7. Kết cấu của luận văn
1.2. Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thƣơng mại
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương
thương mại
1.2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng được cho là hiệu quả khi kết quả huy động vốn mà Ngân hàng đạt được phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý và đảm bảo được khả năng sinh lời của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Trên giác độ của Ngân hàng, Ngân hàng cần bám sát nhu cầu sử dụng vốn và huy động vốn không những phù hợp với nhu cầu mà còn phải hài hòa về cơ cấu vốn (kỳ hạn, loại tiền...) với chi phí thấp nhất có thể, duy trì được tính ổn định của nguồn vốn huy động mới có thể hạn chế được rủi ro
thanh khoản, rủi ro lãi suất và gia tăng” lợi nhuận cho Ngân hàng.
Để đánh giá hoạt động huy động vốn của NHTM, có thể sử dụng các chỉ tiêu đánh giá phổ biến sau:
(1) Tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động năm sau với năm trước
Tỷ lệ tăng trưởng vốn
huy động
=
Quy mô vốn năm
(N) -
Quy mô vốn
năm (N-1) x 100% [11]
Quy mô vốn năm (N-1)
Tốc độ tăng trưởng vốn năm sau so với năm trước là bao nhiêu phần trăm? Tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả huy động vốn càng cao. Tốc độ tăng trưởng có thể được tính cho tổng vốn cũng có thể được xét riêng với từng loại vốn cụ thể. Sự biến động của từng loại vốn, đôi khi nó trái chiều nhau và không giống chiều biến động của tổng vốn. Chỉ tiêu này kết hợp với tỷ trọng vốn giúp sự đánh giá về khả năng huy động vốn của NHTM được sâu sắc hơn và toàn diện hơn.
(2) Cơ cấu vốn huy động
Cơ cấu vốn cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng. Cơ cấu vốn huy động được phản ánh thông qua tỷ trọng các loại trên tổng số nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được.
Tỷ trọng của
nguồn vốn i =
Quy mô của nguồn vốn i
x 100% [1] Tổng vốn huy động
Việc tính toán tỷ trọng vốn nợ tương đối phức tạp. Nó có thể được thực hiện dựa trên việc sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại vốn: theo đối tượng huy động, theo kỳ hạn, theo tính chất hay theo loại tiền. Theo mỗi khía cạnh, những phân tích, đánh giá được đưa ra sẽ phản ánh một cách đầy đủ hơn khả năng huy động vốn của NHTM.
Tỷ trọng loại vốn nào cao phản ánh ưu thế của Ngân hàng trong việc huy động loại vốn đó. Mặt khác, nó cũng cho thấy sự chú trọng của Ngân hàng vào những hình thức huy động nhất định. Qua đó, người ta có thể nhận thấy chính sách huy động vốn của Ngân hàng và đánh giá được Ngân hàng có đạt được mục tiêu trong trường hợp thực hiện thay đổi cơ cấu vốn hay không.
(3) Chi phí huy động vốn bình quân năm sau so với năm trước Tỷ lệ tăng trưởng chi phí huy động vốn bình quân = Chi phí huy động vốn BQ năm (N) - Chi phí huy động vốn BQ năm (N-1) x 100% [1] Chi phí huy động vốn BQ năm (N-1)
Tổng chi phí huy động vốn mà Ngân hàng phải bỏ ra để có được một đồng vốn khả dụng năm sau cao hơn hay thấp hơn so với năm trước. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, phản ánh hoạt động huy động vốn là hiệu quả.
Trong đó: Chi phí huy động vốn bình
quân năm (N) =
Chi phí trả lãi năm (N) + Chi phí lãi năm (N)
[1] Tổng số vốn huy động năm (N)
(4) Khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay từ nguồn năm sau so với năm trước
Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu
cho vay năm (N) =
Tổng vốn huy động năm (N)
x 100% [11] Tổng dư nợ năm (N)
Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu cho vay từ nguồn của năm sau cao hay thấp hơn so với năm trước. Một đồng vốn mà Ngân hàng huy động được sẽ đáp ứng được bao nhiêu % nhu cầu vay của khách hàng.
(5) Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Một trong những hoạt động chính của NHTM là huy động vốn. Ngân hàng sẽ chuyển hóa nguồn vốn- tiền gửi thành các loại tài sản khác theo một phương thức thích hợp, nhằm thỏa mãn các mục tiêu mà Ngân hàng đặt ra.
