Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại công đoàn viên chức việt nam (Trang 84 - 90)

7. Kết cấu luận văn

2.4. Đánh giá thực trạng kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, kế toán thu, chi tài chính tại Công đoàn Viên chức Việt Nam vẫn còn một số hạn chế sau:

- Về bộ máy kế toán và quản lý tài chính

+ Về bộ máy kế toán: Do hạn chế về số lượng biên chế nên cán bộ làm công tác kế toán tại phòng tài chính ít, trong khi khối lượng công việc rất nhiều dẫn đến việc tham mưu, đề xuất các giải pháp quản lý tài chính cho lãnh đạo Công đoàn Viên chức Việt Nam chưa được kịp thời.

+ Công tác quản lý tài chính: Công đoàn các cấp chưa chỉ đạo tích cực về thu đoàn phí công đoàn, chưa thấy hết tầm quan trọng của nguồn thu ổn định từ đoàn phí công đoàn; công tác chỉ đạo thu kinh phí công đoàn từ khâu lập dự toán còn chưa chính xác, thu thấp hẳn so với số thu thực tế; chưa khai thác triệt để nguồn thu khác.

- Hạn chế lớn nhất trong kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Việt Nam nói chung và Công đoàn Viên chức Việt Nam nói riêng là chưa chuyển sang chế độ kế toán mới theo Thông tư 107/2017 của Bộ Tài chính áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. Toàn bộ các khoản thu, chi tài chính công đoàn vẫn sử dụng các tài khoản theo chế độ kế toán cũ (theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính). Với một số bất cập cụ thể như sau:

+ Các tài khoản kế toán sử dụng theo Quyết đinh số 19/2006 chưa bao quát hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tài chính phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới (thu kinh phí công đoàn ở đơn vị chưa thành lập công đoàn cơ sở - theo Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày

21/11/2013 của Chính phủ và chi chăm lo, bảo vệ người lao động ở các đơn vị chưa thành lập công đoàn cơ sở...);

+ Về kế toán các khoản thu tài chính công đoàn vừa sử dụng tài khoản loại 5 (TK 5113, 5118 – thu kinh phí công đoàn và thu khác) vừa sử dụng tài khoản loại 3 (TK 3541, 3542 – Thu đoàn phí công đoàn và thu kinh phí tiết giảm);

- Về kế toán chi tài chính công đoàn:

+ Việc sử dụng chứng từ kế toán: Mặc dù đã có các quy chế tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ trong việc thanh toán các khoản chi, nhưng việc xử lý một số khoản chi nhỏ còn gặp một số vướng mắc do việc chi tiêu vượt kế hoạch nên việc kiểm soát và thanh toán rất khó như chi tiếp khách…. Một số khoản chi vẫn sử dụng chứng từ là hóa đơn bán lẻ thay thế việc sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng.

Ngoài ra, mặc dù sử dụng phần mềm kế toán nhưng không phải tất cả các mẫu chứng từ đều có trong phần mềm dẫn tới nội dung trong các chứng từ này thường được viết bằng tay cũng dẫn tới việc chứng từ nhìn không đẹp, sạch, rõ ràng.

+ Tại quy chế chi tiêu nội bộ quy định phải thanh toán các hoạt động sau 20 ngày khi hoàn thành xong kế hoạch được Thủ trưởng cơ quan phê duyệt, tuy nhiên các ban giúp việc không thanh toán được ngay mà phải 1,2 tháng sau mới làm thanh toán dẫn đến việc giám sát của kế toán thanh toán rất khó khăn.

- Về báo cáo tài chính: Hiện nay tại CĐVCVN cũng như TLĐLĐVN, công tác kế toán tài chính công đoàn chưa lập báo cáo tài chính, vì vẫn đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 19/2006 của Bộ Tài chính, đồng thời cũng chưa thực hiện phân tích thông tin kế toán trên các báo cáo quyết toán. Công tác lập báo cáo quyết toán chưa kịp thời, chưa chi tiết, đây là hạn chế cần khắc phục khi áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 107/2017 của Bộ Tài chính, Quyết định số 2250 và Hướng dẫn số 22 (29/4/2021) của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp vào các đơn vị kế toán công đoàn.

2.4.2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân từ cơ chế chính sách chung

Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, Quyết định của cơ quan có thầm quyền trong quản lý tài chính công đoàn còn chưa sát với thực tế, tính khả thi còn hạn chế nhất là các quy định về phân cấp tài chính còn vòng vèo, phức tạp, khó hiểu... việc phân phối tài chính giữa các cấp còn trùng lắp, lòng vòng.

* Nguyên nhân từ cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn

Trong các hoạt động quản lý, vấn đề con người luôn được quan tâm hàng đầu. Trong quản lý công đoàn vấn đề con người hết sức quan trọng, mà cụ thể là những người làm chủ tài khoản và những người là công tác kế toán công đoàn.

* Nguyên nhân từ ý thức của công đoàn viên

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng sát cơ sở, sát đoàn viên nhưng vẫn tồn tại một bộ phận đoàn viên công đoàn thiếu nhiệt tình trong công tác tài chính nói riêng cũng như hoạt động phong trào của công đoàn nói chung như: chậm nộp đoàn phí, không tham gia các hoạt động chung của cơ quan, đơn vị cũng như của công đoàn cơ sở phát động.

