Những tồn tại

Một phần của tài liệu chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 42 - 51)

2.1.2.1. Thực hiện chức năng thực hành quyền công tố

* Trớc khi mở phiên tòa

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cùng với việc tiến hành hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật, KSV cần tiến hành những hoạt động nhằm thực hiện chức năng thực hành quyền công tố của VKS, gồm các hoạt động xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ, gặp bị can. Tất cả các hoạt động trên, KSV thực hiện khi hồ sơ vụ án đã chuyển sang Tòa án để chuẩn bị xét xử. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án, đánh giá lại chứng cứ và thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho quá trình xét xử vụ án, KSV dự thảo đề cơng xét hỏi, dự thảo bản luận tội để thực hiện việc tranh luận tại phiên tòa. Nghiên cứu hồ sơ vụ án là nhiệm vụ trọng tâm của KSV trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.

Chỉ có nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, KSV mới hoàn thành đợc việc buộc tội bị cáo tại phiên tòa, đồng thời phát hiện ra những căn cứ để giải quyết việc rút toàn bộ hay một phần cáo trạng truy tố.

Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện thông khâu công tác kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, KSV đã không chú trọng đến việc nghiên cứu hồ sơ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. KSV chủ quan đã nghiên cứu hồ sơ trong giai đoạn điều tra, nên trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, KSV không tiến hành thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ không kỹ, không sâu nên không nắm đợc các tình tiết của vụ án, không phát hiện đợc các mâu thuẩn trong các chứng cứ buộc tội, gỡ tội hoặc những thiếu sót cần thiết phải điều tra bổ sung khắc phục nên ít có tr- ờng hợp VKS rút toàn bộ hoặc một phần quyết định truy tố hoặc không bảo vệ đợc cáo trạng truy tố tại phiên tòa. Do đó, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, VKS giữ nguyên quyết định truy tố là chủ yếu, không thực hiện việc rút quyết định truy tố trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, chỉ khi Toà án trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì VKS mới xem xét việc bổ sung chứng cứ hoặc thay đổi quyết định truy tố.

Theo quy định của BLTTHS, thì VKS có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố trong trờng hợp có những căn cứ qui định tại điều 181 BLTTHS hoặc đình chỉ vụ án khi có căn cứ qui định tại điều 180 BLTTHS hoặc trong trờng hợp kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ vụ án thì VKS ra quyết định đình chỉ vụ án. BLTTHS không qui định những căn cứ để VKS thay đổi nội dung truy tố và thực tiễn xét xử cho thấy, việc VKS thay đổi nội dung truy tố trong giai đoạn chuẩn bị xét xử hầu nh không thực hiện.

* Tại phiên tòa

Theo quy định của BLTTHS thì thủ tục tố tụng hình sự tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đợc chia thành các giai đoạn: Thủ tục bắt đầu phiên tòa; thủ tục xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án. Trong các giai đoạn trên thì tranh luận tại phiên tòa có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ cáo trạng

và quan điểm truy tố của VKS. Đây là hình thức tiến hành tại phiên tòa nhằm đảm bảo cho KSV đại điện cho VKS thực hiện chức năng buộc tội đối với bị cáo, đồng thời đánh giá chứng cứ nhằm làm sáng tỏ các vấn đề còn khác nhau để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, góp phần bảo đảm cho việc xét xử đúng ngời, đúng tội, đúng pháp luật. Tranh luận của KSV tại phiên tòa không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của KSV mà còn là giai đoạn trung tâm của tố tụng, là quá trình diễn ra những quan điểm đánh giá chứng cứ giữa bên buộc tội và bên gỡ tội và những ngời tham gia phiên tòa.

