Kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng đội ngũ bác sĩ tại một số Bệnh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện hữu nghị việt xô (Trang 38 - 43)

7. Bố cục của luận văn

1.5. Kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng đội ngũ bác sĩ tại một số Bệnh

Bệnh viện công lập trên cả nƣớc

1.5.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ tại một số Bệnh viện công lập trên cả nước Bệnh viện công lập trên cả nước

1.5.1.1. Kinh nghiệm của Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến đầu của cả nước, trong những năm qua Ban lãnh đạo Bệnh viên Bạch Mai đã rất quan tâm và chú trọng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bệnh viện nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ nói riêng, cụ thể:

- Cơng tác quy hoạch cán bộ: Cần phải xây dựng quy hoạch cán bộ hàng năm để có kế hoạch đào tạo phù hợp giữa cán bộ làm công tác quản lý và đội ngũ làm công tác chuyên môn. Xây dựng kế hoạch 5 năm và thực hiện đánh giá hàng năm để có những điều chỉnh phù hợp khi có sự biến động về

nhân lực và yêu cầu nhiệm vụ của Bệnh viện theo từng giai đoạn.

- Công tác đào tạo chuyên môn kỹ thuật: Thực hiện kết hợp giữa cử cán bộ về tuyến trên đào tạo và đào tạo tại chỗ. Đào tạo chính quy tập trung và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức tại đơn vị. Đào tạo tại chỗ: Đây là loại hình đào tạo phù hợp trong lúc Bệnh viện cịn thiếu nhân lực. Bệnh viện đã tiếp đón nhiều bác sĩ về hướng dẫn các kỹ thuật mới. Hình thức cử cán bộ đi đào tạo: Bác sĩ, Chuyên khoa I, Chuyên khoa II, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Đào tạo cán bộ quản lý: Căn cứ vào nguồn quy hoạch của Bệnh viện, cử các cán bộ này tham gia các lớp đào tạo về: Quản lý nhà nước; Lý luận chính trị. Tổ chức hội nghị, hội thảo về các chuyên đề: Quản trị nhân sự, quản trị tài chính, vật tư, trang thiết bị, …

- Cơ chế chính sách đào tạo, thu hút, đãi ngộ:

+ Chế độ đào tạo: Bệnh viện thực hiện hỗ trợ học phí, tài liệu trong suốt thời gian cán bộ được cử đi học tập trung.

+ Thu hút, đãi ngộ: Đưa ra các hình thức thu hút đủ mạnh đi kèm với chế độ đãi ngộ hợp lý để giữ chân và khích lệ cán bộ y tế tồn tâm, tồn ý với cơng việc.

+ Tăng cường hợp tác tốt với các Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Trường Đại học Y Hà Nội, các Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để có thể mời được các chuyên gia về Bệnh viện tổ chức Hội thảo khoa học, đào tạo tại chỗ.

1.5.1.2. Kinh nghiệm của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện tuyến đầu của cả nước về lĩnh vực chữa trị, nghiên cứu bằng các phương pháp y học cổ truyền. Trong thời gian qua, công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bệnh viện luôn được quan tâm hàng đầu và đã đạt được những thành tựu như sau:

* Đào tạo dài hạn:

- Đào tạo Đại học: Tăng cường cơng tác định hướng, khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ: Y sĩ, bác sĩ, hộ sinh, kỹ thuật viên có trình độ trung cấp, cao đẳng tham gia đào tạo nâng cao trình độ chun mơn... sau đó trở về

phục vụ cho Bệnh viện.

- Sau đại học: Cử các bác sĩ, dược sĩ đi đào tạo sau đại học để nâng cao chất lượng chuyên môn như: Chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ. “Đẩy mạnh công tác đào tạo dựa trên nguồn quy hoạch cán bộ của Bệnh viện. Bệnh viện có các chính sách thu hút những cán bộ y tế trẻ có trình độ chun mơn, có phẩm chất đạo đức tốt về làm việc tại đơn vị nhằm phát triển đội ngũ kế cận đủ sức đảm nhiệm công tác trong thời kỳ mới, bên cạnh đó cũng có các chế độ hỗ trợ hợp lý đối với các cán bộ được cử đi học dài hạn.”

