Thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật

Một phần của tài liệu chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 33 - 41)

1.2.2.1. Trớc khi mở phiên tòa

Cùng với hoạt động thực hành quyền công tố thì KSV còn thực hiện việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án từ giai đoạn chuẩn bị xét xử đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm. Trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, KSV thực hiện các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những ngời tham gia tố tụng và tiến hành tố tụng bảo đảm cho hoạt động xét xử của Tòa án đúng pháp luật, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, việc ban hành các quyết định của Tòa án. Thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị xét xử góp phần nâng cao chất lợng xét xử, giải quyết vụ án đợc nhanh chóng, chính xác, đúng ngời, đúng tội và đúng pháp luật.

Trớc khi mở phiên tòa, KSV tiến hành kiểm sát việc chấp chấp thời hạn chuẩn bị xét xử của Tòa án. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự là khoảng thời gian để Tòa án tiến hành các hoạt động chuẩn bị cần thiết cho việc xét xử vụ án. Theo Điều 176 BLTTHS quy định thời hạn đối với từng loại tội mà trong khoảng thời gian đó, Thẩm phán đợc phân công chủ tọa phiên tòa phải ra các quyết định nhằm giải quyết vụ án đúng pháp luật. Thời hạn chuẩn bị xét xử bao gồm thời hạn Thẩm phán ra các quyết định nh quyết định đa vụ án ra xét xử, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án và thời hạn mở phiên tòa sau khi đã có quyết định đa vụ án ra xét xử. Khi kiểm sát thời hạn chuẩn bị xét xử, không những KSV kiểm tra việc chấp hành thời hạn của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có vợt ra khỏi thời hạn do pháp luật tố tụng hình sự quy định hay không mà còn đôn đốc Thẩm phán thực hiện việc chấp hành thời hạn chuẩn bị xét xử để hoạt động xét xử đợc tiến hành nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo thời hạn theo quy định của pháp luật. KSV tiến hành kiểm sát việc ra các quyết định của Tòa án trong thời hạn chuẩn bị xét xử, KSV phải kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của các quyết

định, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong việc ban hành các quyết định tố tụng của Tòa án.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một biện pháp tố tụng do Tòa án áp dụng nhằm khắc phục những tiếu sót về thủ tục tố tụng cũng nh những chứng cứ quan trọng trong việc chứng minh tội phạm, đảm bảo việc truy tố, xét xử đúng ngời, đúng tội. Khi kiểm sát quyết định trả hồ sơ của Tòa án thì KSV phải kiểm tra về thẩm quyền, thời hạn và các căn cứ trả hồ sơ theo quy định tại Điều 179 BLTTHS và theo quy định tại Nghị quyết 04-NQ/HĐTP. Tránh trờng hợp trả hồ sơ để kéo dài quá trình giải quyết vụ án không cần thiết.

Trong trờng hợp Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì KSV phải kiểm sát tính có căn cứ và thẩm quyền. Đình chỉ vụ án chấm dứt mọi hoạt động tố tụng đối với bị can. Trong giai đoạn điều tra, truy tố các cơ quan điều tra và VKS đã xem xét toàn bộ nội dung vụ án, đã loại đợc căn cứ đình chỉ (không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm …), do đó khi KSV phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ đình chỉ của Tòa án tránh việc bỏ lọt tội phạm. Theo quy định tại Điều 180 BLTTHS thì chỉ có Thẩm phán đ- ợc phân công chủ tọa phiên tòa mới có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án. Trong trờng hợp xét thấy quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án không có căn cứ thì VKS xem xét quyết định việc kháng nghị.

Trong trờng hợp Tòa án ra quyết định đa vụ án ra xét xử thì KSV tiến hành kiểm sát tính hợp pháp của quyết định đa vụ án ra xét xử. Quyết định đa vụ án ra xét xử là một văn bản pháp lý có ý nghĩa quan trọng, khẳng định việc giải quyết vụ án bằng thủ tục xét xử với những quy định thủ tục chặt chẽ theo quy định của BLTTHS. Quyết định đa vụ án ra xét xử thể hiện thời gian, thành phần HĐXX, những ngời tham gia tố tụng, giới hạn việc xét xử. Do đó, quyết định đa vụ án ra xét xử là đối tợng quan trọng của hoạt động kiểm sát của KSV. Kiểm sát việc ra quyết định đa vụ án ra xét xử có căn cứ và hợp pháp

đảm bảo quyền tham gia bào chữa của bị cáo, đảm bảo quyền chuẩn bị xét xử của những ngời tham gia tố tụng đối với các vấn đề có liên quan đến họ.

Một vấn đề quan trọng trong việc kiểm sát tuân theo pháp luật của KSV trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án. Theo quy định tại Điều 177 BLTTHS thì sau khi nhận đợc hồ sơ vụ án, Thẩm phán đợc phân công chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, trừ trờng hợp áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án hoặc phó Chánh án quyết định. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, nhất là biện pháp tạm giam ảnh hởng trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể đối với bị can, bị cáo, do vậy KSV phải kiểm tra các căn cứ, thẩm quyền cũng nh thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn của Tòa án.

