5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 14
2.1.3/ Cái tôi “cuồng khấu” đi tìm cội nguồn và những ám ảnh về lẽ
sinh tử.
“Cuồng khấu” – chữ dùng của Nguyễn Hữu Hồng Minh trong bài viết “Bùi Giáng – Nhà thơ cuối cùng của thế kỷ XX”. Tác giả này cho rằng: “Bùi
Giáng là kẻ hát rong giữa chợ đời hay kẻ vì yêu đời quá mà hóa điên, trở thành một gã cuồng khấu vô vọng?”. Cái điên cuồng của Bùi Giáng đã tốn
không ít bút mực của nhiều nhà nghiên cứu và bản thân ông trong “Tiểu sử tự ghi” đã tự nhận: “1969: bắt đầu điên rực rỡ; 1971 – 75 – 93: Điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang. Rong chơi như hài nhi (con nít)”[20;164 -
165]. Cho nên, vì lẽ đó chúng tôi mượn chữ “cuồng khấu” như là cách gọi “chuẩn” con người Bùi Giáng ngoài đời lẫn cái tôi trong thơ. Tuy nhiên, cái sự điên ấy chỉ là “điên đảo với đời” mà “tỉnh táo trong nhận thức, kín đáo
trong cuộc sống tình cảm riêng tư”. Giấu mình sau lớp áo nhàu nhĩ, lếch
thếch của kẻ suốt ngày rong chơi, la hét ngoài đường, hết nằm xó chợ, gầm cầu lại theo lũ trẻ lang thang, bầu bạn với gà, vịt nhựa… là một Bùi Giáng ý thức rõ hơn ai hết trạng thái sống của mình. Và, rốt cuộc thì, “điên” cũng chính là thái độ sống có ý thức của thi sĩ họ Bùi:
“Đời này đất đá cằn khô
Đời xưa đất đá đều đờ đẫn điên Điên duỗi dọc, điên ngửa nghiêng Điên là hạnh phúc thần tiên ở đời”
(Dzách)
và ông có ý định xây cho riêng mình một thế giới tuyệt mù điên đảo: “Anh
đã định suốt thiên thu vạn kỷ/ Làm thằng điên rồ dại suốt thiên thâu”, nhưng
điều đó là không thể khi ông nhận ra: “…dường như anh vô lý/ Lúc đoạn
trường anh đứt ruột khổ đau” (Quá khứ của anh). Luôn ý thức được sự khổ
đau có lẽ chỉ có ở người điên Bùi Giáng và cũng chính vì luôn ý thức đã khiến ông không được điên hoàn toàn như vẻ bề ngoài vẫn “chường” ra cho thiên hạ ngộ nhận, tò mò. Cuộc hành trình trên đường trần, đường thơ hay đường định mệnh rốt cuộc cũng chỉ để đưa nhà thơ và cái tôi trữ tình trong thơ đến điểm kết thúc và mở đầu: cội nguồn. Có một cội nguồn tồn sinh và một cội nguồn thơ cùng ẩn hiện và tồn tại trong đời và thơ Bùi thi sĩ.
Bùi Giáng là mẫu người của nền văn minh nông nghiệp, khó thích nghi với cuộc sống đô thị, với nhịp sống công nghiệp. Dường như ông đã tự nhận mình như thế khi cho rằng “…suốt bình sinh, con người ta đeo bám vào
những thứ gọi là văn minh, tiến bộ, gây dựng nên những thứ gọi là công nghiệp lưu tồn, chẳng qua cũng chỉ là một cách tự dối mình đấy thôi”
[20;137]. Bởi vậy mà đã bao lần đứng giữa phố thị, tâm hồn ấy vẫn hướng về một nơi rất xa xôi, thân thuộc:
“Chiều hôm đếm lá cây rơi
Bên đèn phố thị thương đồi núi xa”
(Chiều hôm phố thị, Mưa nguồn)
“Ngày mai cá sóng phiêu bồng
Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng ra đi” Sương đồng sương ruộng từ khi
Ta từ vô tận mà đi trở về Một vùng thuỷ thảo thôn quê
Tầm sương sái diện tê mê tình người”
Thử đặt ra câu hỏi: đâu là lý do khiến nhà thơ – vốn dành phần lớn thời gian sống của mình để rong chơi nơi phố thị phồn hoa nhưng vẫn xa lạ với nơi này? Có lẽ là bởi sự tồn tại của một con người khác trong Bùi Giáng mà Cung Tích Biền đã nhắc đến trong bài viết “Bùi Giáng, nhà thơ của ngày
tháng ngao du”. Tác giả này cho rằng “Đó là một Bùi Giáng thông tuệ hãy còn lưu dấu sâu xa, gốc gác thánh thiện một trẻ thơ lớn lên từ luống cày nương rẫy. Cái thật thà hài thơ ấy đã trở thành bản chất, đã nằm trong bịt bùng tầng tầng vùi lấp của cõi thời gian đời người. Nó được nén chặt, đè kín, được lay-out kĩ càng nơi vô thức nhưng nó có sức bật dậy và phóng bủa mông lung khi được thực tại click vào nó. Nó đã giúp ông bao năm lang thang giữa phố thị mà vẫn vô tình gắn chặt với hương đồng cỏ nội, với nương rẫy vườn rau lối ngõ quê mùa – cả thơ văn lẫn con người” [20;210].
