Hoàn thiện quy định của pháp luật về chức năng của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng và trong tố tụng hình sự nói nói chung phải đảm bảo tính thống nhất và có đồng bộ. Hoàn thiện chức năng của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm phải gắn liền với hoàn thiện các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của KSV trong giai đoạn này.
Thứ nhất, tiếp tục khẳng định và hoàn thiện chức năng của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án. Giám sát t pháp là hoạt động quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải thực hiện nhằm đảm bảo tính pháp chế. Ở nớc ta, bộ máy nhà nớc đợc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung quyền lực, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nớc trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền t pháp. Với đặc điểm đó, việc tổ chức và duy trì một hệ thống cơ quan độc lập, chuyên trách giám sát hoạt động t pháp là hết sức cần thiết. Quốc hội đã giao cho Tòa án thực hiện chức năng xét xử. Tuy nhiên để đảm bảo việc xét xử đúng theo qui định pháp luật thì phải có cơ quan giám sát trực tiếp và cụ thể, đó là VKS. Chỉ có VKS thực hành quyền công tố, thực hiện chức năng buộc tội mới có điều kiện để kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án. Viện kiểm sát là cơ quan tố tụng duy nhất tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng, có điều kiện để thực hiện xuyên suốt hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, đảm bảo chấp hành pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, đồng thời phục vụ cho việc thực hiện chức năng quyền công tố của VKS tại phiên tòa. Hai chức năng này của VKS có mối quan hệ biện chứng nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ do Quốc hội giao cho, bảo đảm cho các hoạt động thực hành quyền công tố đúng ngời,
đúng tội và đúng pháp luật, đảm bảo thực hiện mục đích của hoạt động thực hành quyền công tố tại phiên tòa.
Thứ hai, tổ chức hệ thống VKSND phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án, trên cơ sở phù hợp với việc thực hiện chức năng của VKS trong giai đoạn điều tra. Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị thì VKS đợc tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Nh vậy, hệ thống tổ chức của VKS phải tơng quan với hệ thống thẩm quyền xét xử của Tòa án theo 4 cấp. Tuy nhiên, các Nghị quyết của Đảng cũng nhấn mạnh phải tăng cờng trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra. Nh vậy không chỉ tổ chức hệ thống VKS phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân mà còn phù hợp với cả hệ thống tổ chức của cơ quan điều tra. Điều này có thể tổ chức hệ thống VKS khu vực không nhất thiết phải tơng đ- ơng với số lợng Tòa án sơ thẩm cấp khu vực mà còn phù hợp với hệ thống cơ quan điều tra, đảm bảo tăng cờng công tố trong hoạt động điều tra. Đồng thời phải đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ, liên tục trong việc thực hiện công tác chuyên khâu trong hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát điều tra, truy tố, kiểm sát xét xử của VKSND.
Nh vậy, tại điều 170 BLTTHS cần sửa đổi nh sau:
“1. Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây:
…
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án khu vực cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự khu vực ...”.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về quyền công tố trong hoạt động điều tra. Để thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm, đảm bảo việc truy tố đúng ngời, đúng tội, đúng pháp luật thì công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra có vai trò then chốt. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội từ chất lợng, hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra còn thấp. Trong khi đó, tại Điều 112, 113 BLTTHS lại quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố và khi kiểm sát điều tra còn chung chung, cha phân biệt rạch ròi đâu là nhiệm vụ, đâu là quyền hạn. Và BLTTHS lại không quy định cơ chế thực hiện của cơ quan điều tra đối với các quyết định, yêu cầu của VKS mà chỉ quy định cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của VKS (Điều 114 BLTTHS). Cần quy định nhiệm vụ cụ thể và quyền hạn cụ thể của VKS khi thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Bổ sung chế tài và quyền hạn của VKS khi các yêu cầu của VKS mà cơ quan điều tra không thực hiện.
Thứ t, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Để tạo điều kiện cho KSV thực hiện tốt chức năng của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cần phải quy định cụ thể những quyền hạn của VKS cũng nh của KSV tham gia phiên tòa. Tuy nhiên, theo BLTTHS và Luật tổ chức VKSND mới chỉ quy định nhiệm vụ của VKS và KSV trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là chủ yếu, cha qui định cụ thể quyền hạn khi tham gia phiên tòa. Tại Điều 36 BLTTHS, Điều 17, 18 Luật tổ chức VKSND quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm chỉ có một quyền hạn là kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của Tòa án và yêu cầu Tòa án nhân dân cùng cấp và cấp dới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị. Điều 37 BLTTHS, điều 17 Luật tổ chức VKSND quy định KSV tham gia phiên tòa là đọc cáo trạng, thực hiện việc luận tội, tranh luận với những ngời tham gia tố tụng khác. Đây chỉ là nhiệm vụ của KSV khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật của Tòa án, chứ không phải thực quyền của VKS trong giai đoạn này. Cần bổ sung trong BLTTHS điều luật quy định về quyền kiểm sát việc chấp hành các thủ tục tố tụng trong xét xử vụ án hình sự, qui định rõ Tòa án phải gởi các quyết định tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử để đảm bảo cho việc thực hiện chức năng kiểm sát xét xử của Tòa án.
Thứ năm, bổ sung các quy định về tổ chức phiên toà, thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên toà. Theo quy định của BLTTHS thì việc xét hỏi tại phiên tòa tập trung vào HĐXX mà chủ yếu là chủ tọa phiên tòa. Vai trò công tố của KSV, vai trò bào chữa của bị cáo, ngời tham gia tố tụng khác trong việc xét hỏi cha đợc chú trọng. KSV xét hỏi sau khi chủ tọa phiên tòa và Hội thẩm nhân dân đã xét hỏi, và những ngời tham gia phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa xét hỏi thêm các tình tiết có liên quan đến vụ án. Việc xét hỏi ngời làm chứng, ngời bị hại… BLTTHS chỉ đề cập đến HĐXX. Để nâng cao chất lợng hoạt động thực hành quyền công tố của KSV tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theo yêu cầu cải cách t pháp thì việc sửa đổi bổ sung các quy định về việc xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa là cần thiết. Kết quả xét hỏi là nền tảng của tranh luận tại phiên tòa. Do đó, cần phải phát huy tính chủ động đề cao vai trò của KSV, ngời bào chữa tham gia xét hỏi tại phiên tòa. KSV phải tham gia xét hỏi chủ yếu để bảo vệ quan điểm truy tố, chủ tọa phiên tòa tham gia xét hỏi mang tính chất gợi mở và phán xét theo kết quả tranh tụng tại phiên tòa.
Điều 207 BLTTHS cần sửa đổi nh sau:
“2. Khi xét hỏi từng ngời, Kiểm sát viên hỏi trớc rồi đến ngời bào chữa, ngời bảo vệ quyền lợi của đơng sự. Những ngời tham gia phiên tòa có thể hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Hội đồng xét xử có thể hỏi bất cứ lúc nào khi xét thấy cần làm sáng tỏ thêm các tình tiết có liên quan đến vụ án. Ngời giám định đợc hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định.”
Thứ sáu, hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của KSV trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Hiện nay, VKSND thực hiện chế độ thủ trởng chế, mọi
quyền hạn tố tụng đều do Viện trởng quyết định. Theo Điều 12 Pháp lệnh KSV thì KSV thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động t pháp thuộc thẩm quyền cấp mình theo sự phân công của Viện trởng và chịu trách nhiệm trớc Viện trởng. Do đó, KSV cha thể hiện vai trò và tính chủ động khi thực hiện nhiệm vụ. Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW, cần: “Tăng quyền và trách nhiệm cho Kiểm sát viên để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cáo tính độc lập và chịu trách nhiệm trớc pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình”. Nh vậy, cần bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của KSV theo hớng cụ thể hơn. Phân định rõ ràng quyền lãnh đạo của Viện trởng với quyền năng pháp lý của KSV, đề cao vai trò và trách nhiệm cá nhân của KSV khi thực hiện nhiệm vụ. Chẳng hạn, tại phiên tòa, KSV có thẩm quyền quyết định của Viện trởng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nh rút toàn bộ hoặc một phần nội dung cáo trạng truy tố.