Quy mô hoạt động càng tăng, tài sản càng tăng, khả năng sinh lời có thể càng lớn hơn hoặc ngược lại. Quy mô và cấu trúc huy động vốn liên quan chặt chẽ đến ngân quỹ cũng như kì hạn nợ của các khoản tín dụng. Một số Ngân hàng từ cấu trúc, tính ổn định và thanh khoản của nguồn, sẽ quyết định cấu trúc, tính thanh khoản của tài sản. Một số Ngân hàng, ngược lại từ quy mô cấu trúc tài sản tự tính sẽ tìm kiếm, quản lý quy mô và cấu trúc nguồn cho thích hợp. Một danh mục tài sản bao gồm các khoản cho vay và rủi ro cao, có thể bị tổn thất lớn làm giảm uy tín của Ngân hàng. Phản ứng của dân chúng là
rút tiền ra khỏi Ngân hàng. Nguồn tiền suy giảm nhanh và mạnh sẽ đẩy Ngân hàng đến phá sản. Ngược lại, một danh mục tài sản nếu bao gồm phần lớn các tài sản rủi ro thấp sẽ hạn chế thu nhập của Ngân hàng, hạn chế Ngân hàng mở rộng quy mô trong môi trường KD đầy biến động. Khả năng mở rộng thị trường nguồn vốn của Ngân hàng sẽ bị giảm sút.
(6) Một số chỉ tiêu khác
- Mức độ hoạt động của vốn huy động: được đánh giá qua chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn. Hệ số sử dụng vốn càng tiến đến 1 càng tốt (trong điều kiện vẫn đảm bảo các giới hạn an toàn trong hoạt động KD) điều này thể hiện nguồn vốn được sử dụng tối đa.
- Thời gian để huy động một lượng vốn nhất định: thời gian để huy động một lượng vốn nhất định càng ngắn càng chứng tỏ hoạt động huy động vốn của NHTM có hiệu quả.
- Ngoài ra, chỉ tiêu khác như số lượng vốn bị rút ra trước hạn, kỳ hạn thực tế của nguồn vốn.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu định tính
- Mức độ thuận tiện: được đánh giá qua các thủ tục gửi tiền, rút tiền, các dịch vụ kèm theo của Ngân hàng. Tiết kiệm thời gian và chi phí cho KH.
- Sự đa dạng của các hình thức huy động vốn: các hình thức huy động vốn càng đa dạng thì sẽ càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người gửi tiền. Chính vì vậy, sự đa dạng của các hình thức huy động vốn giúp phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng tốt hơn.
- Mức độ an toàn đối với vốn huy động: an toàn ở đây được hiểu là an toàn cho cả Ngân hàng và khách hàng. Đặc biệt, trong điều kiện ứng dụng công nghệ như hiện nay, tính an toàn của dịch vụ càng được quan tâm nhiều hơn nữa. Sự bảo mật các thông tin cá nhân về tài khoản của khách hàng, các hệ thống dữ liệu mật của Ngân hàng rất có thể sẽ bị phá vỡ bởi hoạt động xâm nhập trái phép của các Hacker. Do đó, Ngân hàng cần tăng cường các biện pháp bảo mật, nâng cao độ an toàn trong hoạt động. Ngân hàng nào có độ an
toàn, bảo mật cao thì sẽ được đông đảo các KH lựa chọn, thường được đánh giá qua thăm dò ý kiến khách hàng.
- Sự hài lòng của khách hàng: theo nghiên cứu của tác giả Đinh Xuân Cường (2015), các Ngân hàng cần nắm rõ tâm lý của từng nhóm KH đang có mức độ hài lòng tích cực, ổn định hay thụ động để nỗ lực cải tiến chất lượng dịch vụ nhằm tăng sự hài lòng của khách hàng. Khi KH hài lòng họ sẽ tích cực đóng góp ý kiến và tỏ ra chú ý đến những nỗ lực cải thiện của Ngân hàng đối với các dịch vụ huy động vốn của Ngân hàng.
Trên đây là một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng huy động vốn của NHTM. Tuy nhiên, sử dụng một chỉ tiêu không thể phản ánh đầy đủ được mà cần kết hợp nhiều chỉ tiêu thì mới phản ánh đúng thực chất chất lượng huy động vốn của một NHTM. Trong điều kiện cụ thể sẽ có từng hệ thống chỉ tiêu riêng phù hợp với đặc điểm KD của mỗi Ngân hàng.