một câu rất “thơ”, rằng “Tình yêu, đó là thơ ca cuộc đời. Cuộc sống
thiếu tình yêu không phải là sống mà chỉ là sự tồn tại!”. Tình yêu gợi cảm
hứng cho thi tài sáng tạo và đến lượt mình, thơ ca khiến tình yêu thăng hoa trên những cung bậc cảm xúc đặc biệt, diệu kỳ. Người ta có thể lên lịch cho cuộc đời mình bằng nhiều việc cụ thể nhưng khó có thể lên lịch cho tình cảm biểu hiện. Bởi vì, “Sương mù cũng như tình yêu
Chơi đùa trên những quả đồi
Và đem lại những vẻ đẹp huy hoàng đột ngột ”
(R. Tagor)
Mũi tên thần tình ái găm vào trái tim nhân loại đã làm nên “những vẻ đẹp
huy hoàng đột ngột” nhưng cũng có thể khiến tim người nhỏ máu khi “yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người” (Xuân Diệu). Vị trí của Tình yêu và
sắc thái của nó trong thơ Bùi Giáng mang đầy đủ những yếu tố ấy. Nghĩa là, với Bùi Giáng, tình yêu là hơi thở, là không khí của riêng ông, nó giúp ông sống – theo một kiểu rất Bùi Giáng – chứ không phải tồn tại như vẻ ngoài. Trạng thái yêu đương trong thơ Thi sĩ Buổi Hoàng Hôn luôn là “đã qua” để hoài vọng và “ở xa” để hi vọng; có cả “vẻ đẹp huy hoàng” lẫn “bóng đêm ảm đạm”. Và, dù là tình yêu “đã qua” hay quanh quẩn “đâu đó” thì nó vẫn mãi là “tình yêu xa xôi” khiến cái tôi trữ tình trở thành kẻ mộng mị trên hành trình níu giữ, kiếm tìm.
Nếu Xuân Diệu nâng tình yêu thành tôn giáo, thì với Bùi Giáng, tình yêu cũng là thứ “thuốc phiện” đầy ma lực khiến con người ấy quay cuồng. Điều này giúp Bùi Giáng gần với một số tác giả văn học miền nam 1945 – 1975 như Nguyên Sa, Phạm Thiên Thư…nhưng cũng là điều khiến ông khác biệt với Võ Phiến hay Thanh Tâm Tuyền khi một trong số họ cho rằng “Thơ
hôm nay không cần đến tình ái và khi Tình ái đến với thơ hôm nay cùng với vẻ tiều tuỵ khốn khổ chịu đựng hắt hủi như cả một cuộc đời”. Có lẽ do xuất
phát điểm từ những quan niệm và hệ tư tưởng khác nhau hoặc trong thế giới của những con người này không cần đến tình yêu chân chính hay cuộc sống của họ vô nghĩa và tăm tối?!
Xin đi vào “thế giới tình yêu” của Thi sĩ Buổi Hoàng Hôn bằng một khẳng định của chính ông:
“Trăm năm xiềng xích cũng là
Tại ai há dễ là ta si tình”
(Màu hoa trên ngàn, tr65)
Mọi thứ xiềng xích mà tình yêu mang đến hay tự “ta” quàng vào cổ mình, tất thảy đều do “ta si tình” mà ra. Đó cũng là cơ sở giúp cho việc lý giải các trạng thái yêu đương nhiều khi trái chiều của cái tôi trữ tình trong thơ. Từ những xao xuyến buổi đầu đời của gã trai quê chăn bò ở vùng hẻo lánh xứ Quảng với cô gái quê bên bờ cỏ mượt:
“Nhìn em nhé bên kia bờ gió thổi
Lá xanh vườn theo cỏ mượt ngân nga Tơ vi vút một đời thương nhớ tuổi
Của trăng rằm xuống doạ dẫm bên hoa”
(Bờ nước cũ, Mưa nguồn)
Thuở ấy, tâm hồn chàng trai còn đầy những cảm xúc nhân ái, chân thành và tâm thức đã nhập vào hồn thiên nhiên, vào cỏ nội hoa đồng để thả sức mơ mộng:
“Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín
Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh Anh nằm xuống để nhìn lên cho thoả Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh Chìm ngây ngất ào trong đôi mắt lả Anh lim dim cho chết lịm hồn mình”
