7. Kết cấu luận văn
2.4. Đánh giá thực trạng phân tích công việctại Công ty Cổ phần Tâm
Tâm Đức Cẩm Phả
2.4.1. Ưu điểm
Qua phân tích thực trạng đánh giá thực hiện Công tác PTCV được thực hiện tại Công ty cổ phần Tâm Đức Cẩm Phả có thể thấy được những ưu điểm như sau:
Một là, Ban lãnh đạo công ty đã quan tâm và nhận ra vai trò của PTVC để đưa vào thực hiện tại Công ty ngay từ những năm đầu.
Hai là, mục tiêu của PTCV đã hướng tới việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức và phù hợp với mục tiêu mà Ban lãnh đạo Công ty đã đề ra.
Ba là, huy động được sự tham gia và hỗ trợ của cán bộ quản lý và cácbộ
phận liên quan trong công ty, mỗi thành phần được phân định trách nhiệm chủ trì, thực hiện hoặc hỗ trợ. Quá trình phân công công việc được thực hiện tuần tự từ ban lãnh đạo sẽ có công văn xuống phòng nhân sự sau đó phòng nhân sự sẽ gửi công văn hướng dẫn tiến hành triển khai tới các phòng ban. Giúp cho quá trình phân tích công việc không bị chồng chéo và mất thời gian.
Bốn là, kết quả phân tích công việc đã được đưa vào sử dụng trong các hoạt động quản trị nhân lực, liên quan đến tuyển dụng, xây dựng thang bảng lương, quan hệ nhân sự, đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộ tại công ty.
Nguyên nhân có ưu điểm trên một phần là do ban lãnh đạo công ty đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích công việc đối với sự phát triển của tổ chức, từ đó xây dựng một bộ máy nhân lực quy mô và có hệ thống. Bên cạnh đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và ý thức của người lao động trong việc thực hiện công việc theo các quy định đã đề ra.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
Một là, tại đây quy trình PTCV đã có từ rất lâu, nhưng vẫn chưa thực sự hoàn thiện trong một số bước. Ví dụ cụ thể ở bước 3 của quy trình mặc dù đã có bước lựa chọn các các công việc tiêu biểu nhưng vẫn có sựu trùng lặp
tương tự với các bản mô tả công việc. Hệ thống phân tích công việc chưa đảm bảo các yêu cầu rõ ràng, tin cậy.
Hai là, quá trình phân tích công việc mới chỉ có ít sự tham gia của cá nhân người lao động đặc biệt là các lực lượng lao động tri thức tại công ty thường là chỉ cử ra vài người đại diện để phỏng vấn, quan sát lấy thông tin. Tư tưởng chưa được truyền thông rõ ràng hơn, thiếu sự hợp tác, nỗ lực, thiếu trưởng thành trong suy nghĩ và hành động cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác PTCV.
Ba là, chưa có sự giải thích, hướng dẫn chi tiết rõ ràng cho người thực hiện công việc những nội dung của bản mô tả và bản tiêu chuẩn công việc mà chỉ là các văn bản gửi xuống và có nhân sự xuống trực tiếp hướng dẫn chung về nội dung.
Bốn là, Bản mô tả công việc công ty đã xây dựng được cho 55 vị trí tuy nhiên đa số còn sơ sài cho một số vị tại công ty thiếu nhiều nội dung gồm: các mối quan hệ trong thực hiện công việc, các phương tiện, máy móc sử dụng khi làm việc, điều kiện làm việc... Đây là những thông tin rất quan trọng đối với người thực hiện công việc nhưng lại không được đề cập tại tài liệu trên., chưa có bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.
