Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán tại trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Trang 58)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Tổng quan về Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc

2.1. Tổng quan về Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Mua sắm tậptrung thuốc Quốc gia trung thuốc Quốc gia

Tên đơn vị

Tiếng Việt: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia Tiếng Anh: National Centralized Drug Procurement Center Tên viết tắt: NCDP

Địa chỉ: Tầng 3, Nhà D, 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: +8462732239

Website: ttms.moh.gov.vn

Nhằm đảm bảo sự ổn định về chất lượng cũng như giá thuốc, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động mua sắm, cung ứng thuốc, tiết kiệm thời gian và công sức trong tổ chức đấu thầu cung ứng thuốc tại các cơ sở y tế cơng lập, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính của ngành y tế và cũng để triển khai thực hiện quy định của pháp luật về đấu thầu thuốc, ngày 07/01/2016, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 01/NQ-CP và tại điểm e, khoản 2, mục III của Nghị quyết đã giao: “Bộ Y tế rà soát, ban hành các quy định về đấu thầu tập trung; thành lập đơn vị mua sắm tập trung để đấu thầu cấp Quốc gia và đàm phán giá; đẩy mạnh đấu thầu tập trung cấp địa phương theo nhiệm vụ được giao trong Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ”.

Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã tiến hành xây dựng đề án thành lập Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia và đã nhận được ý kiến thống nhất của các bộ/ngành. Ngày 30/12/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 112/NQ-CP về việc thành lập Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia, thuộc Bộ Y tế. Ngày 10/3/2017, Bộ Y tế đã cơng bố Nghị quyết số 112/NQ-CP của Chính phủ về việc thành lập Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia.

Ngày 27/4/2017, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1650/QĐ-BYT về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia.

Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng; được mở tài khoản riêng tại kho bạc Nhà nước và tại Ngân hàng để giao dịch theo quy định của pháp luật.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động, quản lý ảnh hưởng đến tổ chức kế toán tại Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia

2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia

Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia là đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Bộ Y tế, hoạt động theo nhóm đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên. Trung tâm được mở khoản riêng tại kho bạc Nhà nước và tại Ngân hàng thương mại để giao dịch theo quy định của pháp luật.

Theo Quyết định số 1650/QĐ-BYT ngày 27/04/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm như sau:

Chức năng:

Trung tâm có chức năng tổ chức đấu thầu mua sắm thuốc thuộc Danh mục thuốc mua sắm tập trung Quốc gia do Bộ Y tế ban hành, là đơn vị thường trực giúp việc Hội đồng đám phán giá thuốc trong quá trình đàm phán mua thuốc thuộc danh mục thuốc đàm phán do Bộ Y tế ban hành.

Nhiệm vụ:

-Tổ chức đấu thầu các thuốc thuộc Danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia:

+ Tổng hợp nhu cầu thuốc thuộc Danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia của các cơ sở y tế trong cả nước.

+ Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc thuộc Danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia, trình Bộ Y tế xem xét, phê duyệt.

+ Tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc thuộc Danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia theo kế hoạch đã được phê duyệt và tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.

+Ký thỏa thuận khung với nhà thầu được lựa chọn cung cấp thuốc. - Thường trực, giúp Hội đồng đàm phán giá thuốc của Bộ Y tế:

+ Tổng hợp nhu cầu thuốc thuộc Danh mục đàm phán giá của các cơ sở y tế

+ Lập kế hoạch đàm phán giá thuốc và xây dựng phương án đàm phán giá

thuốc, trình Bộ Y tế xem xét, phê duyệt.

+ Giúp hội đồng đàm phán giá thuốc trong việc tổ chức đàm phán giá thuốc, thẩm định, phê duyệt kết quả đàm phán, công khai kết quả đàm phán giá theo đúng quy định của Bộ Y tế về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế cơng lập.

+ Hồn thiện và ký thỏa thuận khung với nhà thầu trúng thầu thông qua đàm

phán giá.

- Tổ chức quản lý thông tin liên quan đến mua sắm tập trung thuốc.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ của Trung tâm và của các đơn vị có liên quan trong toàn quốc.

- Tổ chức thực hiện lưu giữ, bảo mật hồ sơ liên quan đến việc đấu thầu mua thuốc tập trung, tài liệu liên quan đàm phán giá thuốc.

- Kiểm tra, giám sát, điều phối việc thực hiện kế hoạch mua sắm và hợp đồng mua sắm tại các cơ sở y tế sử dụng thuốc thuộc Danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia, Danh mục đàm phán giá.

-Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và kinh phí hoạt động của Trung tâm theo đúng quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Y tế.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Y tế giao và theo quy định của pháp luật.

Quyền hạn:

- Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư và trách nhiệm của bên mời thầu theo quy định tại Luật Đấu thầu trong tổ chức lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc thuộc Danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia, Danh mục đàm phán giá.

- Xây dựng phương án đàm phán giá, thời gian đàm phán giá cụ thể đối với từng nhà thầu tham gia quá trình đàm phán, đề xuất với Hội đồng đàm phán giá thuốc xem xét, quyết định.

- Đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp cung cấp thông tin phục vụ hoạt động của Trung tâm.

- Được hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân để phát triển hoạt động của Trung tâm theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức bộ máy được xây dựng theo quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 1650/QĐ-BYT ngày 27/4/2018 bao gồm: Lãnh đạo Trung tâm (Giám đốc và khơng q 02 Phó Giám đốc (Phó Giám đốc phụ trách Đấu thầu, Phó Giám đốc phụ trách Dược), Văn phịng Trung tâm, Phịng Tài chính kế tốn, Phịng Nghiệp vụ Đấu thầu và Phịng Nghiệp vụ Dược.

Giám đốc Trung tâm

Phó Giám đốc phụ trách Đấu thầu

Văn phịng Trung tâm

Phó Giám đốc phụ trách Dược

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Nguồn: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia 2.1.2.2. Đặc điểm chế độ chính sách kế tốn áp dụng tại Trung tâm

Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia áp dụng chế độ hạch tốn kế tốn, chế độ hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán, chế độ báo cáo tài chính của theo các quy định tại Thơng tư số 107/2017/QĐ-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chế độ kế tốn Hành chính sự nghiệp. Thơng tư số 108/2008/TT- BTC ngày 18/11/2008 hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm. Bên cạnh đó là các thơng tư, cơng văn hướng dẫn của Bộ Tài Chính - Bộ Y Tế về chế độ quản lý tài chính, tài sản của các ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực y tế theo từng thời kỳ.

Kỳ kế toán áp dụng cho Trung tâm là kỳ kế tốn năm, thường là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng.

Hiện tại Trung tâm áp dụng hình thức kế tốn chứng từ ghi sổ trên phần mềm ANA, áp dụng hệ thống tài khoản dành cho đơn vị hành chính sự nghiệp được ban

hành tại Thơng tư số 107/2017QĐ-BTC. Trên cơ sở đó và tùy theo thực tế hoạt động, kế tốn có thể mở thêm các tài khoản con cấp 2, cấp 3 để phục vụ hạch toán.

2.1.2.3. Đặc điểm quản lý tài chính tại Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia

Cơ chế quản lý của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia hiện nay thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Các đơn vị HCSN mặc đù hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau vừa chịu sự quản lý theo ngành vừa chịu sự quản lý theo lãnh thổ, nhưng xét về mặt bản chất hoạt động của các đơn vị HCSN và mối quan hệ trong tổng thể các hoạt động quản lý nhà nước nói chung thì các đơn vị HCSN cịn chịu sự quản lý và chi phối gián tiếp của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực liên quan. Một đơn vị HCSN cho dù hoạt động trong lĩnh vực nào các đơn vị này cũng phải chịu sự quản lý và chi phối của các đơn vị có liên quan như: Cơ quan quản lý tài chính (Bộ Tài chính), Kho bạc Nhà nước (KBNN) nơi đơn vị mở tài khoản, và hơn cả chính là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, theo tác giả mối quan hệ giữa đơn vị HCSN nói chung và Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia nói riêng với các đơn vị chức năng khác trong hệ thống quản lý nhà nước được thể hiện qua Sơ đồ 2.2 sau:

Đơn vị chủ quản

Đơn vị sự nghiệp công lập Kho bạc Nhà nước Cơ quan tài chính Chính quyền địa phương

Sơ đồ 2.2. Quan hệ giữa đơn vị hành chính sự nghiệp và các cơ quan chức năng

Nguồn: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia Trong mơ hình này, các bộ

phận trong một đơn vị chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu bộ phận và chịu sự quản lý chung của Thủ trưởng đơn vị. Các bộ phận trong một đơn vị có mối quan hệ phối hợp lẫn nhau trong quá trình hoạt động. Qua tìm hiểu, tác giả thấy Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia đã nắm bắt và chấp hành quản lý tài chính trong điều kiện cụ thể của Trung tâm nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Quản lý tài chính của Trung tâm cụ thể như sau:

- Nguyên tắc quản lý tài chính

Tất cả các khoản thu, chi phát sinh trong quá trình hoạt động của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia phải tn thủ theo Chế độ tài chính, kế tốn hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia. Tất cả các khoản thu phải sử dụng mẫu hóa đơn, phiếu thu do Trung tâm phát hành theo quy định của nhà nước.

