7. Kết cấu của luận văn
1.3. Nội dung tạo động lực lao động
1.3.3. Đánh giá kết quả tạo động lực
Đánh giá kết quả tạo động lực lao động cho người lao động sau các chương trình tạo động lực là rất quan trọng và phải được tiến hành thường xuyên. Việc đánh giá này giúp nhà quản lý phát hiện ra những sai lệch, điểm bất hợp lý trong quá trình tạo động lực lao động, từ đó, đưa ra các giải pháp, phương hướng để điều chỉnh kịp thời và rút ra bài học kinh nghiệm cho các chương trình mới. Việc đánh giá kết quả tạo động lực lao động phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Đánh giá kết quả tạo động lực lao động cho
người lao động gồm đánh giá các chương trình tạo động lực và đánh giá kết quả tạo động lực tổng thể cho người lao động.
1.3.3.1. Đánh giá chương trình tạo động lực
Đánh giá chương trình tạo động lực thơng qua các tiêu chí:
Nội dung chương trình tạo động lực: Nội dung của chương trình có đầy đủ, đảm bảo được mục tiêu, phù hợp định hướng đưa ra từ ban đầu của doanh nghiệp hay khơng? Có phù hợp với tình hình thực tế về lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
Việc triển khai chương trình tạo động lực: Việc xây dựng và triển khai chương trình tạo động lực phải dựa trên nội dung chuẩn, được ban lãnh đạo phê duyệt để triển khai và áp dụng. Việc triển khai chương trình phải bám sát, đúng với nội dung và hướng dẫn áp dụng.
Chu kỳ đánh giá: Việc đánh giá chương trình tạo động lực cần phải được tiến hành thường xuyên tùy theo đặc thù ngành nghề, cơng việc có thể theo tháng, quý hoặc năm ... xuyên suốt quá trình từ khi xây dựng chương trình tạo động lực đến đánh giá mức độ thỏa mãn của người lao động.
Đánh giá hiệu quả chương trình tạo động lực: Chương trình tạo động lực có đạt được các mục tiêu như u cầu ban đầu hay khơng? Tìm ra được những thành công, hạn chế cũng như các nguyên nhân của thành cơng và hạn chế đó để có được những bài học kinh nghiệm cho sau này. Bên cạnh đó cũng cần đánh giá chi phí và kết quả của chương trình để so sách giữa chi phí và lợi ích.
1.3.3.2. Đánh giá kết quả tạo động lực lao động cho người lao động
Năng suất lao động: Năng suất lao động của người lao động có được sự cải thiện chính là việc thực hiện chương trình tạo động lực có hiệu quả.
Chất lượng, hiệu quả cơng việc: Kết quả thực hiện công việc của người lao động ngày càng được cải thiện, các sản phẩm, thành phẩm đúng chuẩn, đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ sai xót, khơng đạt tiêu chuẩn được cải thiện cũng là dấu hiệu của việc tạo động lực đã đạt được những hiệu quả tích cực.
Mức độ hài lịng của người lao động đối với công việc, môi trường làm việc: Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động với công việc, môi trường làm việc là đánh giá việc xác định mục tiêu, tiêu chuẩn công việc cho người lao động và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc, cùng với đánh giá các biện pháp, công cụ tạo động lực được áp dụng, qua đó xác định được rằng sau khi thực hiện chương trình tạo động lực người lao động có thực sự cảm thấy hài lịng, thỏa mãn về cơng việc và mơi trường làm việc hiện tại của mình hay không?
Tuân thủ kỷ luật lao động: Nếu sau chương trình tạo động lực lao động ý thức chấp hành, tuân thủ kỷ luật của người lao động tốt hơn thì có nghĩa là chương trình tạo động lực là có ảnh hưởng tích cực và đạt được kết quả tốt.
Ý thức, thái độ làm việc của người lao động: Người lao động ngày càng tích cực, chủ động đặc biệt là trung thực trong việc thực hiện và giải quyết các vấn đề trong cơng việc. Có các thay đổi tích cực về thái độ như tơn trọng, hợp tác, phối hợp nhịp nhàng hơn với đồng nghiệp trong và ngoài bộ phận. Các biểu hiện trên cũng là những biểu hiện của việc thực hiện chương trình tạo động lực có hiệu quả.
Tỷ lệ vắng mặt, nghỉ việc, sự gắn bó của người lao động đối với doanh nghiệp: Tỉ lệ nghỉ việc của người lao động tăng hay giảm trước và sau khi triển khai chương trình tạo động lực xác định mức độ thỏa mãn của họ trong công việc. Tỷ lệ vắng mặt sẽ tăng nếu mức độ thỏa mãn về công việc thấp, ngược lại, nếu quá trình tạo động lực có hiệu quả tốt, mức độ gắn bó, trung thành của người lao động sẽ được nâng cao, người lao động sẽ muốn cống hiến cho doanh nghiệp kéo theo tỉ lệ vắng mặt cũng như nghỉ việc giảm xuống.