(Anh lùa bò vào đồi sim trái chín, Mưa nguồn) Nhưng rồi những va vấp cuộc đời cùng những cuộc chơi không bờ bến đợi đã khiến tình yêu buổi đầu chỉ còn như những cảm xúc rất vi vu hư ảo, để rồi nó cũng rong chơi theo “anh”, cùng “bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu”:
“Lên mù sương xuống mù sương
Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu Tuổi thơ em có buồn nhiều
Hãy xin cứ để bóng chiều bay qua Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh”
(Áo xanh, Mưa nguồn)
Nhưng, dẫu có “xa đường thương yêu” thì vẫn “nguyên sơ mộng sau tà áo xanh”, bởi “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”. Cái bản chất “ta si tình” đã có
tự buổi đầu, có trong những cảm xúc vừa chân thật vừa mơ hồ, để rồi sau biết bao hoài cảm, con người ấy mới rút ra một điều – như là quan niệm của riêng mình về tình yêu: “Có biết hoài nghi thao thức mới biết đằm thắm tin
yêu. Chối bỏ để nhớ nhung, giã từ để trùng ngộ, xua đuổi để gọi về. Ồ em ạ, hai đứa mình đã thương nhớ đã bạc hết nửa mái đầu, nhưng còn đây bờ nước cũ, còn đây cành liễu biếc vẫn thướt tha. Và có phần vi vu hơn buổi mới. Vì hai đứa mình nhìn ngó lại với tâm hồn hoài cảm thương tiếc rất phiêu diêu. Kỷ niệm như đem về sương tuyết để pha in. Em chấp nhận không? Hãy cùng nhau dấn thân vào giông tố. Yêu là chết. Ngay từ đầu hãy lên đường ly biệt nhé, em?... Yêu nhau là kiếm tìm nhau ở đầu rừng cuối bể, mỗi đứa mỗi bơ vơ”.
(Tư tưởng hiện đại, tr55) Không biết Bùi Giáng có ảnh hưởng từ Xuân Diệu với “Yêu là chết ở trong lòng một ít” khi khẳng định rằng “Yêu là chết. Ngay từ đầu hãy lên đường ly biệt nhé, em”? Chỉ biết rằng khi viết những dòng ấy, Bùi thi sĩ
đang bàn về “Thân phận con người trong triết học Karl Jaspers” – những trang sách ngồn ngộn con chữ mà muốn hiểu được thật không dễ dàng gì. Vậy mối liên hệ nào đây, giữa Bùi Giáng, Xuân Diệu, Karl Jaspers, thân phận con người hay tình yêu? Không có cuộc sum họp nào là vĩnh viễn, huống hồ trong tình yêu, sự gặp gỡ của hai con người mới chỉ là cuộc hội ngộ, sợi dây liên kết họ là tình cảm. Nhưng “tình yêu đến tình yêu đi ai biết”? Bước lên con dường yêu đương cũng là con đường ly biệt và trên một phương diện nào đấy, sự ly biệt trong tình yêu vốn là một mất mát?
“Anh cũng biết đầu tiên em yêu anh như thế
Mà cuối cùng anh tự hỏi vì sao Vì tận tuyệt yêu đương là huyết lệ Từ thiên thu vạn kỷ đã tuôn trào”
Cho nên, tình yêu thực chất luôn là cuộc kiếm tìm nhau của hai thực thể bơ vơ, tưởng gần gủi mà xa cách trong khoảng vô tận, vô cùng, vô định:
“Em từ xa lắc về đây
Nhìn tôi ngơ ngác em ngây ngô rằng “Em từ vô tận băn khoăn
Tìm anh chỉ muốn anh tăng gia giùm Cái gì vô tận mông lung
Cái gì vô thể vô cùng thương yêu…”
(Em từ xa lắc, Rớt hột phiêu bồng)
Cũng bởi tình yêu, dường như chưa bao giờ được cái tôi ấy nắm chắc trong tay. Không có cái vẻ hờ hững của tình nhạt, tình buồn nhưng cũng không thấy cái vật vã níu kéo khi tình xa. Một cái gì rất mơ hồ, có như không, không mà có:
“Yêu em có lẽ như là
Bình minh sốt ruột sơn hà dửng dưng Từ em vĩnh biệt lên đường
Từ ta đứng lại chuộng phường phố hoa”
(Yêu em, Mùa màng tháng tư)
Đã lỡ duyên kiếp này xin hẹn người kiếp sau: “Hẹn nhau một kiếp mai sau
Tái sinh gặp lại cùng nhau hẹn hò Kiếp này đã lỡ chuyến đò
Kiếp sau tiếp tục hẹn hò dở dang”
(Hẹn, Mùa màng tháng tư)
