5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 14
2.3.1/ Mẫu thân sùng kính 6 5-
Có thể nói, ở đây Bùi Giáng đã tiến hành một cuộc đảo lộn ngôi thứ trong quan niệm lẫn thơ ca. Những “mẫu thân” được thi sĩ đề cập đến không ai khác chính là những kiều nữ đã ám ảnh thơ ông, đời ông, khiến ông phải “làm thơ để phụng thờ”. Họ đều là những Phùng Khánh, Kim Cương, Nam Phương hoàng hậu hay Bardot, Marilyn…
“Rất mực làm thơ phụng thờ Bardot
…Của kiều diễm mẫu thân Ma Ry Lýn ”
(Ngàn thu rớt hột)
Tuy nhiên, điều khiến ta băn khoăn là do đâu mà những “em”, những “nương tử”, những “nàng” ấy lại được thi sĩ cùng một lúc nâng lên hàng “mẫu thân” sùng kính thay vì chỉ là những kiều nữ được ông say mê, bợ đỡ, xum xuê? Thử nghe chính thi sĩ này lý giải: “Lúc gọi “Mẫu Thân Phùng
Khánh” Trung niên thi sĩ hoàn toàn đứng trên căn bản sáng tác mà phát ngôn. Nó không chịu trách nhiệm gì về những lời thêu dệt điên rồ của bọn người đa sự, bo bo nói những chuyện đầu Ngô đuôi Sở viễn mộng viễn mơ…Có phải từ ngày nảy ra lời “Mẫu Thân Phùng Khánh” thì bỗng nhiên văn nghệ Miền Nam khởi sắc xum xuê, biệt khai sinh diện?...Nếu như bốn từ bát ngát đó không xuất hiện … thì lấy đâu mà bảo rằng văn nghệ Miền Nam ăn đứt văn nghệ Miền Bắc? Lấy đâu mà bảo rằng thi ca Miền Bắc bơ vơ, trong khi thi ca Miền Nam ấm cúng? ”. Phải chăng Bùi thi sĩ muốn làm một
cuộc cách tân ngôn ngữ thơ? cách tân hình ảnh, biểu tượng thơ? Hoặc nữa là, vẫn theo ý ông, “ngôn ngữ kêu gọi mẫu thân Phùng Khánh đi về trong
lịch sử không phải để cho bọn điên rồ đâm đầu si mê, mà cốt là để giúp cho lịch sử tìm lại được con đường phục hồi tinh thể của mình giữa trận gió biển dâu” (Ngày tháng ngao du, tr 41;137)?. Quả là, để hiểu được ý Bùi Giáng
trong đoạn thơ sau thật không dễ: “U hoài đầu mộng hôm qua
Mẫu thân Phùng Khánh thật là u u Chân đi từng bước hư phù
Mộng đi từng bước tuyệt trù ống chân Mẹ về đứng giữa đầu sân
Cuối cùng mẹ bước vô ngần mẹ đi”
“Mẹ” ở đây dường như cũng “sen vàng lãng đãng như gần như xa”, chỉ gợi lên điều gì đó huyễn hoặc, mộng tưởng. Còn để “giúp lịch sử tìm lại được con đường phục hồi tinh thể của mình giữa trận gió biển dâu” như ý Bùi Giáng thì có lẽ người đọc cần có thêm trí tưởng tượng và sự dày công tìm hiểu thơ văn của thi sĩ này!
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa ngôn ngữ thơ Bùi Giáng lúc này hoàn toàn đóng lại trước mắt chúng ta. Hãy cố “lần” theo Bùi thi sĩ để xem “con đường phục hồi tinh thể” của nhà thơ này ra sao.
Chàng thi sĩ có tên “biển xanh dâu”, có quê “mộng ban đầu đã xa” này lại luôn khẳng định một điều rằng mình được sinh ra từ “những – con – người – cụ - thể”, họ chính là những mẫu thân sùng kính vẫn đi về trong thơ ông: “Con về giũ áo Đười ươi
Nực cười Trí Hải ngậm ngùi mẫu thân Đẻ con một trận vô ngần
Mẹ còn đẻ nữa một lần nữa thôi Mẫu thân Phùng Khánh tuyệt vời
Chiều xuân thơ mộng dưới trời bước đi”
(Thơ điên)
Đã không ít lần ông đặt câu hỏi với các mẫu thân của mình về sự ra đời của Trung Niên thi sĩ: “Hỡi mẫu thân Lục Hà! Lúc mẫu thân đẻ con ra đời,
mẫu thân cảm thấy thế nào?” hay xem mình là “đứa con mênh mông của cô Kim Cương, cô Hà Thanh” và là “đứa con duy nhất của Mẫu thân Phùng Khánh duy nhất của nước Việt Nam”… Phải chăng, nhờ được sinh ra từ họ
mà ông được là “đứa con duy nhất”, đứa con không giống ai, đứa con “vừa sinh ra đã già nua”? Hay vì bởi cõi lòng của Mẫu thân Phùng Khánh từ bi nên tâm hồn người cũng được “nung nấu đào luyện ở giữa cõi lòng từ bi ấm áp” đó?:
“Mẹ về trong cõi người ta
Một hôm mẹ gọi con ra bảo rằng Trần gian vui sướng lắm chăng
Hay là đau khổ hỡi thằng chiêm bao”
Rốt cuộc thì, mục đích cuối cùng của Bùi Giáng lại là cái ước nguyện vẫn luôn ám ảnh ông:
“Nay mai cơn mộng hư phù
Mẹ xin chiếu cố xa mù cho con”
Không muốn bị lãng quên hay tự mình quên lãng, cho nên bằng cách đó Bùi Giáng hi vọng mọi người nhớ đến mình? Nhưng, thay vì cần nước mắt của nhân gian như Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du “Bất tri tam bách dư niên hậu/Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”, thì Bùi Giáng lại cần các mẫu thân của mình ban ân huệ mưa móc bằng …nước tiểu! Một cách chơi trội, chơi độc, khác kiểu, khác người của Bùi Giáng chăng? hay một ẩn ức nào đấy trong Bùi Giáng mà ta chưa thể nhìn ra? Có lẽ rằng, với Bùi thi sĩ, đó là nguồn hồng ân mưa móc mà nhờ nó “tinh thể đười ươi” hiện ra, lấy lòng vạn vật làm lòng mình và sẽ tái sinh dưới hình dạng con người hay là nhờ đó mà con đường phục hồi tinh thể giữa trận gió biển dâu cũng sẽ hoàn thành?