Tất cả các khoản thu, chi phải được quản lý thống nhất và thể hiện trên hệ thống sổ kế toán theo quy định của pháp luật và tuân thủ quy định, trình tự thủ tục và phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, chi đúng, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nghiêm cấm cá nhân tự đặt ra các khoản thu, chi hoặc cố tình để ngồi sổ kế tốn và ngồi sự quản lý của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia.

Tất cả các khoản chi thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia, các khoản chi khác không nằm trong quy chế chi tiêu nội bộ thì thực hiện theo chế độ kế tốn hiện hành của Nhà nước và quyết định của Giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia.

Các khoản chi phải có trong dự tốn hoặc kế hoạch của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia được Giám đốc phê duyệt hoặc người được ủy quyền phê duyệt, không cho phép chi NSNN đối với các trường hợp tự ý thực hiện khi chưa có kế hoạch được phê duyệt.

Kết thúc nhiệm vụ các khoản chi đã đủ điều kiện phải làm thủ tục chi. Kết thúc năm ngân sách các khoản chi phát sinh trước đó phải làm thủ tục thanh tốn.

Đảm bảo công khai dân chủ theo quy định của pháp luật.

- Cơ chế quản lý tài chính tại Trung tâm

Cơ chế tiền lương tiền công và thu nhập thực hiện theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; Nghị định số 117/2016/NĐ-CP ngày 21/07/2016 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 204/2004/ NĐ-CP. Đối tượng lao động theo hợp đồng dài hạn căn cứ Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

- Sử dụng kết quả tài chính trong năm

Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm, sau khi đảm bảo các khoản chi thường xun cịn lại được trích lập các quỹ của đơn vị, chia thu nhập tăng thêm

cho cán bộ, viên chức, người lao động tại Trung tâm.

Thu nhập tăng thêm: Căn cứ kết quả chênh lệch thu lớn hơn chi của Trung tâm, trích thu nhập tăng thêm nhưng khơng được vượt quá hai lần quỹ lương.

Mức trích lập các quỹ từ nguồn chênh lệch thu chi:

+ Trích Quỹ đầu tư phát triển: 25% chênh lệch thu chi;

+ Trích các Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi: Tối đa không quá 3 tháng lương

- Nguồn tài chính của Trung tâm được hình thành từ các nguồn:

- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp

Ngân sách nhà nước cấp chi hoạt động thường xuyên để thực hiện chức năng nhiệm vụ được nhà nước giao theo quy định.

Nguồn ngân sách nhà nước cấp để thực hiện các nhiệm vụ khơng thường xun gồm:

+ Kinh phí thực hiện thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

+ Kinh phí kinh phí mua sắm trang thiết bị;

+ Kinh phí thực hiện hội thảo, tập huấn về đấu thầu tập trung, đàm phán giá.

- Nguồn tài trợ từ các tổ chức trong nước và ngoài nước.

+ Các nguồn thu từ bán Hồ sơ mời thầu và các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của cấp có thẩm quyền (nếu có).

2.2. Thực trạng tổ chức kế toán tại Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia 2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán tài sản, vật tư Kế toán thuế, tiền lương Thủ quỹ

Sơ đồ 2.3: Bộ máy tổ chức kế toán của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia

Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng và quyết định sự thành cơng của tổ chức kế tốn tại Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia. Nhận biết được vấn đề này nên Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia luôn chú trọng đến tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy kế tốn của Trung tâm tổ chức theo hình thức kế tốn tập trung.

Phịng Tài chính Kế tốn chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện tồn bộ cơng tác kế tốn tài chính của đơn vị như:

- Phịng Tài chính- Kế tốn có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm trong công tác thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính - kế tốn.

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn,trung hạn và dài hạn.

- Huy động và khai thác các nguồn thu hợp pháp dựa trên quy định của nhà nước và pháp luật.

-Thực hiện phần hành kế toán về chế độ tài chính đúng theo quy định; Tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán tại trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w