Bởi vậy mà, song hành với cuộc sống nơi thị thành là một cuộc sống khác, trong tâm tưởng – một “bến đào nguyên” – nơi thi sĩ thả mình cùng ước vọng “khinh cừu”:
“Buồn phố thị cũng xa bay như gió
Cộ xe nhiều cũng nhảy bỗng như hươu Bờ cõi dựng xuân xanh em còn đó
Bến đào nguyên anh khoác áo khinh cừu”
(Những nhành mai, Mưa nguồn)
Trong thơ ông, từ hình ảnh quê nhà với những đám cỏ chạy dài suốt cả tuổi thơ đến dải đất Trung Việt rừng núi hoang sơ, sương ngàn cỏ nội hay miền đất phương Nam trời mây sông nước…cũng đều mang vẻ tự nhiên mộc mạc và thuần khiết. Với Bùi thi sĩ, đó là nơi lắng lại, nơi gọi về cho ông cái phần người thuần tuý nhất. Và hơn hết, đó cũng chính là nguồn cội của sự sinh tồn và hạnh phúc – dù không vẹn tròn. Trong “Nỗi Lòng Tô Vũ”, Bùi
cảm xúc chân thành. Tâm thức ông bấy giờ dường như hòa nhập vào thiên nhiên hoang dại:
“Đồi tăm tắp chạy về ôm chân núi
San sát đồi phủ phục quấn núi xanh Chiều xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh”
Và cũng chỉ nơi rừng núi hoang sơ, xa lánh chốn đời bon chen, cái tôi ấy mới được thả sức sống:
“Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Nhảy múa tung sườn núi vút giòng khe Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Vang vang lên đồi núi vọng be be”
Bùi Giáng chưa bao giờ nêu ra định nghĩa về một quê nhà rộng hẹp nào, lại càng không muốn giam mình trên mặt đất mênh mông:“Hỏi rằng: người
ở quê đâu?/ Thưa rằng tôi ở rất lâu quê nhà” (Chào nguyên xuân, Mưa
nguồn). Con người của những ngày tháng ngao du luôn muốn bỏ lại phía sau cảnh thành xưa phố cũ “Lớp phiêu bồng mọc trăng ngàn/ Thành xưa phố cũ
muôn vàn phía sau” (Ngày mười bốn, Ngày tháng ngao du ) để mơ đến một
lần bất tuyệt “Trần gian bất tuyệt một lần/ Nghe triều biển lục xa dần non
xanh” (Ngày một, Ngày tháng ngao du). Nhưng khó mà tìm được sự bất
tuyệt ấy giữa cuộc đời, dù chỉ một lần nên Bùi Giáng kiếm tìm nó trong thơ. Và suy cho cùng, thơ ca cũng chính là một cái đích Bùi Giáng hướng đến trên hành trình đời mình: tìm về cội nguồn của sáng tạo nghệ thuật.
Có thể nói, ngoài cái cội nguồn không được gọi tên, cái tôi còn một cội nguồn rộng dài để trú ngụ tâm hồn: Cõi Thơ. Dưới mái nhà không bị giới hạn bởi chiều kích của không gian, thời gian này Bùi thi sĩ mới được “kịch
liệt tung hoành, mặc tình dâng hiến, thoả dạ cuồng si” [20;207]:
Đến bên anh và giục giã anh điên Anh chỉ biết một lần xưa lộng lẫy Anh nhìn em anh run rẩy suốt máu tim Anh chộp bút viết ra bừa bãi
Có lẽ điên cũng có thể không điên…”
(Cái điều khó nói, Thơ vô tận vui)
Sống trong thời kỳ đất nước trước thống nhất, khi Chủ nghĩa hiện sinh ảnh hưởng tràn lan trong tư tưởng và văn chương đương thời, Bùi Giáng cũng không nằm ngoài “vòng cương toả” của nó. Bùi Giáng sống trong cuộc đời, yêu đời nhưng ông cũng sống trong một thế giới khác nữa: Thế giới của hoài niệm, chiêm bao. Đó là những thực tại ảo chìm sâu trong tâm thức ông. Nếu như Tản Đà coi “Đời là mộng” thì Bùi Giáng còn “đi xa hơn” bậc tiền bối khi nhận ra “Mộng là đời”! Trong cõi chiêm bao, mộng mị ấy, người tình vẫn như còn sống trong ông, vẫn hiện hữu trong nguồn mạch cảm xúc của thơ ông, vẫn cùng ông trò chuyện. Thơ của ông, vì vậy, không phải chỉ là nỗi niềm tâm sự dành cho đời và người đời, mà còn là lời tâm sự trò chuyện với một bóng ma vẫn lẽo đẽo đi về theo chiếc bóng. Rất nhiều bài thơ trong Mưa Nguồn là lời trò chuyện, tâm sự cùng bóng ma ấy trong không khí rờn rợn:
