Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn cáp điện lực KEVIN việt nam (Trang 41 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tạo động lực lao động

1.4.3. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.4.3.1. Tiền lương trên thị trường

Tiền lương có vai trị quan trọng đối với người lao động và cả doanh nghiệp. Tiền lương cũng có tác dụng rất lớn trong việc động viên, khuyến khích người lao động yên tâm làm việc và cống hiến cho tổ chức. Nếu tiền lương được trả xứng đáng, phù hợp, đủ để họ trang trải cuộc sống sẽ giúp người lao động yên tâm dồn hết sức mình cho cơng việc. Trong cùng một ngành nghề, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến mức lương bình qn trên thị trường, từ đó có các chính sách tiền lương phù hợp với doanh nghiệp của mình. Chế độ tiền lương cần đảm bảo tính cạnh tranh để doanh nghiệp có thể thu hút thêm lao động, duy trì lực lượng lao động đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.

1.4.3.2. Hệ thống luật pháp

Luật pháp là cơ sở pháp lý để đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động và lợi ích của nhà nước. Những văn bản pháp lý được ban hành của Nhà nước là căn cứ để các tổ chức tiến hành xây dựng và thực hiện công tác đãi ngộ, vệ sinh an toàn lao động cũng như các chế độ liên quan cho người lao động, đảm bảo cho sự bình bẳng của các cá nhân trên thị trường lao động. Các cơ quan quản lý của Nhà nước thực hiện quyền giám sát để đảm bảo các các công tác trên được thực hiện theo đúng định hướng và quy định của luật pháp.

Mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước đều có ảnh hưởng đến động lực lao động của người lao động. Những quy định về tiền lương (tiền lương tối thiểu, thang bảng lương, quy định về trả lương làm thêm giờ ...) chính sách lao động dơi dư, chính sách khuyến khích sử dụng một loại lao động đặc thù nào đó …. sẽ tác động đến các chính sách của tổ chức và giúp tạo ra động lực cho người lao động khi làm việc như sự yên tâm về quyền lợi được đảm bảo, sự tự do trong lựa chọn việc làm và nâng cao thu nhập…Các tổ chức phải xây dựng được và thực hiện các chính sách làm sao để vừa đảm bảo đúng luật mà vẫn đem lại hiệu quả thực tế cho tổ chức để đảm bảo sự phát triển của tổ chức.

1.4.3.3. Hệ thống phúc lợi xã hội

Hệ thống phúc lợi xã hội có vai trị đảm bảo và hỗ trợ ổn định cuộc sống cho người lao động. Đó có thể là các khoản trợ cấp khi người lao động không may bị ngừng, nghỉ việc do ốm đau, tai nạn, sinh con hoặc đến tuổi nghỉ hưu hay do bị mất việc làm. Hệ thống phúc lợi đầy đủ sẽ giúp đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, giúp chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện hơn. Từ đó, tạo ra động lực cho người lao động, giúp họ yên tâm công tác, cống hiến và cố gắng gia tăng năng suất, đạt được hiệu quả cao trong công việc.

Như vậy, có thể thấy mỗi một nhân tố sẽ có tác động khác nhau đến cơng tác tạo động lực lao động trong tổ chức. Tùy theo tình hình và đặc điểm

riêng của từng tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân mà các nhân tố trên sẽ tác động theo những cách thức và mức độ khác nhau. Do vậy, các tổ chức cần hiểu và nắm bắt những nhân tố này khi thực hiện công tác tạo động lực lao động để tổ chức đạt được các mục tiêu mà tổ chức mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn cáp điện lực KEVIN việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)