Nguồn huy động vốn của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 28 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thƣơng mại

1.2.3. Nguồn huy động vốn của Ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Huy động vốn từ tiền gửi

- Tiền gửi không kỳ hạn: đây là hình thức huy động tiền gửi từ KH mà KH không thoả thuận trước về thời gian rút tiền. Ngân hàng phải trả một mức lãi suất thấp hoặc không phải trả một lãi cho số tiền gửi này. Do tiền gửi không kỳ hạn của KH có khả năng rất biến động rất lớn, KH có thể rút ra bất

kỳ lúc nào, do đó Ngân hàng không chủ động sử dụng số vốn này, Ngân hàng phải dự trữ một số tiền để đảm bảo có thể thanh toán ngay khi KH có nhu cầu. Tiền gửi của KH là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM. Nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền ngân hàng. Để gia tăng lượng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh, các NHTM đã triển khai nhiều hình thức huy động tiền gửi khác nhau từ các cá nhân, DN và tổ chức. Theo Nguyễn Văn Tiến (2017), tiền gửi không kỳ hạn gồm hai loại: Tiền gửi thanh toán và Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý [30; tr.46]:

+ Tiền gửi thanh toán: là tiền của DN hoặc cá nhân gửi vào Ngân hàng với mục đích chính không phải là hưởng lãi mà là nhằm sử dụng các tiện ích do ngân hàng cung cấp như cất giữ, thanh toán hộ, chi trả hộ, thu hộ.

Nguồn vốn này có đặc điểm là tính ổn định thấp, thời gian sử dụng ngắn phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất KD, thời vụ và ngân hàng phải chủ động trả cho KH bất cứ lúc nào nhưng ngược lại chi phí huy động của nguồn vốn này rất thấp. Đối với khách hàng, họ được hưởng các dịch vụ của Ngân hàng với mức phí thấp nhất, thủ tục rất đơn giản nhưng chỉ được thanh toán trong phạm vi số dư.

+ Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý: là loại tiền gửi không kỳ hạn, KH gửi

vào Ngân hàng nhằm bảo đảm an toàn về tài sản. Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý cũng là tài sản của người ký thác, họ có quyền rút bất kỳ lúc nào, ngân hàng luôn luôn phải đảm bảo có thể thanh toán, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán. Mục đích của người gửi tiền là bảo đảm an toàn vì KH không xác định được thời gian nhàn rỗi cho số tiền của họ và họ không có nhu cầu sử dụng tiền gửi thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng.

- Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi, KH gửi vào Ngân hàng có sự thoả thuận trước về thời hạn rút tiền. Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi tương đối ổn định vì Ngân hàng xác định được thời gian rút tiền của KH để thanh toán

cho KH đúng thời hạn. Do đó Ngân hàng có thể chủ động sử dụng số tiền gửi đó vào mục đích KD trong thời gian ký kết.

Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi của các DN, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào NHTM với mục đích để hưởng lãi. Khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn, người gửi tiền chỉ được lĩnh tiền sau một thời gian nhất định từ vài tuần đến vài tháng hoặc vài năm. Tuy nhiên do những lý do khác nhau người gửi tiền có thể rút tiền trước hạn, nhưng không được hưởng lãi hoặc với lãi suất thấp tùy theo quy định của từng Ngân hàng.

+ Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà KH gửi vào Ngân hàng nhằm hưởng lãi. Tiền gửi tiết kiệm có ba loại: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, Tiết kiệm dài hạn.

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền tạm thời chưa sử dụng mà dân cư gửi

vào Ngân hàng với mục đích bảo toàn và sinh lợi, đặc biệt là mục tiêu bảo toàn. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền gửi có tỷ trọng cao nhất và tính ổn định cao nhất trong tổng số tiền gửi của Ngân hàng. Đây là hình thức huy động truyền thống của Ngân hàng. Nhằm mục đích thu hút ngày càng nhiều tiền gửi tiết kiệm, các Ngân hàng đều khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới, đưa ra các hình thức huy động đa dạng, lãi suất cạnh tranh hấp dẫn… Lượng tiền gửi phụ thuộc vào thu nhập của dân cư, xu hướng tiêu dùng, tiết kiệm, các đặc tính về văn hóa, xã hội.

