Kiều nữ và sự cuồng si 5 8-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 58 - 61)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 14

2.2.1/ Kiều nữ và sự cuồng si 5 8-

“Mê gái” là bản chất của cái “ta si tình” Bùi Giáng. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi trong thơ ông xuất hiện một loạt các người đẹp Đông, Tây, Kim, Cổ. Đó là những cái tên nổi bật như Kim Cương, Hà Thanh, Phùng Khánh, Nam Phương hoàng hậu đến Marylin Monroe, Brigitte hay Thuý Kiều, Đỗ Thập Nương. Thậm chí có cả những cô em Mọi, Sơn nữ từng gặp đâu đó nơi rừng núi cũng được Bùi thi sĩ dành cho những dòng tâm tình say đắm. Trái tim rộng mở vô hạn của thi sĩ chứa đựng trong đó tình yêu ông gửi trao người đẹp mà ông thường thích gọi là “Gái” một cách vừa dân dã, gần gụi vừa ngông nghênh.

Những kiều nữ trong thơ Bùi Giáng, trước hết là hiện thân của cái đẹp. Có vẻ đẹp đài các, kiêu sa, lộng lẫy kiểu: “Rất lẫy lừng như vạn đại tiên

tử, Rong Rêu); có cái chân quê, mộc mạc của thôn nữ nơi ruộng đồng: “Một lần nghe tiếng của em/ Dội lên ở giữa êm đềm nương dâu” (Thôn nữ nương dâu, Mười hai con mắt) hay cái điệu cười hoang sơ của gái núi: “Rừng xanh nắng biếc em cười nói” (Em Mọi là em, Chớp biển). Có cái đẹp toát ra từ

hình thể: “Bẻ cong thân gái xương giòn/ Thân thơm mạch gỗ thân rờn gió

cây” hay “Cái đoá cằm thật xinh tượng đá của nàng” (Ngàn thu rớt hột);

cũng có cái đẹp bảng lảng không thể gọi tên: “Em về giũ áo mù sa/Trút quần

phong nhuỵ cho tà huy bay”…

Những người phụ nữ của cái đẹp hiện hữu trong thơ Bùi Giáng với nhiều sắc màu khác nhau và hình như theo một cách vô thức, Bùi Giáng phân biệt họ bằng những tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn, nếu Hoàng hậu Nam Phương và ni cô Trí Hải thuộc về thế giới của cái đẹp thoát trần, thì nghệ sĩ Kim Cương và cô đào rực lửa Marilyn Monroe lại hiện thân của cái đẹp nhân gian trần tục. Có lần trong “chiêm bao ngàn ngàn mộng mị” Bùi Giáng đã mở một cuộc tao ngộ vô tiền khoáng hậu giữa các người đẹp quanh thi sĩ đa tình: “Hoàng hậu Dương Quý Phi bảo tôi rằng: Từ ngày đọc thơ

của tướng công, tiện thiếp bỗng thấy yêu đời trở lại… TâyThi bảo tôi rằng: Chàng hãy chèo ghe rong chơi Ngũ Hồ với chúng em…Ngu Cơ bảo tôi rằng: Chàng bất công lắm nhé. Cứ luôn luôn nhắc đến Dương Quý Phi mà chẳng hề nhớ tới em một lần… Brigitte Bardot bảo tôi rằng: Thơ chàng tặng em đọc hay ho hơn thơ chàng tặng chị Monroe…” (Ngày tháng ngao du).

Và, vì không muốn làm mất lòng người đẹp nào, vị giám khảo sắc đẹp Bùi Giáng đã đánh giá về họ khá tinh tế, công bằng:

"Nam Phương Hoàng hậu đẹp một cách thong dong Kim Cương Nương tử đẹp một cách thoải mái

Hà Thanh Công chúa đẹp một cách cởi mở Trí Hải Ni cô đẹp một cách không lời…”

