Phơng hớng thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong

Một phần của tài liệu chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 56 - 58)

luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố tại phiên tòa. Đảm bảo tuân thủ các quy định của BLTTHS của những ngời tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng là cơ sở để VKS thực hiện hoạt động thực hành quyền công tố tại phiên tòa cũng nh đảm bảo cho việc chấp hành pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án. Nếu nh xem chức năng thực hành quyền công tố của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm là thực hiện hoạt động về mặt nội dung thì chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án là việc xem xét thực hiện về mặt hình thức, đảm bảo cho mọi hoạt động trong giai đoạn này đợc thực hiện theo một trình tự, thủ tục chung. Tuy nhiên việc thực hiện chức năng của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm cũng phải đợc thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể trớc khi mở phiên tòa, tại phiên tòa và sau khi kết thúc phiên tòa. Trong các giai đoạn cụ thể này thì việc thực hiện chức năng nào là chủ yếu và cơ bản, có tác dụng tích cực trong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án là vấn đề quan trọng cần phải đề cập đến.

Trên thực tế hoạt động truy tố, xét xử và theo tinh thần cải cách t pháp để đảm bảo mọi hành vi phạm tội đợc xử lý kịp thời, đúng ngời, đúng tội và đúng pháp luật cần thay đổi, bổ sung chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS trong hoạt động xét xử của Tòa án theo hớng:

Thứ nhất, VKS tăng cờng thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm và kết thúc phiên tòa. Trớc khi mở phiên tòa, VKS phải kiểm sát các thủ tục tố tụng do Tòa án áp dụng để tạo tiền đề đa vụ án ra xét xử theo quyết định truy tố của VKS. VKS có quyền yêu cầu Tòa án thực hiện các thủ tục để đảm bảo cho VKS thực hiện chức năng buộc tội tại phiên tòa. Sau khi kết thúc phiên tòa, VKS kiểm tra, đánh giá cụ thể về việc quyết định truy tố của VKS có đợc Tòa án thực hiện đảm bảo hay không, trên cơ sở đó có hay không có xem xét kháng nghị theo các thủ tục phúc thẩm.

Thứ hai, tiến tới VKS không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa. Theo tinh thần cải cách t pháp, tiến tới chuyển đổi Viện kiểm sát thành Viện công tố.

Để thực hiện theo chiến lợc cải cách t pháp của Bộ chính trị, VKS nên thực hiện tốt chức năng công tố tại phiên toà tại phiên tòa. Tòa án là trung tâm của quá trình tố tụng, HĐXX điều hành phiên tòa theo trình tự, thủ tục quy định bắt buộc của BLTTHS và chỉ dựa trên kết quả tranh luận giữa bên buộc tội và bên bào chữa để tuyên bố bản án kết luận có hành vi phạm tội và ngời phạm tội. Đồng thời hiện nay trong quá trình xét xử tại phiên tòa, nếu HĐXX có những vi phạm thủ tục tố tụng hoặc cha đảm bảo các quy định của BLTTHS thì KSV chỉ có quyền đề nghị, đề xuất, còn thực hiện hay không lại thuộc về HĐXX. Những kiến nghị của VKS về những vi phạm pháp pháp luật tại phiên toà thì pháp luật cũng không qui định Toà án có khắc phục và cũng không quy định trả lời cho VKS biết về những kiến nghị đó. Do đó, cần quy định HĐXX phải đảm bảo các trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. VKS chỉ tập trung vào việc xét hỏi để tham gia tranh luận bảo vệ quyết định truy tố của mình, không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên toà.

Một phần của tài liệu chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 56 - 58)