Hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý tài chính công đoàn tại Công

Một phần của tài liệu Kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại công đoàn viên chức việt nam (Trang 92 - 95)

7. Kết cấu luận văn

3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính

3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý tài chính công đoàn tại Công

chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam

3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam Công đoàn Viên chức Việt Nam

3.3.1.1. Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ kế toán tài chính công đoàn

Muốn quản lý tài chính tốt đòi hỏi phải có những người quản lý có trình độ nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm. Ở mỗi cấp công đoàn, cần nhìn nhận về vấn đề tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực ở các góc độ khác nhau để có các giải pháp hoàn thiện một cách phù hợp nhất.

Do đặc thù của công đoàn, cán bộ làm công tác kế toán tài chính của CĐCS và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chủ yếu kiêm nhiệm và thường xuyên có thay đổi nhân sự, mức độ hiểu biết về lĩnh vực tài chính công đoàn có sự hạn chế, trách nhiệm về nghiệp vụ tài chính của công đoàn cơ sở không cao. Do đó, Công đoàn Viên chức Việt Nam và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo, hướng dẫn về nghiệp vụ tài chính công đoàn cho những người làm công tác tài chính kế toán để họ

nắm bắt được các quy định, chế độ trong việc huy động, phân phối và sử dụng nguồn tài chính công đoàn.

Người làm nghiệp vụ tài chính, kế toán phải là người được đào tạo về tài chính kế toán.

3.3.1.2. Nhóm giải pháp quản lý thu và phân phối tài chính công đoàn

- Giải pháp về quản lý thu đoàn phí công đoàn

Hướng dẫn thu đoàn phí phải đúng theo Điều lệ công đoàn.

Quản lý thu đoàn phí công đoàn phân cấp cho công đoàn cơ sở thu là hợp lý. Tuy nhiên việc hướng dẫn, kiểm tra thu đoàn phí cần phải được chú ý, để đảm bảo rằng thu đoàn phí phải đúng theo Điều lệ công đoàn và hướng dẫn thu đoàn phí công đoàn bằng 1% tiền lương của người lao động. Để làm được điều đó, các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam, nhất là công đoàn cơ sở một mặt phải tuyên truyền hướng dẫn để người đoàn viên hiểu quyền và trách nhiệm của mình về việc đóng đoàn phí công đoàn, một mặt công đoàn phải có các hoạt động thiết thực đối với đoàn viên, nâng cao vai trò, vị thế của công đoàn. Thu đoàn phí phải nhất quán về tỷ lệ thu theo Điều lệ công đoàn hướng dẫn, phải phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán và báo cáo tài chính. Công khai số thu, phân phối và sử dụng số thu đoàn phí cho mọi đoàn viên.

- Các biện pháp quản lý thu kinh phí công đoàn

Hiện nay đã phân cấp việc thu kinh phí công đoàn đang ngày càng đi vào quỹ đạo và nộp kinh phí về tài khoản tại ngân hàng là Vietinbank và Agribank rất thuận lợi cho các công đoàn và việc quản lý của Công đoàn Viên chức Việt Nam. Tuy nhiên về số báo cáo về lao động và đoàn viên công đoàn còn chưa chính xác đầy dủ, vì thế Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần xây dựng phần mềm quản lý đoàn viên để các cấp thu đúng, thu đủ.

-Quy định cụ thể cách thức quản lý từng nguồn thu khác

Tại các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam các đơn vị có số lượng đoàn viên tương đối ít nên nguồn thu khác của công đoàn góp phần không nhỏ vào cân đối thu, chi tài chính công đoàn các năm qua, với các nội dung thu từ hỗ

trợ của cơ quan chuyên môn, thu từ viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, thu từ các hoạt động kinh tế của công đoàn, thu từ việc tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao,...

Việc quản lý nguồn thu này cần phải được chú ý. Tùy từng nội dung, thu cần có cách quản lý riêng cho phù hợp.

Đối với khoản thu từ cơ quan chuyên môn của công đoàn cơ sở hỗ trợ để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, văn nghệ, thể thao,... công đoàn phải phối hợp với cơ quan chuyên môn để quản lý khoản thu này, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, công khai.

3.3.1.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính công đoàn

Ứng dụng công nghệ thông tin là xu hướng tất yếu. Mặc dù hệ thống Công đoàn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua. Nhưng Tổng Liên đoàn Loa động Việt Nam vẫn cần có chỉ đạo để việc thực hiện được đồng bộ, nhất quán, trên cơ sở các quy chuẩn, quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đối với phần mềm quản lý tài chính, tài sản công đoàn đã triển khai ứng dụng nhiều năm, nhưng cần được sửa đổi bổ sung kịp thời khi có thay đổi các chế độ, quy định, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn quản lý tài chính công đoàn.

Công tác tài chính, tài sản công đoàn sử dụng phần mềm được kết nối liên tục theo chế độ 24/24 giữa Tổng Liên đoàn và công đoàn cấp dưới từ đó tạo ra tính công khai, minh bạch cũng như giúp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn Viên chức Việt Nam chủ động trong việc nắm bắt tình hình thu, chi tài chính trong hệ thống công đoàn, từ đó điều hành, chỉ đạo công tác tài chính trong toàn hệ thống được tốt hơn.

3.3.1.4. Quy chế chi tiêu nội bộ

Với việc sắp xếp vị trí việc làm, tại Cơ quan Công đoàn Viên chức Việt Nam thực hiện sáp nhập 6 ban tham mưu giúp việc thành 4 ban, vì thế quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan đã ban hành trước đây, phòng tài chính tham mưu xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan sau sáp nhập để áp dụng

thực hiện. Quy chế chi tiêu này phải đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chi thường xuyên, đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chi đặc thù riêng có của cơ quan, tuy nhiên phải đảm bảo chế độ, nguyên tắc tài chính theo quy định của phápluật hiện hành.

Một phần của tài liệu Kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại công đoàn viên chức việt nam (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)