Trong quá trình kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Tòa án, KSV phát hiện các vi phạm phải kịp thời tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo VKS kiến nghị hoặc kháng nghị. So với giai đoạn điều tra điều tra vụ án hình sự thì các quyết định không có căn cứ pháp luật của Cơ quan điều tra thì VKS có quyền hủy bỏ hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra hủy bỏ, nhng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm thì VKS không có quyền yêu cầu này. VKS chỉ có quyền kháng nghị hoặc kiến nghị khi phát hiện các quyết định của Tòa án không có căn cứ hoặc vi phạm pháp luật tố tụng.

1.2.2.2. Tại phiên tòa

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, KSVngoài việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cáo trạng và quan điểm truy tố của VKS, thì còn có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án và của những ngời tham gia tố tụng khác, nhằm đảm bảo cho việc xét xử đợc công minh, quyền và lợi ích hợp pháp của những ngời tham gia tố tụng đợc đảm bảo.

Theo quy định tại Điều 201 BLTTHS thì khi bắt đầu phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải đọc quyết định đa vụ án ra xét xử, th ký báo cáo danh sách có mặt của những ngời đợc triệu tập ra tòa. Sau phần kiểm tra căn cớc của những ngời tham gia tố tụng, chủ tọa phiên tòa phải giải thích các quyền và nghĩa vụ của những ngời này. Đây là điều bắt buộc phải thực hiện tại phiên tòa, do đó KSV phải kiểm tra ngay thành phần của HĐXX có đúng với thành phần đợc ghi trong quyết định đa vụ án ra xét xử hay không, kiểm tra lại danh sách ngời đợc triệu tập đến phiên tòa và những ngời có mặt xem có phù hợp không. Trên cơ sở đó, xem xét sự vắng mặt của những ngời tham gia tó tụng có thuộc trờng hợp nào theo quy định của pháp luật phải hoãn phiên tòa. Kiểm tra việc giao nhận quyết định đa vụ án ra xét xử của Tòa án có đảm bảo về thời hạn quy định của pháp luật. Nếu thành viên của HĐXX không đúng hoặc có một trong những trờng hợp phải hoãn phiên tòa hoặc theo đề nghị của những ngời tham gia tố tụng yêu cầu thay đổi ngời tiến hành tố tụng hoặc ngời tham gia tố tụng thì KSV xem xét và đề nghị HĐXX thay đổi thành viên hoặc hoãn phiên tòa. Trớc khi chuyển sang phần thẩm vấn, KSV phải kiểm sát việc HĐXX đảm bảo quyền yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng hoặc quyền đa thêm vật chứng và tài liệu liên quan tới vụ án ra xem xét tại phiên tòa của những ngời tham gia tố tụng.

Kiểm sát viên phải kiểm sát thủ tục xét hỏi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Theo quy định tại Điều 184 BLTTHS, khi tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thì phải đợc xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục nhằm đảm bảo việc xét xử phải chính xác, khách quan. Trên cơ sở các chứng cứ đã đợc kiểm tra công khai, đánh giá khách quan, toàn diện tại phiên tòa, HĐXX ra một bản án đúng ngời, đúng tội và đúng pháp luật. Việc xét xử của HĐXX phải bằng cách hỏi và nghe ý kiến của những ngời tham gia tố tụng, vì vậy nếu vắng mặt những ngời tham gia tố tụng tại phiên tòa thì HĐXX chỉ đợc tiến hành xét xử trong những trờng hợp pháp luật cho phép và việc vắng mặt đó

không làm ảnh hởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án, không trở ngại cho việc xét xử. Sau khi KSV đọc bản cáo trạng, HĐXX tiến hành xét hỏi, việc xét hỏi phải theo trình tự, thủ tục quy định, chủ tọa phiên tòa hỏi tr- ớc, đến Hội thẩm nhân dân, sau đó đến KSV, ngời bào chữa, ngời bảo vệ quyền lợi của đơng sự. KSV phải kiểm sát chặt chẽ thủ tục xét hỏi và việc bảo đảm quyền đợc hỏi, quyền yêu cầu của những ngời tham gia phiên tòa.

Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát việc chấp hành quy định của BLTTHS về giới hạn xét xử của HĐXX tại phiên tòa. Điều 196 BLTTHS quy định Tòa án chỉ đợc xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và Tòa án đã đa ra xét xử. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố. Bởi vì Tòa án chỉ có chức năng xét xử, chức năng buộc tội thuộc về VKS nên Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và hành vi VKS đã truy tố và Tòa án đa ra xét xử. Việc kiểm sát chặt chẽ quy định này nhằm đảm bảo cho quyền bào chữa của bị cáo. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khung hình phạt nặng hơn trong cùng tội danh mà VKS truy tố, việc xét xử theo khung hình phạt nặng hơn phải đợc ghi trong quyết định đa vụ án ra xét xử để bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo. KSV khi kiểm sát xét xử sơ thẩm tại phiên tòa phải nắm rõ những quy định về giới hạn xét xử để việc xét xử đúng thẩm quyền và để bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình.