Để làm sáng tỏ bản chất của vụ án thì quá trình xét hỏi tại phiên tòa có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Để có cơ sở trình bày lời luận tội tại phiên tòa thể hiện chức năng nhiệm vụ của VKS thực hành chức năng buộc tội, đòi hỏi KSV phải chủ động tham gia xét hỏi. Theo quy định của BLTTHS thì sau khi KSV tham gia phiên tòa đọc bản cáo trạng truy tố và trình bày ý kiến bổ sung cáo trạng thì HĐXX thực hiện việc xét hỏi, sau đó đến KSV tham gia xét hỏi. KSV có thể tham gia xét hỏi toàn bộ nội dung vụ án, tham gia xét hỏi để bảo vệ cáo trạng. Việc chủ động xét hỏi của KSV nhằm kiểm tra, đánh giá các tài liệu chứng cứ để chuẩn bị cho việc trình bày luận tội. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, KSV phải chuẩn bị đề cơng xét hỏi, tập trung vào các mâu thuẩn và các tình tiết quan trọng để hỏi rõ tại phiên tòa. KSV không chỉ tham gia xét hỏi bị cáo mà còn tham gia xét hỏi những ngời tham gia tố tụng khác để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Việc xét hỏi của KSV tại phiên tòa nhằm kiểm tra lại kết quả điều tra, chứ không phải khẳng định kết quả điều tra. Thông qua xét hỏi tại phiên tòa, KSV kiểm tra lại chứng cứ trong giai đoạn điều tra ban đầu, đồng thời thông qua xét hỏi để phát hiện những chứng cứ mới. Trên cơ sở đó KSV tham gia phiên tòa xử lý quyết định truy tố của VKS. Đây là căn cứ pháp lý để thực hiện việc rút một phần, rút toàn bộ quyết định truy tố hoặc đánh giá, tổng hợp chứng cứ cho việc xác định tội danh, hình phạt và các cơ sở buộc tội, gỡ tội trong giai đoạn thực hiện chức

năng buộc tội tại phiên tòa trong quá trình tranh luận. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, sau khi KSV công bố bản cáo trạng thì chủ tọa phiên tòa là ngời thực hiện việc xét hỏi là chủ yếu, KSV tham gia xét hỏi sau khi chủ tọa phiên tòa, các Hội thẩm nhân dân đã xét hỏi xong. KSV cho rằng theo quy định của điều 207 BLTTHS thì trách nhiệm chứng minh sự thật vụ án thuộc về HĐXX, do đó HĐXX có nhiệm vụ phải xét hỏi để làm rõ nội dung vụ án. Việc chứng minh tội phạm thuộc về HĐXX nên không coi trọng việc xét hỏi tại phiên tòa, nên tham gia xét hỏi sơ sài, thậm chí không tham gia xét hỏi. KSV chỉ có trách nhiệm công bố bản cáo trạng truy tố còn việc chứng minh tội phạm, có tội hay không có tội thuộc về HĐXX nên KSV dựa vào kết quả điều tra ban đầu làm cơ sở để buộc tội bị cáo. Điều này dẫn đến việc hạn chế trong quá trình tranh luận của KSV tham gia phiên tòa, KSV chỉ thực hiện nhiệm vụ là đọc bản luận tội đã đợc dự thảo trớc chứ không phải “trình bày” lời luận tội tại phiên tòa.

Lời luận tội của KSV là căn cứ pháp lý để khẳng định bản cáo trạng truy tố của VKS là có cơ sở, truy tố đúng ngời, đúng tội và đúng pháp luật, nhng KSV tham gia phiên tòa không kiểm tra các chứng cứ, không theo dõi ghi chép để bổ sung kịp thời các chứng cứ, tài liệu còn thiếu vào bản dự thảo nên nhiều bản luận tội và việc đối đáp không đi sâu chứng minh làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, cha gắn với diễn biến tại phiên tòa, có những nội dung mâu thuẩn với những chứng cứ đã kiểm tra công khai tại phiên tòa. Chính do thiếu chứng minh nên sai lầm chủ yếu là kết luận bị cáo có tội khi cha đủ căn cứ vững chắc. KSV trình bày bản luận tội không phân tích đánh giá những chứng cứ buộc tội, gỡ tội, động cơ, mục đích, nguyên nhân, điều kiện phạm tội mà mà trình bày bản luận tội nguyên nội dung nh bản cáo trạng. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, điểm yếu nổi lên là KSV chức chủ động và tích cực đối đáp tranh luận với bị cáo, ngời bào chữa hoặc có tranh luận đối đáp cũng hời hợt, cha có tính thuyết phục cao. Nội dung tranh luận