* Nguyên nhân từ bộ máy quản lý tài chính

- Do số lượng biên chế ít, công tác kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam với khối lượng lớn nên việc rà soát, giám sát, hướng dẫn các ban tham mưu làm thanh toán chưa được chặt chẽ. Các cán bộ tại các ban tham mưu của Công đoàn Viên chức Việt Nam chưa được tập huấn về công tác thanh quyết toán và phải thường xuyên luân chuyển vị trí việc làm qua các ban nên việc thanh quyết toán các hoạt động không liên tục từ đầu nên cũng gây khó khăn cho kế toán trong việc hướng dẫn.

- Tại công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, do hạn chế về số lượng biên chế cán bộ công đoàn, đội ngũ làm công tác tài chính, kế toán kiêm nhiệm hầu

như chưa có nghiệp vụ kế toán tài chính, hoặc nhờ kế toán bên chuyên môn giúp, hạn chế về mặt trách nhiệm cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhiều người chưa qua đào tạo về kế toán, tài chính nhưng vẫn phải đảm nhận nhiệm vụ kế toán. Điều đó, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng trong công tác quản lý, công tác thu, chi tài chính công đoàn.

- Cấp công đoàn cơ sở do đặc thù của hoạt động công đoàn, bộ máy làm công tác tài chính hầu như là những người kiêm nhiệm công việc, thời gian dành cho hoạt động tài chính công đoàn không nhiều và thường xuyên có sự thay đổi. Do đó, mức độ trách nhiệm với công tác tài chính kế toán công đoàn không cao. Trong khi, kế toán công đoàn có những đặc thù riêng, công tác huấn luyện đào tạo chưa được kịp thời, thường xuyên.

* Nguyên nhân từ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác tài chính kế toán

Kế toán công đoàn có những đặc thù riêng, cần phải được đào tạo, huấn luyện kịp thời, thường xuyên. Trong khi đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng còn nặng tính lý thuyết, việc tập trung đào tạo các kỹ năng thực tiễn còn chưa cao dẫn đến tình trạng lúng túng trong thực hiện.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, Luận văn đã tập trung nghiên cứu về quản lý tài chính và thực trạng kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Viên chức Việt Nam. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam. Những đánh giá, phân tích thực trạng là cơ sở đề xuất các giải pháp ở chương 3.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM

3.1. Quan điểm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới

Công tác tài chính là điều kiện, là công cụ phục vụ đắc lực cho các hoạt động của tổ chức công đoàn, tài chính công đoàn chủ yếu tập trung chi tại công đoàn cơ sở, góp phần tăng uy tín tổ chức công đoàn.

Các cấp công đoàn cần tập trung khai thác tốt nguồn thu tài chính công đoàn, giảm thất thu kinh phí, đoàn phí, khai thác tốt nguồn kinh phí hỗ trợ của chính quyền các cấp, đặc biệt là việc trang cấp phương tiện, điều kiện làm việc của các cấp công đoàn; Không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính công đoàn, chi tiêu đúng mục đích, tiết kiệm, dành nhiều kinh phí chi cho hoạt động phong trào, tuyên truyền pháp luật, công tác đào tạo cán bộ công đoàn; Tăng cường công tác quản lý, công tác kiểm tra, giám sát tài chính, tài sản, chấp hành đúng kỷ luật tài chính, chế độ kế toán, báo cáo dự toán, quyết toán và công khai tài chính.

Bố trí cán bộ chuyên trách công đoàn trên cơ sở nguồn thu tài chính theo phân cấp, đảm bảo tự cân đối thu chi. Phấn đấu chi lương và phụ cấp lương của cán bộ chuyên trách công đoàn phải từ nguồn đoàn phí công đoàn.

Thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công đoàn theo quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp công đoàn chỉ giữ lại các doanh nghiệp công đoàn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bảo toàn vốn và có lãi, có tiềm năng phát triển sau này.

1) Mục tiêu: Đẩy mạnh phân cấp quản lý tài chính toàn diện, triệt để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và yêu cầu công khai minh bạch, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính công đoàn, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất tài sản của tổ chức công đoàn từ nguồn tài chính tích lũy, từ đó đảm bảo Điều kiện làm việc, nâng cao đời sống cho người lao động.

2) Chỉ tiêu đến năm 2023:

- Phân cấp tài chính: Đạt tỷ lệ 100%.

- Thu kinh phí công đoàn khu vực doanh nghiệp đạt 90% số phải thu. - Tăng tỷ trọng thu đoàn phí công đoàn trong cơ cấu nguồn thu kinh phí và đoàn phí công đoàn lên 33%.

- Tăng tỷ lệ kinh phí công đoàn được sử dụng tại cơ sở lên 75%. - Tỷ lệ công đoàn cơ sở: Có báo cáo dự toán 85%, quyết toán 90%. - 100% các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ về tổ chức tài chính. - 100% các doanh nghiệp kinh tế công đoàn được sắp xếp lại theo kế hoạch của Tổng Liên đoàn.

- 100% các đơn vị của tổ chức công đoàn đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản trên đất.

- 100% công đoàn các cấp công khai tài chính công đoàn hàng năm.

Một phần của tài liệu Kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại công đoàn viên chức việt nam (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)