7. Bố cục của luận văn
1.3. Các hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện công
1.3.3. Đào tạo và phát triển đội ngũ bác sĩ
* Đào tạo
Đào tạo được hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nói một cách cụ thể đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt, nhằm thực hiện những công việc cụ thể một cách hồn hảo hơn. Các hình thức đào tạo:
- Đào tạo mới: là việc thực hiện đào tạo dành cho những người lao động chưa qua đào tạo nhằm giúp cho họ có được trình độ chun mơn, năng lực làm việc đáp ứng được yêu cầu của vị trí cơng việc đảm nhận trong tổ chức. Trong nhiều trường hợp, có thể do q trình tuyển dụng không tuyển được những lao động có trình độ chun mơn, kỹ thuật phù hợp hoặc bởi một số nguyên nhân nào đó mà tổ chức, đơn vị buộc phải thực hiện đào tạo mới.
- Đào tạo lại: là việc thực hiện đào tạo dành cho những người lao động đã được đào tạo nhưng lĩnh vực chuyên môn đã đào tạo khơng phù hợp với u cầu của vị trí việc làm mà họ đang đảm nhận. Việc đào tạo lại được thực hiện khi:
+ Vì một vài nguyên nhân nào đó mà tổ chức đã tuyển dụng vào những người có trình độ chun mơn được đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm. Để họ có thể thực hiện và hồn thành tốt các nhiệm vụ, cơng việc được giao, tổ chức cần phải tiến hành đào tạo lại.
+ Do tổ chức, đơn vị buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc tinh gọn bộ máy, một số người lao động sẽ trở thành lao động dôi dư và được điều chuyển sang đảm nhận những công việc khác, lúc này, đơn vị cần tiến hành đào tạo lại cho người lao động để họ có thể tiếp nhận và đảm đương được cơng việc ở vị trí mới.
- Đào tạo nâng cao: là việc tiến hành đào tạo đối với người lao động đã qua đào tạo với mục đích giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng của họ lên trình độ cao hơn, từ đó giúp người lao động có thể thực hiện tốt hơn công việc được giao với hiệu quả và năng suất cao hơn. Có thể hiểu, người lao động với các kiến thức và kỹ năng hiện tại thì họ có thể hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao, nhưng khi người lao động được đào tạo nâng cao thì họ có thể thể hồn thành những nhiệm vụ đó nhanh hơn và với chất lượng tốt hơn.
* Bồi dưỡng
Bồi dưỡng là việc cập nhật những kiến thức mới, bổ sung sự thiếu hụt về tri thức, chuyên mơn với mục đích hồn thiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả khi thực hiện công việc và quá trình này thường được xác nhận bằng chứng chỉ.
Nhiều học giả cho rằng bồi dưỡng là quá trình nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này diễn ra khi bản thân người lao động và đơn vị sử dụng lao động có nhu cầu cập nhật kiến thức mới, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng được nhu cầu trong quá trình thực hiện cơng việc.
Hiểu theo nghĩa rộng, thì bồi dưỡng là một quá trình đào tạo nhằm hình thành năng lực và phẩm chất của đối tượng được bồi dưỡng theo mục tiêu xác định. Như vậy, bồi dưỡng hàm chứa cả quá trình giáo dục và đào tạo với mục đích trang bị kiến thức chun mơn, năng lực làm việc và những phẩm chất, nhân cách. Quá trình này được diễn ra cả ở trong môi trường trường học và trong môi trường đời sống xã hội, nó có nhiệm vụ trang bị cho người học những kiến thức chuyên mơn khi cịn học trong nhà trường và tiếp tục cập nhật, bổ sung cho họ sau khi đã kết thúc q trình học tập nhằm hồn thiện phẩm chất và năng lực.
Còn theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là quá t nh bổ sung kiến thức, nâng cao phẩm chất, nhân cách. Hoạt động bồi dưỡng là khâu tiếp nối của quá trình giáo dục và đào tạo con người khi họ đã có năng lực chun mơn và phẩm chất, nhân cách nhất định được hình thành trong quá trình đào tạo ở nhà trường. Như vậy, bồi dưỡng là một bộ phận của q trình giáo dục và đào tạo, có thể hiểu bồi dưỡng là một khâu tiếp nối quá trình đào tạo.
Có nhiều hình thức bồi dưỡng như: Bồi dưỡng tập trung; bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn; bồi dưỡng từ xa thông qua các phương tiện thơng tin, các hình thức bổ trợ của băng đĩa…
Đào tạo và bồi dưỡng giúp nâng cao trình độ cho người lao động sẽ bảo đảm cho nguồn nhân lực của tổ chức có thể thích ứng và theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo cho tổ chức có lực lượng lao động giỏi, hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra. Trong bối cảnh hội nhập, tồn cầu hố hiện nay, nguồn lao động chất xám là tài ngun đóng vai trị quyết định đến vị thế của tổ chức, đơn vị trên thị trường.
