7. Kết cấu luận văn
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Tâm Đức Cẩm Phả
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong phân tích công việc
Công ty cổ phần Tâm Đức Cẩm Phả đã thực hiện phân tích công việc một cách thường xuyên từ năm thứ 5 khi bắt đầu thành lập được thành lập. Hoạt động này hiện nay đang rất được công ty trú trọng. Nhiệm vụ của mỗi bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện phân tích công việc tại Công ty cụ thể như sau:
Ban lãnh đạo sẽ ra quyết định điều hành chỉ đạo phòng nhân sự phối hợp với các phòng ban khác trong công ty thực hiện công tác phân tích công việc khi có sự thay đổi hoặc khi công ty sắp bước sang kế hoạch kinh doanh mới. Công tác phân công thực hiện công tác phân tích công việc phải được thực hiện rõ ràng, minh bạch trong nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn giữa những người lao động làm các công việc khác nhau để giúp cho người lao động hiểu rõ mục đích thực hiện những nhiệm vụ và trách nhiệm gì.
Phòng hành chính - nhân sự sẽ thực hiện lập dự thảo kế hoạch của chương trình. Thu tập, tổng hợp các nguồn thông tin dữ liệu để ra văn bản phân tích kèm theo đó là các hướng dẫn tại mỗi vị trí vào áp dụng sau khi có quyết định, thẩm định kết quả và đóng góp các ý kiến trước khi ban hành. Sau đó, sẽ thông báo và phối hợp với các cán bộ quản lý các phòng ban thực hiện chỉ đạo. Đồng thời giám sát các phòng ban trong quá trình triển khai áp dụng các kết quả này trong thực tế.áp dụng kết quả phân tích công việc trong các nghiệp vụ quản trị nhân lực; gửi văn bản phân tích công việc đã có phê duyệt tới các bộ phận; hỗ trợ các phòng ban khác trong quá trình áp dụng kết quả phân tích công việc.
Các phòng ban có liên quan sẽ có trách nhiệm xác định nội dung công việc, phỏng vấn người lao động, thu thập bảng hỏi… để hoàn thiện bảng tô tả công việc và có trách nhiệm giải trình cho phòng hành chính - nhân sự về những thông tin chưa rõ ràng. Trưởng các phòng ban cũng cần tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo sau khi phòng hành chính - nhân sự để điều chỉnh phù hợp với các chức năng nhiệm vụ của mỗi vị trí công việc. Trưởng phòng ban
sẽ cử ra những nhân viên am hiểu về công việc, có kinh nghiệm, có kỹ năng làm việc với các phòng ban. Những người này sẽ có trách nhiệm thu thập thông tin, xử lý thông, viết dự thảo, cung cấp thông tin, sắp xếp thời gian phối hợp với các trưởng bộ phận cũng tham gia, áp dụng kết quả của phân tích công việc.
Người lao động được lựa chọn tham gia phân tích công việc là những người đã am hiểu về công việc, người trực tiếp thực hiện công việc. Phối hợp trong việc cung cấp các thông tin, tham gia khảo sát bên cạnh đó góp ý vào bản phân tích công việc do Trưởng phòng dự thảo để đảm bảo tính khách quan, tránh các thiếu sót về nội dung công việc. Đa phần người lao động trong Công ty vẫn nghi ngờ về mục đích của phân tích công việc, cho rằng kết quả phân tích công việc không phản ánh hết công việc của bản thân và không giúp cho việc đánh giá nỗ lực của họ trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, có thể làm giảm các quyền lợi mà người lao động được hưởng nếu kết quả đánh giá không cao.
Bảng 2.3. Nhiệm vụ của các phòng ban trong phân tích công việc
STT Phòng ban 1 Ban lãnh đạo 2 Ban HCNS 3 Các phòng ban liên quan
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các thông tin được cung cấp