Kết thúc phiên tòa

Một phần của tài liệu chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 30 - 33)

Trong tố tụng hình sự, chức năng buộc tội là chức năng trung tâm thu hút các chức năng khác của hoạt động tố tụng, không có chức năng buộc tội thì cũng không có chức năng bào chữa và chức năng xét xử. Tuy mỗi chức năng

trong TTHS là những hoạt động khác nhau đợc thực hiện bởi các quyền lực nhà nớc khác nhau nhng đều đi đến mục đích chung của tố tụng hình sự. Tại phiên tòa sơ thẩm, VKS thực hiện chức năng buộc tội là hình thức của quyền công tố thể hiện quyền lực nhà nớc, chức năng bào chữa là hình thức của quyền con ngời, quyền công dân còn chức năng xét xử là hình thức của quyền t pháp. Các chức năng này đều thể hiện một mục đích chung của tố tụng hình sự là nhằm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời các hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan ngời vô tội. Tuy nhiên, sau khi kết thúc việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố tại phiên tòa của VKS, chức năng buộc tội đã đợc thực hiện nhng không phải khi nào cũng đạt đợc mục đích, vì những lý do khác nhau Tòa án chấp nhận hoặc không chấp nhận. Trong trờng hợp này, mặc dù hoạt động thực hiện chức năng buộc tội đã kết thúc nhng VKS vẫn thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ tố tụng khác để thực hiện quyền công tố. Đó là hoạt động kháng nghị của VKS sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm.

Theo quy định tại Điều 232 BLTTHS: “Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm”. Điều 19 Luật tổ chức VKS quy định: “Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật”. Nh vậy, hoạt động kháng nghị của VKS sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm là thể hiện sự không đồng tình với phán quyết của Tòa án. Khác với giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, VKS là chủ thể duy nhất của chức năng buộc tội, thì sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, hoạt động kháng nghị của VKS nhằm bảo vệ việc buộc tội của mình sau khi đã thực hiện chức năng buộc tội. Hoạt động kháng nghị sau phiên tòa sơ thẩm của VKS có mối quan hệ mật thiết với hoạt động thực hiện chức năng buộc tội.

Hiện nay có quan điểm nhận thức cho rằng hoạt động kháng nghị của VKS sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm là thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, vì cho rằng giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đợc bắt đầu khi VKS chuyển hồ sơ cùng bản cáo trạng sang Tòa án và kết thúc phiên tòa sơ thẩm tuyên án, không có kháng cáo, kháng nghị. Hoạt động kháng nghị là hoạt động sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm. Trong quá trình kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa sơ thẩm và kiểm sát các quyết định, bản án của Tòa án phát hiện việc áp dụng không đúng các qui định của pháp luật của Toà án thì kháng nghị quyết định, bản án đó.

Theo chúng tôi, hoạt động kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án không phải là hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật mà là hoạt động thực hành quyền công tố, bởi vì các lý do sau:

Thứ nhất, tại phiên tòa sơ thẩm VKS thực hiện chức năng thực hành quyền công tố thông qua hoạt động luận tội để buộc tội, VKS cho rằng Tòa án đánh giá không đúng các tình tiết, bản chất của vụ án nên tuyên bản án, quyết định không có căn cứ. Do đó VKS kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án nhằm để Tòa án cấp có thẩm quyền xem xét. Hoạt động kháng nghị của VKS là hoạt động tiếp theo của chức năng buộc tội.

Thứ hai, hậu quả kháng nghị của VKS là việc Tòa án cấp trên có thẩm quyền mở phiên tòa để xem xét lại nội dung kháng nghị và lúc này có sự tham gia của KSV cấp có thẩm quyền để bảo vệ quan điểm truy tố, bảo vệ việc buộc tội ở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Nh vậy, hoạt động kháng nghị các bản án, quyết định của Tòa án của VKS là hoạt động thực hiện chức năng thực hành quyền công tố của VKS, không phải thực hiện chức năng buộc tội mà là hoạt động tiếp theo sau khi kết thúc hoạt động thực hiện chức năng buộc tội. Hoạt động kháng nghị có mối quan hệ mật thiết với hoạt động thực hiện chức năng buộc tội. Nó bổ trợ cho mục đích của chức năng buộc tội.

Một phần của tài liệu chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w