còn thiếu lý lẽ sắc bén để đấu tranh với quan điểm không đúng của bị cáo, ng- ời bào chữa, cha tận dụng đợc mâu thuẩn trong lời bào chữa và sử dụng cha có hiệu quả các chứng cứ của vụ án đối chiếu với luật pháp để lập luận chứng minh bác bỏ, đề xuất xử lý hình phạt, bồi thờng thiệt hại không rõ ràng, còn mang tính chung chung.

Một số KSV không nắm chắc các quy định tại điều 196 của BLTTHS hoặc đơn giản cho rằng Tòa án có thẩm quyền xét xử bị cáo và những hành vi theo VKS truy tố và Tòa án đa ra xét xử, do VKS có chức năng buộc tội nên VKS vẫn có quyền này. Dẫn đến tại phiên tòa, KSV kết luận theo hớng thay đổi khung hình phạt đã truy tố. Mà việc thay đổi khung hình phạt thì phải thay đổi HĐXX hoặc phải có ngời bào chữa cho bị cáo nhng HĐXX không hoãn phiên tòa mà vẫn tiến hành xét xử, dẫn đến vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự. Chẳng hạn, VKS truy tố bị cáo về tội giết ngời theo khoản 2 Điều 93 BLHS, Tòa án đa vụ án ra xét xử theo khoản 1 Điều 193, tại phiên tòa qua xét hỏi, KSV kết luận bị cáo theo khoản 1 điều 93 có mức án chung thân, tử hình nhng không tiến hành thủ tục cử ngời bào chữa cho bị cáo dẫn đến vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Trong quá trình tranh luận tại phiên tòa thì đối đáp của KSV đối với các ý kiến của bị cáo, ngời bào chữa, ngời tham gia tố tụng nhằm làm rõ sự thật tình tiết của vụ án, góp phần cùng với Tòa án ra bản án chính xác, đúng ngời, đúng tội, không bỏ lột tội phạm cũng không làm oan ngời vô tội. Đối đáp là b- ớc cuối cùng của quá trình tranh luận tại phiên tòa, đợc xem là giai đoạn trung tâm của phiên tòa vì thông qua hoạt động đối đáp các chủ thể bên buộc tội và bên gỡ tội đa ra những lập luận để bảo vệ, khẳng định tính đúng đắn quan điểm của mình, đồng thời bác bỏ, phủ định quan điểm sai trái của bên kia về các vấn đề giải quyết trong vụ án. Trên cơ sở đề cơng đối đáp đã đợc chuẩn bị sẵn, với kết quả xét hỏi tại phiên tòa, KSV phải bổ sung các nội dung đối đáp cho phù hợp với diễn biến phiên tòa. Tuy nhiên trên thực tế, có KSV sau khi

trình bày luận tội thì không thực hiện việc đối đáp hoặc đối đáp mang tính đối phó, không đa ra các lập luận để bác bỏ những quan điểm sái trái của bị cáo, ngời bào chữa mà thờng nêu lại bản cáo trạng truy tố của VKS là đúng hoặc VKS giữ nguyên quan điểm truy tố nh bản cáo trạng. Những hạn chế trên đợc thể hiện quan các điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, không tập trung ghi chép những ý kiến tranh luận của bị cáo, ngời bào chữa hoặc ngời tham gia tố tụng khác nên khi tranh luận cha đi sâu vào vấn đề trọng tâm, hoặc đề cập thiếu chính xác các vấn đề cần tranh luận.

Thứ hai, năng lực nghiệp vụ của KSV còn hạn chế, yếu kém về đánh giá chứng cứ, về lý luận cũng nh kỷ năng tranh luận nên KSV đối đáp một cách chung chung, không có lý lẽ sắc bén, thiếu sức thuyết phục.