Kiều nữ cũng chính là nguồn yêu bất tuyệt đến kỳ dị trong thơ Bùi Giáng. Vì yêu nên có lần thi sĩ này đã mạnh bạo gửi đến Nam Phương Hoàng hậu những lời “tỏ tình có cánh”: "Suốt bao năm dài tại hạ làm thơ,

chung quy chỉ vì cái màu xuân xanh bất tuyệt ban sơ của Dương Hoàng Hậu. Màu xuân ấy đã một lần tái sinh cách đây ba mươi năm trong hình hài máu me Nam Phương Hoàng hậu. Tại hạ yêu Dương Quý Phi bao nhiêu thì cũng yêu Nam Phương Hoàng Hậu bấy nhiêu” (Mùa thu trong thi ca). Ông

mê cuồng Marylin đến độ khi người đẹp này chết thi sĩ càng phát điên:

“Trời xanh úp mặt nghe tin Thôi rồi! Em Má Ri Lyn đi rồi Từ đây ta bỏ ngai trời

Thu thời gian đập tơi bời càn khôn Giữa hư vô nếu em còn

Nhớ ta em gửi cái hồn cho ta Úp môi ôm mặt khóc òa

Cồn lê lên miệng là ba bốn lần".

(Trời khóc Marylin)

Đặc biệt với nữ nghệ sĩ Kim Cương, cái cuồng si của Bùi thi sĩ được nâng lên đến độ hình bóng của người đẹp này dường như thường trú trong vô thức của ông gây nên nỗi ám ảnh ghê gớm:

"Nếu ngày sau tôi chết đi, mà cô không thể giỏ cho một giọt nước mắt

Thì cô có thể giỏ cho một giọt nước tiểu cũng được (Nhớ giỏ ngay trên nấm mồ)

Ở dưới suối vàng tôi sẽ ngậm cười mà đón nhận (Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây)"

(Cô Kim Cương ơi, Sa mạc phát tiết).

Chưa hết, lời đề nghị kỳ dị ấy còn được nhà thơ này lặp lại nhiều lần trong cuốn “Con đường ngã ba”: "Cô Kim Cương hãy đi tiểu trên nấm mồ

tại hạ vẫn vĩnh viễn là ngôn ngữ tuyệt trù bất tận thi nhiên. Vì chỉ nói như vậy thì ngàn vạn năm sau riêng hình ảnh cô Kim Cương sẽ vĩnh viễn đi về Trong Tháng Ba Lễ Hội để giải oan cho Tượng Vương hồi xứ Hoa Nghiêm Kinh..."... "Cô Kim Cương hãy đi tiểu trên nấm mồ tại hạ là sự vụ cần yếu ban sơ cho cuộc tối sơ đi về hủy thân giữa trần thổ. Cô Kim Cương vén xiêm đi tiểu xong rồi, thì từ nấm mồ của trần thổ hủy thân đó sẽ nảy nở ra cuộc đầu thai nơi núi đá...". Khó mà hiểu được từng câu, từng chữ vả chăng sự

hiểu ấy cũng không thật cần thiết. Điều ta quan tâm ở đây, nói như tác giả Trần Đình Thu, chính là cách “ứng xử với cái đẹp khác giới tính của thi sĩ trong trạng thái tâm thần không bình thường”. Đó là lối ứng xử kỳ dị, của

riêng Bùi Giáng và có lẽ chỉ mình ông mới đủ cam đảm nêu lên cái yêu cầu “khóc cho người dưới mộ” có một không hai như thế. Từ yêu đương đến cuồng si, tình cảm trong Bùi thi sĩ được nâng lên đến độ không phải lý trí hay con tim của kẻ đa tình đang thốt ra lời, mà chính là cái “cuồng” đang điều khiển, đang “lủng đoạn”, đang khiến đầu óc và con chữ của ông quay cuồng trên trang giấy.

“Bùi Giáng là chàng si tình số một trên cõi đời này và vì mê gái mà

chàng thi sĩ tài hoa kia sẵn sàng phá huỷ thi ca của mình, phá huỷ thân xác của mình. Và chính điều đó – chứ không phải thi ca, tư tưởng hay sự uyên bác – làm cho ông vĩ đại”[79;40]. Đào Hiếu đã nhận xét về thi sĩ si tình Bùi

Giáng như vậy. Đó là cái nhìn chủ quan của tác giả này và có thể có nhiều người không đồng tình với ý kiến của ông. Nhưng quả thực, vì sự mê gái đến độ cuồng si khiến thơ văn cũng kỳ dị theo thì chỉ có ở Bùi Giáng, mới đúng “kiểu” Bùi Giáng – một kẻ sống hồn nhiên trong đời và trong thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bùi giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 58 - 61)