“Xin ngó lại bàn chân em bước Vì em đi vào lúc gió đương bay
Năm ngón nhỏ như sương đầm lá ướt Em đưa tay anh với bắt chừng này”
(Màu xuân, Mưa nguồn)
Bùi Giáng có nỗi ám ảnh ghê gớm về cái chết. Ông đã viết thế này: “Ngày nay con người có được nhiều chốn “nương tựa”. Rượu đế, lade, cà
phê, khiêu vũ, xi nê… Nếu những thứ đó không còn chi cám dỗ, thì con người chạy đi đào sâu những hang hố siêu hình, tồn thể, hết đào hang xuống
tận ruột rà trái đất, lại đào hang lên khắp cõi thanh thiên…Rốt cuộc vẫn đối diện với cái khối lù lù bất khả tư nghị do tử thần dựng lên ở giữa đường. Cái khối dị dạng nọ quả thật gay cấn khôn hàn. Xua đuổi nó không được. Trừ khử nó không tan. ” [20;136]. Đối diện với cái vô hạn của cõi phù sinh, của
thời gian, không gian mênh mang vô chiều kích càng khiến kiếp người trở nên nhỏ bé, hạn hẹp. Chạy khỏi cõi đời tìm chốn nương thân trong những hố sâu siêu hình nhưng dốt cuộc con người cũng không thể tránh được cuộc gặp gỡ cuối cùng: gặp gỡ Tử thần. Rốt cuộc thì mẫu số chung trong sự tồn tại của con người cũng chính là cái chết!
Bùi Giáng luôn ý thức được ra đi tất yếu của mình: “Rằng chắc chắn là nay mai ông sẽ
Bỏ đời đi kiếm chỗ khác rong chơi Các con sẽ tự hỏi sao mà ông ngu thế? Còn nơi nào sánh kịp được ở đời!
Ông hỏi lại: Con dứt khoát ở lại đời vĩnh viễn? Nhưng ý con đâu phải ý ông trời
Con muốn thế mà ông trời không muốn thế Con làm sao chống lại ý ông trời?”
(Rằng, Trúc mai từ vô tận chúng em)
Cho nên, thay vì than thở bởi kiếp nhân sinh hữu hạn, Bùi Giáng đã tìm ra cách đối diện với mẫu số cuối cùng của đời mình: “Thôi đành ôm chầm
lấy nó ve vuốt mà bảo rằng: - Tử Thần ôi! Em chính là lẽ sống của ta. Ta sống bao nhiêu tuế nguyệt lao đao lận đận, là chỉ cốt để thành tựu đời mình trong cái Chết Thơ Ngây Man Mác. Ta ôm lấy em và cảm thấy ấm cúng vô song. – Tử Thần ạ, lại gần đây đối mặt! Trao bàn tay cho ta nắm bên miền…”[20; 137]. Vui vẻ chấp nhận sự song hành của tử thần trong đời
sống của mình đến một giới hạn nào đó mà ta không thể biết. Thậm chí nên nhìn nó theo hướng đầy tích cực, rằng “cái chết hãi hùng sẽ là một cơ hội
huy hoàng cho cái sống thành tựu được tinh hoa…Mọi mọi sinh vật sẽ mọi mọi nhìn nhau bằng một nhãn quan khác hẳn. Và cõi đời từ đó sẽ đúng là đời cõi của yêu thương ” [20; 101], bởi ly hợp cũng chính là sự bắt đầu của
sum họp:
“Thưa rằng ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân”
(Chào nguyên xuân, Mưa nguồn)
Xem cái chết luôn kề cận là động lực để “đẩy dồn ý sống lên cùng độ
chơi vơi” và cũng vì “muốn hiểu lẽ sống nên thiết tha o bế tử thần” có lẽ chỉ
tìm thấy trong tư tưởng Bùi Giáng. Dù vẫn đặt câu hỏi về “sự sống” và “cái chết”: “Thế nào là sống, là chết? Tử thần giết người đã ghê tởm bằng chính
người tự giết mình ở ngay trong cái lối sống lếu láo lăng nhăng? cò kè mặc cả?”, nhưng có vẻ như ông không quan tâm lắm đến cái định nghĩa về hai
khái niệm ấy, điều ông băn khoăn ở đây vẫn là người ta sống như thế nào mà thôi. Với Bùi Giáng, không gì ghê tởm bằng cái sự sống “cò kè mặc cả” giữa chợ đời. Đó là cuộc sống đã chết!