Thứ ba, nhận thức và trách nhiệm của KSV đối với việc tranh luận tại phiên tòa chứ đợc sâu sắc và đầy đủ, cho rằng VKS chỉ thực hiện buộc tội nên bảo thủ, không tham gia tranh luận, lãng tránh hoặc đối đáp bằng việc giữ nguyên quan điểm truy tố nh bản cáo trạng.

* Kết thúc phiên tòa

Sau phiên tòa, KSV tiếp tục xem xét, đánh giá kết quả hoạt động xét xử, kiểm sát tính hợp pháp, có căn cứ trong việc ra bản án, quyết định của Tòa án nhằm kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật, kịp thời kháng nghị theo các trình tự luật định. Kháng nghị của VKS đối với các bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật vừa thể hiện kết quả của hoạt động xét xử, vừa thể hiện hoạt động thực hành quyền công tố, đảm bảo nguyên tắc không ai đợc coi là có tội khi cha có bản án, quyết định của Tòa án cha có hiệu lực pháp luật, đồng thời không để xảy ra các trờng hợp oan sai hay bỏ lọt tội phạm. Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án là hoạt động quan trọng và chủ yếu của VKS sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm. Hoạt động kháng nghị thể hiện rõ quyền năng pháp lý và trách nhiệm của VKS trong việc thực hiện chức năng quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Kháng nghị là

giai đoạn cuối cùng trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố của VKS, thể hiện kết quả của quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, thể hiện sự không thống nhất quan điểm xử lý của HĐXX. BLTTHS không quy định các căn cứ để VKS kháng nghị bản án, quyết định của Toà án. Tuy nhiên tại Điều 33 Qui chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo quyết định số 960/QĐ-VKSNDTC ngày 17 tháng 9 năm 2007) quy định những căn cứ để kháng nghị đó là: Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án; có những vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS; có những vi phạm về thủ tục tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.

Quy định nh vậy đã tạo căn cứ pháp lý để VKS thực hiện việc kháng nghị, bảo vệ quan điểm truy tố và hớng xử lý vụ án của mình.

Tuy nhiên, trên thực việc xem xét kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án của VKS còn hạn chế và yếu với những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, BLTTHS không quy định cụ thể căn cứ để VKS thực hiện việc kháng nghị, Qui chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự là văn bản pháp lý của ngành Kiểm sát nhân dân nên căn cứ vào đó để kháng nghị cha mang tính thuyết phục về mặt pháp lý.

Thứ hai, bản án, quyết định của Tòa án là cơ sở chính để xem xét kháng nghị, trong khi đó BLTTHS không quy định Tòa án phải gửi quyết định cho VKSV (trừ bản án), đồng thời quy định trong thời hạn 10 ngày Tòa án giao bản án cho VKS cùng cấp. Trong khi đó thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Do đó thời hạn kháng nghị của VKS không đảm bảo, kể cả việc báo cáo lên VKS cấp trên để kháng nghị.

Thứ ba, tất cả các kháng nghị của VKS chủ yếu chú trọng vào quan điểm áp dụng pháp luật giữa VKS và Tòa án là khác nhau, còn các vi phạm khác của Tòa án chủ yếu là kiến nghị khắc phục.

Thứ t, mặc dù hoạt động xét xử là độc lập nhng vẫn thực hiện việc “xin đ- ờng lối xét xử” của Tòa án cấp dới đối với Tòa án cấp trên, và ngợc lại nhận thức “bảo vệ quan điểm” của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dới .

2.1.2.2. Thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật

Kiểm sát viên tham gia phiên tòa họ thực hiện đồng thời hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Nhng BLTTHS lại không qui định cụ thể quyền hạn của KSV đối với các vi phạm tố tụng của HĐXX nh thành phần HĐXX không đúng, không thực hiện đúng các tình tự

Một phần của tài liệu chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w