* Thu hút nguồn nhân lực: Tăng cường công tác tuyên truyền các phương hướng, chính sách của Bệnh viện về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao chất lượng, số lượng thu hút nguồn nhân lực. Việc thu hút cán bộ y tế cần chú trọng tập trung về mặt chất lượng, ưu tiên cán bộ y tế là người địa phương đang công tác, học tập ở các tỉnh bạn hoặc đang học tập ở nước ngồi, đồng thời khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chun mơn cao là người ngồi tỉnh về Bệnh viện công tác. Đối với các Bác sĩ đang công tác tại Bệnh Y học cổ truyền Trung ương cũng có chính sách đãi ngộ tương đối tốt bằng các khoản hỗ trợ ngồi lương tùy vào thâm niên cơng tác mà mức hưởng khác nhau điều này đã giảm bớt được tình trạng chảy máu chất xám sang các Bệnh viện tư nhân lân cận.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Bệnh viện Hữu Nghị

Dựa vào đặc điểm của Bệnh viện, những điểm mạnh, điểm yếu và những vấn đề đặt ra trong tương lai có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm dựa trên các nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ như sau:

Thứ nhất, về tuyển dụng: Phải đề cao vai trò tiên quyết của Tuyển dụng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ. Chính vì vậy cần đảm bảo chất lượng từ trước, trong và sau tuyển dụng. Thực tế cho thấy, Bệnh viện cơng lập cịn khó khăn trong việc thu hút bác sỹ chất lượng cao. Do đặc thù Ngành nên khâu tổ chức tuyển dụng cịn gặp nhiều khó khăn, đơi khi chưa có sự

chun nghiệp nên thí sinh dự thi có thể khơng phát huy hết khả năng của bản thân trong cuộc thi. Cần có giải pháp giúp đội ngũ bác sĩ mới cịn ít kinh nghiệm thực tế bắt nhịp với môi trường làm việc, đặc biệt với đội ngũ trẻ, phải khai thác sự nhanh nhẹn, nhạy bén để họ phát huy hết vốn kiến thức của mình.

Thứ hai, về đào tạo: Muốn có được đội ngũ bác sĩ chất lượng cao không thể chỉ nhìn vào thực tế mà cần phải thấy được xu hướng phát triển chung của ngành, của nền giáo dục nước nhà để từ đó có sự đầu tư cho nguồn lực con người, nguồn lực vô tận phù hợp với sự tiến bộ. Đào tạo phải căn cứ tình hình thực tế về nguồn nhân lực, vật lực của Bệnh viện để có hình thức đào tạo phù hợp do hiện nay nền giáo dục của Việt Nam cịn chưa thống nhất trong tồn hệ thống giáo dục cũng như giữa Ngành giáo dục và các ngành liên quan.

Thứ ba về sử dụng, đánh giá, đãi ngộ cán bộ: Cơ chế sử dụng nhân lực của Bệnh viện nói chung và sử dụng đội ngũ bác sĩ nói riêng hiện nay vừa mang tính chất cào bằng, vừa nặng nề về hình thức, bằng cấp. Người có năng lực thực sự khó có điều kiện phát huy. Vì vậy cần thay đổi cơ chế sử dụng, đánh giá, đãi ngộ để phù hợp và phát huy giá trị năng lực bản thân. Đánh giá phải đảm bảo mang tính khích lệ tinh thần lao động trong khám, chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhưng phải kết hợp với đãi ngộ phù hợp căn cứ trên nhu cầu cụ thể của từng nhóm đối tượng.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về bác sĩ cũng như luận giải khái niệm về Bệnh viện công lập, chất lượng đội ngũ bác sĩ; các tiêu chí đánh giá đội ngũ bác sĩ; các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ bác sĩ trong Bệnh viện công lập.

Luận văn đã nêu r các yếu tố cấu thành, các tiêu chí đánh giá chất lượngđội ngũ bác sĩ, hợp lý cơ cấu. Đồng thời làm rõ nội dung các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ, các nhân tố ảnh hưởng và tổng kết kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ của một số Bệnh viện công lập: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là những Bệnh viện tuyến đầu cả nước, lấy đó làm bài học kinh nghiệm để rút ra cho Bệnh viện Hữu Nghị về nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ.

Kết quả của chương 1 làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng trong chương 2 và là cơ sở để xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Hữu Nghị trong chương 3 của luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ BÁC SĨ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện hữu nghị việt xô (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)