Ngoài việc kiểm sát các trình tự thủ tục tại phiên tòa, của HĐXX thì KSV còn kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những ngời tham gia tố tụng, đảm bảo cho việc xét xử vụ án đợc thuận lợi và đúng pháp luật.

Tại phiên tòa sơ thẩm, chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đợc KSV thực hiện bằng những yêu cầu trực tiếp đối với HĐXX và những ngời tham gia tố tụng khác nhằm khắc phục kịp thời những vi phạm tố tụng. Trong trờng hợp HĐXX không chấp nhận thì KSV vẫn

tiếp tục tham gia phiên tòa nhng sau phiên tòa phải báo cáo ngay với lãnh đạo VKS cùng cấp để xem xét quyết định việc kháng nghị hoặc kiến nghị.

Nh vậy, trong trờng hợp những vi phạm tại phiên tòa sơ thẩm không đợc HĐXX khắc phục thì sau phiên tòa VKS thực hiện việc kiến nghị, kháng nghị có thuộc phạm vi thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật hay khắc phục những thiếu sót của phiên tòa sơ thẩm?. Theo chúng tôi, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, KSV thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử nhằm đảm bảo việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố. Tuy nhiên những vi phạm không đợc HĐXX khắc phục nhng KSV vẫn thực hiện chức năng buộc tội tại phiên tòa, vụ án vẫn đợc xét xử, HĐXX vẫn tuyên một bản án, do đó những vi phạm tại phiên tòa đợc VKS kiến nghị sau phiên tòa vẫn thuộc phạm vi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm.

1.2.2.3. Kết thúc phiên tòa

Hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm thuộc giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Những hoạt động này thể hiện thái độ, quan điểm của VKS đối với những vi phạm pháp luật trong quá trình xét xử sơ thẩm, là chức năng pháp luật chỉ giao cho VKS đảm bảo các hoạt động của Tòa án sau phiên tòa đợc thực hiện đúng pháp luật.

Sau khi kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm, KSV tiếp tục tiến hành một số hoạt động theo quy định pháp luật. Những hoạt động này có mối liên hệ mật thiết với các hoạt động của KSV tại phiên tòa. Đó là các hoạt động kiểm tra biên bản phiên tòa, kiểm tra các bản án, quyết định của Tòa án, rút kinh nghiệm về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của KSV tại phiên tòa.

Biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm là văn bản pháp lý ghi chép lại toàn bộ hoạt động, diễn biến tại phiên tòa, từ khi bắt đầu phiên tòa đến khi kết thúc bằng việc tuyên án. Đây là một văn bản tố tụng quan trọng làm căn cứ kiểm

tra sự có mặt của những ngời tham gia tố tụng, các thủ tục phiên tòa, nội dung xét hỏi, tranh luận cũng nh việc tuyên án của HĐXX, đồng thời là chứng cứ để VKS tiến hành kháng nghị khi Tòa án có vi phạm pháp luật. KSV tiến hành kiểm tra việc ghi chép trong biên bản phiên tòa có có thể hiện đúng sự thật khách quan nh diễn diễn phiên tòa, đối chiếu, so sánh trong quá trình kiểm tra xem xét lại biên bản phiên tòa với những nội dung diễn ra trong quá trình xét xử, nếu phát hiện sai sót thì kiến nghị HĐXX bổ sung hoặc điều chỉnh. Kiểm tra biên bản phiên tòa là nhiệm vụ bắt buộc của KSV.

Theo Điều 229 BLTTHS quy định: “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo và gửi cho VKS cùng cấp”. Kiểm tra thời hạn giao bản án cho bị cáo và những ngời tham gia tố tụng khác nhằm đảm bảo quyền kháng cáo của họ. Sau khi nhận đợc bản án sơ thẩm của Tòa án, KSV kiểm tra bản án xem phù hợp với nội dung vụ án có trong hồ sơ, phù hợp với kết quả xét hỏi công khai và tranh luận tại phiên tòa, kiểm tra những vấn đề khác trong nội dung bản án về tội danh, điều khoản áp dụng, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, vấn đề bồi thờng dân sự, hình phạt bổ sung.

Trong một số trờng hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 227, 228 BLTTHS thì trong nội dung bản án còn thể hiện các nội dung nh tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội khác, bị cáo đợc miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, hình phạt không phải là phạt tù hoặc thời hạn tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn tạm giam thì KSV phải kiểm tra ngay việc thực hiện các hoạt động tố tụng của

Một phần của tài liệu chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 33 - 41)