Bên cạnh đó, thơng qua việc đào tạo và bồi dưỡng người lao động được bổ sung, cập nhật những kiến thức, kĩ năng cịn chưa hồn thiện để có thể làm tốt hơn cơng việc đang đảm nhiệm. Đào tạo giúp người lao động hiểu và nắm bắt r hơn về công việc, cũng như các nghiệp vụ của mình, xử lí nhanh và hợp lý hơn các vấn đề, tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện cơng
việc, có thái độ lao động tích cực hơn và khả năng thích ứng trong cơng việc của họ cũng được nâng cao. Từ đó, dẫn đến hiệu quả làm việc và chất lượng công việc được nâng cao, điều này thể hiện chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao.
1.3.4. Xây dựng và thực hiện chính sách đối với đội ngũ bác sĩ
Đãi ngộ nhân sự là hoạt động quan tâm đến đời sống của người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần giúp họ có điều kiện để thực hiện và hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao góp phần vào hồn thành mục tiêu chung của tổ chức. Chính sách đãi ngộ nhân sự được thực hiện thơng qua hai hình thức: Đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính.
* Đãi ngộ tài chính: là hình thức đãi ngộ được thực hiện thông qua các công cụ tài chính như: tiền lương, tiền thưởng, các loại phụ cấp, trợ cấp...
- Tiền lương, tiền công: Đây là cơng cụ đãi ngộ có hiệu quả nhất bởi tiền lương, tiền công giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của người lao động, đó là phương tiện chủ yếu để người lao động thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Mức tiền lương, tiền công được chi trả cho người lao động căn cứ vào kết quả công việc của họ. Kết quả hồn thành cơng việc mà càng cao thì thù lao nhận được phải cao, mức tiền lương, tiền công phải được chi trả xứng đáng với những công sức mà người lao động đã bỏ ra.
- Tiền thưởng: là khoản tiền mà tổ chức, đơn vị trả cho người lao động khi họ có những đóng góp vượt lên trên mức quy định. Khi đưa ra các chế độ thưởng cần căn cứ vào định hướng, mục tiêu phát triển mà tổ chức đã đặt ra, đưa ra các tiêu chí cần rõ ràng, cụ thể và có tính định lượng cao đồng thời mức tiền thưởng phải đủ lớn để có thể kích thích người lao động hăng hái, phấn đấu đạt được.
- Phụ cấp: là khoản tiền bổ sung cho lương cấp bậc, chức vụ khi môi trường làm việc, điều kiện sinh họat có các yếu tố khơng ổn định hay cơng việc có mức độ phức tạp, ở một số trường hợp thì đây là một khoản tài chính dùng cho mục đich khuyến khích để hướng tới việc đạt được mục tiêu phát
triển chung của đơn vị, tổ chức.
- Phúc lợi: là khoản thù lao gián tiếp được chi trả dưới dạng hỗ trợ cho người lao động, với mục đích giảm thiểu những khó khăn trong cuộc sống của họ, cải thiện đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần, khích lệ họ nâng cao năng suất cũng như hiệu quả công việc.
Đãi ngộ phi tài chính là hình thức đãi ngộ được thực hiện thông qua công việc và môi trường làm việc nhằm đáp ứng những nhu cầu về mặt tinh thần của người lao động và sự hứng thú, say mê làm việc, được đối xử công bằng, được kính trọng, được giao tiếp với mọi người.
- Đưa ra những hình thức khen thưởng xứng đáng và kịp thời khi người lao động có những nỗ lực phấn đấu trong công việc hoặc khi họ đạt được thành tích vượt mức độ quy định, để người lao động thấy mình được tơn trọng, và những đóng góp của họ đối với tổ chức được ghi nhận, trân trọng.
- Tiến hành tôn vinh những cá nhân có thành tích xuất sắc, tặng thưởng các danh hiệu, và thực hiện trao thưởng trước tập thể …
- Tổ chức các phong trào thi đua lập thành tích giữa các cá nhân và tập thể.
- Giúp đỡ, động viên người lao động khi họ gặp phải những khó khăn, vướng mắc và thực hiện khen ngợi, tuyên dương ngay khi họ đạt được thành tích tốt.
- Tạo ra mơi trường để người lao động có cơ hội thể hiện khả năng và năng lực của bản thân, khuyến khích họ phấn đấu và khẳng định mình.
- Xây dựng bầu khơng khí tập thể gần gũi, thoải mãi để người lao động có thể giao lưu, chia sẻ với nhau, đem đến cho họ cảm giác thân thiện và muốn gắn bó với tổ chức.
- Thường xuyên quan tâm đến người lao động, động viên đúng lúc, đúng chỗ khi họ ốm đau, hiếu, hỉ, thai sản,…
- Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ phúc lợi cho người lao động. Khi tổ chức có những chính sách phúc lợi, đãi ngộ tốt thì người lao động sẽ
có tinh thần hứng khởi, hăng hái để hoàn thành tốt các cơng việc, bên cạnh đó, họ cịn có thêm cơ hội phát triển và cống hiến cho tổ chức nhiều hơn.