-Tiền gửi khác: nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, các NHTM còn có thêm các khoản tiền gửi khác như: tiền gửi của tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của các công ty tài chính, bảo hiểm, tiền gửi của kho bạc Nhà nước…Để huy động được nguồn tiền gửi, Ngân hàng cần phải nghiên cứu đặc điểm nguồn tiền để có biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý.

1.2.3.2. Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá mà các NHTM dùng để huy động vốn thực chất là các giấy

nhận nợ mà Ngân hàng trao cho những người cho Ngân hàng vay tiền xác nhận quyền đòi nợ của KH đối với Ngân hàng ở một mức lãi suất và ngày

hoàn trả nhất định. Việc phát hành giấy tờ có giá của Ngân hàng để hình thành vốn sử dụng có tính ổn định cao, đồng thời nhằm giải quyết những khoản vốn thiếu hụt có tính tình thế do khả năng thu hút bằng nguồn tiết kiệm hạn chế. Ngân hàng thường sử dụng các loại giấy tờ có giá dưới các hình

thức: Phát hành trái phiếu, Phát hành chứng chỉ tiền gửi, Phát hành kỳ phiếu,

Giấy tờ có giá khác. Các giấy tờ có giá của Ngân hàng là các công cụ nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường. Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó của Ngân hàng. Lãi suất của giấy tờ có giá phụ thuộc vào sự cấp thiết của huy động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường.

Trong giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại của tác giả Nguyễn Đăng Dờn (2014) có chỉ ra các NHTM phát hành giấy tờ có giá theo 3 phương thức [4; tr.68]: Phát hành giấy tờ có giá ngang giá; Phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu; Phát hành giấy tờ có giá có phụ trội.

Về phương thức trả lãi trên giấy tờ có giá, Ngân hàng thường áp dụng 3 phương thức trả lãi:

- Trả lãi trước: số tiền lãi của giấy tờ có giá phát hành được trả cho người mua ngay khi phát hành, số tiền lãi được khấu trừ ngay vào mệnh giá của giấy tờ có giá.

- Trả lãi sau: số tiền lãi của giấy tờ có giá phát hành được trả cùng gốc khi thanh toán giấy tờ có giá đáo hạn.

- Trả lãi định kỳ: số tiền lãi của giấy tờ có giá phát hành được trả cho người mua theo từng định kỳ tháng, 6 tháng, 1 năm.

1.2.3.2. Vay ngân hàng nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác

Theo Nguyễn Đăng Dờn (2014), nguồn vốn đi vay làm tăng thêm khả năng thanh toán cho ngân hàng, nguồn vốn vay được hình thành từ [4; tr.72]:

-Vay ngân hàng nhà nước

NHNN là Ngân hàng của của các Ngân hàng và là Ngân hàng cho vay cuối cùng trong nền kinh tế. Vì vậy, các NHTM có thể được NHNN cho vay

vốn khi cần thiết. Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu chi trả tức thời của NHTM, nâng cao khả năng thanh toán. NHTM thường vay NHNN khi thiếu hụt dự trữ (thiếu dự trữ bắt buộc, dữ trữ thanh toán).

Các hình thức vay chủ yếu như chiết khấu, tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn), thông qua các nghiệp vụ thị trường mở. Các khoản vay này thường là trong thời gian rất ngắn. Ngoài ra, NHNN còn cho NHTM vay bổ sung vốn thiếu hụt trong thanh toán bù trừ. Trong trườn hợp đặc biệt, khi Thủ tướng Chính phủ chấp nhận, NHNN còn cho vay đối với các NHTM tạm thời mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống.

-Vay các Tổ chức tín dụng khác

Đây là nguồn các Ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên Ngân hàng. Nguồn vay từ các tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách, và trong trường hợp bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ Ngân hàng Nhà nước.

Khi vay vốn NHTM phải thực hiện quy định của chế độ tín dụng hiện hành và hợp đồng tín dụng với cương vị là người đi vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)