Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác điểm đỗ xe hà nội (Trang 44 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.4.2.1. Sự phát triển cúa khoa học công nghệ

Trong thời đại hiện nay, khi khoa học công nghệ càng phát triển thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp liên tục thay đổi, cơ cấu kinh tế của doanh nghiệp từ đó cũng thay đổi theo. Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã cho ra đời những công nghệ hiện đại, đồng nghĩa với việc địi hỏi NNL có chất lượng cao để đáp ứng được. Việc áp dụng công nghệ mới cho phép doanh nghiệp lựa chọn chính sách sử dụng nhiều hay ít nhân sự và nay đã đặt ra những yêu cầu rất cao về trí tuệ nguồn nhân lực.

Cơng nghệ thơng tin có vai trị đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là công cụ quan trọng giúp dân cư và người

lao động tiếp cận tri thức thông tin...thúc đẩy tăng năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.

Với điều kiện nền kinh tế hội nhập hiện nay, sự canh tranh để tồn tại giữa các doanh nghiệp là rất khốc liệt, sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã dẫn đến một cuộc chạy đua về công nghệ sản xuất. Chính vì vậy, các tiêu chí đặt ra đối với người thực hiện cơng việc cũng được nâng cao theo đó. hoa học kỹ thuật càng phát triển th tr nh độ người lao động cũng càng phải tăng cao. Do vậy, nếu doanh nghiệp không tuyển dụng, đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao thì sẽ là khuyết điểm lớn trong chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác.

1.4.2.2. Sự phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo

- Mức độ phát triển của giáo dục, đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực, vì nó khơng chỉ quyết định tr nh độ văn hóa, chun mơn ỹ thuật của người lao động mà còn tác động tới sức khỏe, tuổi thọ của người dân, thông qua yếu tố thu nhập, nhận thức và xử lý thông tin kinh tế, xã hội, thông tin khoa học…Các tác động chính của phát triển giáo dục, đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực bao gồm:

- Mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo càng cao thì càng có khả năng nâng cao chất lượng theo chiều sâu của nguồn nhân lực. Điều này thể hiện ở chỗ 1 trong những tiêu trí của phát triển giáo dục, đào tạo là nâng cao chất lượng đầu ra (học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường) và trong 1 nền giáo dục, đào tạo có tr nh độ phát triển cao thì chất lượng của đầu ra được đảm bảo, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và của xã hội.

- Tác động của đầu tư giáo dục, đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực: Giáo dục và đào tạo đêm lại những lợi ích to lớn, lâu dài cho cá nhân và xã hội, kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước đã chứng tỏ đầu tư cho giáo dục và đào tạo đem lại tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả xã hội thường cao hơn so với đầu tư các ngành inh tế khác.

1.4.2.3. Tăng trưởng kinh tế và mức sống dân cư

Tăng trưởng kinh tế và q trình cơng nghiệp hóa tác động đến phân hóa giàu nghèo là tất yếu, khoảng cách giàu nghèo có thể ngày càng tăng lên. Phân hóa giàu nghèo ở các địa phương hông giống nhau và phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế tại từng địa phương, nơi tốc độ tăng trưởng cao thường có sự phân hóa giàu nghèo lớn hơn. Nguyên nhân của phân hóa giàu nghèo là sự khác biệt về chuyên môn kỹ thuật, khả năng thích ứng của các hộ gia đ nh và người lao động đối với kinh tế thị trường, cơ hội việc làm và thu nhập...

Tăng trưởng kinh tế tác động và vấn đề b nh đẳng giới. Mức cầu lao động tăng lên trong nền kinh tế phát triển như vậy tạo ra cơ hội ngày càng lớn hơn cho phụ nữ tham gia b nh đẳng với nam giới vào thị trường lao động.

1.4.2.4. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ cùng lĩnh vực trên thị trường

Đối với bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào, tài sản giá trị hàng đầu chính là nguồn nhân lực đang sử dụng. Nếu họ có số lượng lao động dồi dào, chất lượng lao động cao, sẽ có một lợi thế cạnh tranh cực mạnh đối với các đối thủ cùng lĩnh vực trên thị trường. Việc tuyển dụng đầu vào và đào tạo sau khi tuyển dụng, sắp xếp, bố trí sử dụng nguồn nhân lực đúng theo nhu cầu và năng lực của nhân lực sẽ được các nhà quản trị chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Các doanh nghiệp hiện nay càng tập trung vào việc làm thế nào để phát triển cho tổ chức mình một đội ngũ nguồn nhân lực có khả năng hơn so với các doanh nghiệp đối thủ cùng lĩnh vực, đây là vấn đề quan trọng và mấu chốt trong việc hoạch định, triển khai và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi khi có nguồn nhân lực có năng lực sẽ giải quyết và nắm bắt kịp thời các tình huống xảy ra trong q trình thực hiện cơng việc, để từ đó phối hợp với các nhà quản trị, người điều hành đưa ra các phương pháp hiệu quả cho từng chiến lược inh doanh. Đây là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, không chỉ đối với các doanh nghiệp thương mại hay sản xuất, đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khách hàng, sự chuyên

nghiệp của đội ngũ nhân sự sẽ chiếm được lợi thế đó là thiện cảm của khách hàng, thu hút và nhận được sự yêu cầu mua từ khách hàng.

Chính vì vậy, khi có sự cạnh tranh trên thị trường, tùy vào mức độ khốc liệt của thị trường, mà doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược, kế hoạch để đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Sự cạnh tranh càng cao, địi hỏi doanh nghiệp cần có một đội ngũ nguồn nhân lực đủ về số lượng, chất lượng và khả năng hồn thành cơng việc, có những kỹ năng tốt để giải quyết cơng việc nhanh chóng. Do đó, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng tại bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng luôn cần được chú trọng, khi mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng lĩnh vực với nhau trên thị trường ngày càng gay gắt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác điểm đỗ xe hà nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w