Nhưng tại sao đến kiếp sau vẫn cứ “hẹn hò dở dang”? Lý giải rằng “Buồn đau quen nết đoạn trường” mất rồi, nên có “cởi ra rồi lại buộc vào như chơi” (Nguyễn Du). Vậy làm thế nào đây? Với kẻ si tình, không yêu là điều không thể. Cho dù: “Anh sẽ khóc suốt thiên thu tình luỵ/ Của vấn
vương tình nghĩa nặng muôn nghìn” (Vì có lẽ). Còn yêu là còn phải chấp
nhận buồn vui, phải “chịu đựng bẽ bàng thiên thu”: “Yêu em từ những thuở nào
Thương em có lẽ từ đầu mà thương Tuyệt nhiên chấp nhận đoạn trường Từ đầu tiên tới đoạn trường tương lai”
(Yêu em, Thơ vô tận vui)
“Chối bỏ để nhớ nhung, giã từ để trùng ngộ, xua đuổi để gọi về” – đó cũng
là cách để cái tôi trữ tình trong thơ hoài vọng về tình yêu. Sự hoài vọng cũng mang đầy đủ các cung bậc cảm xúc của nhớ nhung, đợi chờ, hoài nghi, đau khổ, khát khao, hi vọng … Vũ Đức Sao Biển nhận xét rằng Bùi Giáng có “những bài thơ tình nồng nàn, say đắm”. Đó trước hết là cái đắm say tìm đến từ nỗi nhớ nhung mãnh liệt - nỗi nhớ không có không gian, thời gian hữu thể nào đong đếm hết:
“Nhớ em nhớ suốt năm dài
Suốt ngày suốt tháng suốt dài trăm năm”
(Yêu em, Thơ vô tận vui)
Lý giải cho trạng thái tình cảm ấy chỉ có thể bởi nỗi nhớ đã ăn sâu, bám chắc thành cội rễ trong lòng người:
“Tôi từ vĩnh biệt tình yêu
Nhớ em sương sớm nắng chiều chờ mong Té ra cội rễ trong lòng
Làm sao dứt được đèo bòng đeo tai… ”
(Rớt hột phiêu bồng, Tr97)
Nhớ nhung chỉ đến khi người ta có tình cảm thật sự, trân trọng người mình yêu và đề cao tình yêu giữa người và người trong cuộc đời. Con người ấy đã yêu thương đến độ “đá” cũng trở nên “êm”:
Ghét em mỗi lúc mỗi trìu mến em Đường đi lót đá êm đềm
Cậy em thủng thẳng dịu mềm em đi”
(Tình yêu, Rong rêu)
Ít thấy giọng thơ nhẹ nhẹ, buồn buồn, chẳng hạn: “Nắng Sài Gòn anh đi
mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông/ Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng” như một số nhà thơ cùng thời. Với Bùi Giáng, yêu là trạng thái “bất
thường” của con người nên tình yêu trong thơ càng không có cái thể điệu bình thường, êm ái mà phải la lên, hét lên để mọi người biết rằng “anh yêu em” chứ không cần nói tránh, nói né “anh yêu màu áo” nào cả. Cho nên cái tôi ấy thẳng thắn bộc bạch:
“Thương yêu em hơn thương cả bà trời
Vì anh biết nghìn thu trang cổ lục Sẽ tưng bừng ca ngợi ấy em ôi”
(Thanh khê, Rong rêu)
Có lẽ vì vậy mà Bùi Giáng còn được đặt biệt danh là kẻ “mê gái”! (Cao Huy Khanh)!
Tình yêu không đi theo một lý lẽ nào hết. Muốn biết nó là gì hãy cứ bước chân vào và tự mình cảm nhận. Xin lấy “định nghĩa” tình yêu của Bùi Giáng để kết lại nội dung này:
“Tình yêu không có cỗi nguồn
Thoảng qua như gió mây ùn như sương Tình yêu rất có cỗi nguồn
Ấy là quý chuộng tình thương từ đầu Tình yêu đi mất từ lâu
Vẫn còn ở mãi hương màu đầu tiên”
Rong ruổi tìm kiếm tình yêu – thứ tình yêu tưởng hiện hữu mà xa xôi, tưởng thoáng qua mà sâu nặng, dù “mất từ lâu” mà như “còn ở mãi”… những thái cực trái ngược của tình cảm đều gặp nhau ở một điểm là “chuộng tình thương từ đầu”, là trân trọng tình yêu từ buổi đầu vừa chớm, để rồi dù có phải mất cả đời tìm kiếm, con người ấy cũng không vô vọng, bởi “hai
đứa mình đã thương nhớ đã bạc hết nửa mái đầu, nhưng còn đây bờ nước cũ, còn đây cành liễu biếc vẫn thướt tha. Và có phần vi vu hơn buổi mới”!.