Năm là, kết quả của phân tích công việc chưa được vận dụng tối đa trong các hoạt động quản lý doanh nghiệp, việc sử dụng kết quả thực hiện công việc chưa linh hoạt. Công ty mới chỉ chú trọng việc sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc vào công tác quản trị nhân lực là trả thù lao lao động, bố trí, sử dụng lao động và đề bạt, thăng tiến, chưa ứng dụng triệt để vào các công tác khác để nâng cao động lực lao động như: khen thưởng - kỷ luật, công tác đào tạo, phát triển nhân viên, nâng cao năng suất lao động.
Sáu là, các Trưởng phòng/ban là những người có chuyên môn không thuộc lĩnh vực nhân sự, kỹ năng phân tích công việc, như: lựa chọn phương pháp thu thập thông tin, kỹ năng viết văn bản phân tích công việc... P.HCNS không có, hoặc rất hạn chế tập huấn, hướng dẫn cho các Trưởng phòng, ban
về phân tích công việc. Do đó, sẽ mất thời gian cho P.HCNS trong công tác biên soạn lại nội dung do các Phòng/Ban dự thảo.
Nguyên nhân
Nguyên nhân có những hạn chế trên là do công tác huấn luyện người đánh giá và các bên liên quan thực hiện phân tích công công việc chưa được đầy đủ và trang bị các kỹ năng cần thiết.
Thiếu sự truyền đạt thông tin về vai trò và tầm quan trọng, cách thức phân tích công việc trong tổ chức.
Thiếu các buổi tập huấn đánh giá kỹ năng dành cho các Trưởng phòng ban trong Công ty, dẫn đến việc lựa chọn sai phương pháp thu thập thông tin phù hợp để lấy kết quả đánh giá phục vụ cho phân tích công việc. Một số bộ phận vẫn có tư duy làm cho có, chứ chưa thực sự để tâm đến tầm quan trọng của công tác này, bên cạnh cũng không tự rút kinh nghiệm cho mỗi lần triển khai không hiệu quả, tốn kém thời gian cũng như tiền bạc của Công ty.
Chưa hoàn thiện về công tác phân tích công việc. Phân tích công việc có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn thực hiện công việc thông qua các bản mô tả công việc. Các bản mô tả là căn cứ cơ bản để các nhà quản lý xây dựng nên các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá.
Hệ thống các bản MTCV còn có sự trùng lặp giữa một số vị trí nhưng vẫn chưa có sự điều chỉnh mặc dù các bản MTCV này đã được áp dụng một thời gian.
Một số cán bộ quản lý chủ quan với cách phân tích công việc và cách chính sách đãi ngộ, đánh giá, khi cho rằng các chính sách đã đủ và phù hợp để tạo động lực cho người lao động tại công ty.
Quy trình PTCV tại công ty còn chưa chi tiết và còn mang tính chỉ đạo chỉ tiếp từ cấp trên. Sau khi triển khai xong lại thiếu đi công tác đánh giá hiệu quả, hoặc nếu có cũng chỉ được tiến hành hời hợt. Chính bởi vậy có thể đánh giá quy trình PTCV là chưa thực sự hoàn thiện.
Tiểu kết chƣơng 2
Ở Chương 2, tác giả đã làm rõ được các vấn đề cơ bản có liên quan tới thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần Tâm Đức Cẩm Phả như sau:
Thứ nhất, tác giả khái quát lịch sử hình thành phát triển của Công ty, nêu lên các đặc điểm có ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện công việc tại Công ty để từ đó đặt Công ty trong mối quan hệ với các đặc điểm này, thuận lợi cho phân tích.
Thứ hai, phân tích thực trạng quy trình phân tích công việc tại Công ty với 6 từ xác định mục tiêu tiến hành phân tích công việc đến công tác lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện. Bên cạnh đó là những nhân tố tác động đến công tác phân tích công việc tại Công ty.
Thứ ba, là những đánh giá chung của tác giả về đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Công ty, những ưu điểm đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của các hạn chế đó. Các nguyên nhân này là cơ sở để tác giả đề xuất giải pháp và khuyến nghị ở trong Chương 3 tiếp theo.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC