Tại phiên toà chức năng thực hành quyền công tố của VKS là chức năng buộc tội thông qua việc công bố bản cáo trạng truy tố, tham gia xét hỏi, luận tội và tranh luận. Theo quy định tại Điều 206 BLTTHS thì trớc khi tiến hành xét hỏi, KSV đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung. Những ý kiến bổ sung có thể là giải thích những chứng cứ đã thu thập đợc, làm rõ nội dung của bản cáo trạng đã truy tố, về vấn đề dân sự trong hình sự, về vật chứng... KSV không đợc trình bày bổ sung thêm tội danh cho bị cáo hoặc bổ sung những ng- ời phạm tội không đợc truy tố, không làm thay đổi nội dung cáo trạng, tức là không đợc bổ sung những nội dung không có lợi hoặc làm xấu đi tình trạng của bị cáo. Đây là một nguyên tắc nhằm bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo. Bản cáo trạng truy tố bị can ra trớc Toà án thuộc thẩm quyền của Viện trởng VKS, KSV chỉ là ngời đợc Viện trởng uỷ quyền tham gia phiên toà để thực hiện chức năng truy tố và buộc tội. Bản cáo trạng phải thể hiện đầu đủ hành vi phạm tội, động cơ, mục đích, hậu quả và các tình tiết quan trọng khác và ngời
thực hiện hành vi phạm tội đã phạm vào điều khoản nào đã quy định trong Bộ luật hình sự. Đây là quyết định tố tụng mà VKS thay mặt Nhà nớc để đa một ngời có hành vi phạm tội ra xét xử trớc Toà án. Bản cáo trạng dựa trên cơ sở của kết quả điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án, đánh dấu kết thúc giai đoạn điều tra, truy tố chuyển sang một giai đoạn mới trong tố tụng hình sự, đó là giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, là cơ sở để những ngời tiến hành tố tụng điều tra công khai và những tham gia tố tụng thực hiện quyền và nghĩa vụ tại phiên toà. Bản cáo trạng truy tố của VKS cơ sở pháp lý làm phát sinh một giai đoạn mới của TTHS, đó là giai đoạn xét xử do cơ quan Tòa án đảm nhiệm.
Tác giả Nguyễn Thái Phúc cho rằng: “Cáo trạng do Viện kiểm sát truy tố trớc Toà án không chỉ là lý do hình thức tồn tại của giai đoạn xét xử sơ thẩm mà là đối tợng trung tâm chi phối diễn ra trong giai đoạn này” [12, tr.143]. Bản cáo trạng của VKS công bố tại phiên toà truy tố ngời có hành vi phạm tội ra xét xử chính là kết luận của VKS dựa trên các chứng cứ tài liệu đã đợc thu thập khách quan và hợp pháp trên cơ sở của quá trình điều tra vụ án.
Tại phiên toà, KSV tham gia xét hỏi bị cáo và những ngời có liên quan để làm sáng tỏ và kiểm tra lại các tình tiết đã thu thập trong quá trình điều tra và các tình tiết khác có liên quan đến vụ án. Việc xét hỏi tại phiên toà của KSV nhằm kiểm tra lại kết quả điều tra. Xuất phát từ địa vị pháp lý của KSV là ngời tiến hành tố tụng, ngời bảo vệ cáo trạng truy tố trớc phiên toà nên việc xét hỏi của KSV phải xét hỏi trọng tâm, toàn bộ vụ án để có cơ sở đề xuất trong việc luận tội, đề xuất mức hình phạt và các biện pháp xử lý khác. Vì vậy, KSV phải đảm bảo tất cả các chứng cứ của vụ án phải đợc kiểm tra công khai và đánh giá toàn diện tại phiên toà.
Theo quy định tại Điều 207 BLTTHS thì KSV tham gia xét hỏi sau khi HĐXX đã hỏi xong. Xuất phát từ việc trách nhiệm chứng minh vụ án, xác định sự thật khách quan vụ án thuộc về HĐXX, để đảm bảo điều đó, Luật tố
tụng hình sự cho phép chủ toạ phiên toà quyết định thứ tự xét hỏi hợp lý đối với từng vụ án. Tuy vậy vẫn không hạn chế tính chủ động của các thành viên khác của HĐXX, của KSV trong việc thực hiện việc xét hỏi tại phiên toà. Do đó trong từng trờng hợp, khi đợc cho phép của chủ toạ phiên toà, KSV hoàn toàn có quyền hỏi ai trớc, ai sau theo ý chí của mình mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ toạ phiên toà. Trên thực tế, sau khi HĐXX xét hỏi xong thì KSV tham gia xét hỏi bất kỳ ai, không cần thiết phải đề nghị chủ tọa phiên toà.
Sau khi kết thúc thủ tục xét hỏi, căn cứ vào kết quả thẩm vấn tại phiên toà, thì hoạt động thực hành quyền công tố của VKS là rút quyết định truy tố hoặc luận tội để buộc tội và gỡ tội. Theo quy định tại Điều 195 BLTTHS thì tại phiên toà, sau khi xét hỏi, KSV có thể rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn. Qua xét hỏi, nếu thấy việc truy tố không chính xác, việc kết tội bị cáo không có căn cứ thì KSV rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị HĐXX xử tuyên bố bị cáo không phạm tội, nếu thấy rằng bị cáo có thêm hành vi phạm tội, bị cáo phạm tội nặng hơn, có thêm đồng phạm thì KSV không có quyền kết luận và đề nghị HĐXX ra bản án không có lợi cho bị cáo, mà đề nghị HĐXX xử hoãn phiên toà để trả hồ sơ điều tra bổ sung. Trong trờng hợp KSV rút quyết định truy tố không có căn cứ thì HĐXX quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với VKS cấp trên trực tiếp. Nh vậy, theo quy định của Luật tố tụng hình sự thì khi KSV nhận thấy bị cáo phạm vào một tội nặng hơn hoặc HĐXX nhận thấy KSV rút quyết định truy tố không có căn cứ thì phải tạm dừng phiên tòa để điều tra bổ sung hoặc kiến nghị đến VKS cấp trên trực tiếp để giải quyết. Đây là nguyên tắc có lợi cho bị cáo và đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo, phù hợp với giới hạn của việc xét xử đợc quy định tại điều 195 BLTTHS.
Trong trờng hợp KSV rút quyết định truy tố tại phiên tòa, nhng không có căn cứ thì HĐXX ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với VKS cấp trên trực tiếp theo Điều 202 BLTTHS. Nh vậy, trong trờng hợp này việc tạm
đình chỉ vụ án có giống với tạm đình chỉ vụ án quy định tại Điều 180 BLTTHS hay không? Hiện nay có quan điểm cho rằng việc tạm đình chỉ trong hai trờng hợp này là giống nhau, đều là việc tạm dừng hoạt động tố tụng đối với vụ án để sau đó tiếp tục giải quyết khi không còn căn cứ tạm đình chỉ. Theo chúng tôi, việc tạm đình chỉ vụ án trong hai trờng hợp này là khác nhau về phạm vi thực hiện nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan tiến hành tố tụng. Bởi lẽ, tạm đình chỉ khi KSV rút quyết định truy tố tại phiên tòa không có căn cứ thì các hoạt động tố tụng của vụ án đó coi nh kết thúc, tức là xem nh đã xong phiên tòa sơ thẩm. Việc thực hiện các hoạt động của VKS đã rút quyết định truy tố thuộc phạm vi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật sau phiên tòa sơ thẩm.
Sau khi kết thúc phần xét hỏi công khai tại phiên tòa, nếu có căn cứ để truy tố bị cáo theo nh bản cáo trạng thì VKS thực hiện chức năng thực hành quyền công tố thông qua việc luận tội để buộc tội bị cáo. Đây là một chức năng quan trọng và trọng tâm thể hiện rõ nét nhất của chức năng thực hành quyền công tố tại phiên tòa của VKS. Theo quy định tại Điều 217 BLTTHS thì sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa, KSV trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn, nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị HĐXX tuyên bố bị cáo không phạm tội. Luận tội của KSV phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã đợc kiểm tra công khai tại phiên tòa và trên cơ sở ý kiến tranh luận của bị cáo, ngời bào chữa, ngời bảo vệ quyền lợi của đơng sự và của những ngời tham gia tố tụng khác. Khác với bản cáo trạng, KSV phải công bố tại phiên tòa, còn bản luận tội KSV phải trình bày chứ không phải đọc lời luận tội. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án trong giai đoạn điều tra và trên thực tế xét hỏi công khai, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa, luận tội của KSV chủ yếu phân tích, đánh giá tình tiết, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra, những căn cứ để kết tội bị cáo,
nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh, động cơ, mục đích phạm tội của bị cáo, phân tích, đánh giá các tình tiết định khung tăng nặng, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình sự đối với bị cáo từ đó đa ra quan điểm đờng lối xử lý đối với bị cáo.
Điều 217 BLTTHS quy định luận tội do KSV trình bày trớc, sau đó bị cáo hoặc ngời bào chữa trình bày lời bào chữa của mình. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho các bên bào chữa biết đợc quan điểm của bên buộc tội trớc khi trình bày quan điểm bào chữa của mình. Đây cũng là nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo. Luận tội của VKS thể hiện đầy đủ bản chất hành vi phạm tội của bị cáo và đánh giá, kiểm chứng lại toàn bộ quá trình điều tra, truy tố đồng thời thể hiện chứng năng thực hành quyền công tố của VKS trong tố tụng hình sự. Pháp luật đã giao cho VKS chức năng thực hiện việc buộc tội đối với bị cáo để bảo vệ lợi ích của nhà nớc, bảo vệ tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật, mọi hành vi phạm tội đều bị xử lý. KSV trình bày luận tội để buộc tội bị cáo nhằm để thực hiện chức năng buộc tội của VKS. Lời luận tội của KSV tại phiên tòa là một văn bản pháp lý có ý nghĩa trong việc xem xét, quyết định hình phạt của HĐXX.
Hiện nay có quan điểm cho rằng luận tội và buộc tội là hai khái niệm khác nhau. Theo chúng tôi, luận tội cũng chính là buộc tội nhng nó khác nhau về thời điểm phát sinh và phạm vi áp dụng. Nếu nh buộc tội tại phiên tòa sơ thẩm đợc bắt đầu từ khi công bố cáo trạng thì dựa vào nền tảng của kết quả điều tra với những tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án trong giai đoạn điều tra thì luận tội dựa trên kết quả xét hỏi, đánh giá chứng cứ đã đợc kiểm tra công khai tại phiên tòa, bao gồm cả những chứng cứ mới đợc thu thập, đề xuất đợc Tòa án chấp nhận đa vào hồ sơ. Luận tội là để buộc tội một cách toàn diện, khách quan, đầy đủ chứng cứ hợp pháp. Khi VKS công bố cáo trạng truy tố thì đã buộc tội bị cáo đã có hành vi phạm tội cần phải xét xử. Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa có thể làm thay đổi
nội dung buộc tội hoặc quyết định truy tố nhng luận tội là buộc tội sau khi đã kiểm chứng lại các chứng cứ khách quan, toàn diện nhất. Có thể nói luận tội là sự buộc tội chính thức cuối cùng của VKS. Luận tội có ý nghĩa đối với bên bào chữa cũng nh đối với HĐXX để căn cứ vào đó để bên bào chữa trình bày bào chữa và để Tòa án căn cứ vào đó để xác định giới hạn xét xử. VKS tham gia vào tố tụng hình sự với t cách là chủ thể trung tâm của chức năng buộc tội.
Sau lời luận tội của KSV, phiên tòa sẽ chuyển sang phận tranh luận và trong quá trình tranh luận, KSV phải có trách nhiệm bảo vệ luận tội, bảo vệ quan điểm buộc tội của VKS. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì bị cáo, ngời bào chữa và ngời tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của KSV và đa ra đề nghị của mình. KSV, đại diện cho bên buộc tội phải đáp lại tất cả các ý kiến, yêu cầu có liên quan đến vụ án mà ngời bào chữa, đại diện cho bên gỡ tội và ngời tham gia tố tụng khác nêu ra. Giai đoạn này gọi là tranh luận. Tranh luận là một thủ tục của phiên tòa sơ thẩm, trong đó bên buộc tội và bên bào chữa thông qua lời nói của mình tổng hợp và đánh giá kết quả xét hỏi tại phiên tòa, trên cơ sở đó lập luận để đa ra quan điểm đúng đắn nhất về vụ án nhằm thuyết phục HĐXX chấp nhận những đề nghị của mình và bác bỏ đề nghị của phía bên kia. Tranh luận có ý nghĩa quan trọng đối với HĐXX, nó đánh giá các chứng cứ của vụ án một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn. Giai đoạn tranh luận tại phiên tòa thể hiện rõ nét nhất bản chất của tranh tụng tại phiên tòa nói riêng và trong tố tụng hình sự nói chung. Kết quả tranh luận tại phiên tòa không chỉ cho phép làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà còn khẳng định tính đúng đắn của những quan điểm có giá trị liên quan đến các vấn đề của vụ án.