Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Đặc điểm về tâm sinh lí và quá trình nhận thức của học sinh THCS
1.2.1. Các đặc điểm phát triển tâm sinh lí, ý nghĩa của giai đoạn tuổi học sinh trung học cơ sở trong nhà trường sinh trung học cơ sở trong nhà trường
Nhƣ chúng ta đã biết, HS THCS gồm những em có độ tuổi trong khoảng từ 11 - 15 tuổi. Tƣơng ứng với các lớp học ở nhà trƣờng THCS.
“Đây là lứa tuổi thiếu niên và chiếm một vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ em” đƣợc thể hiện nhƣ:
- Đây là một trong những độ tuổi quan trọng, đánh dấu bƣớc chuyển giao của các em từ nhi đồng sang lứa tuổi thiến niên. Nó ảnh hƣởng nhiều đến tâm tƣ, tình cảm, thái độ của các em khi đứng trƣớc các vấn đề. Đòi hỏi ở các thầy cô cũng nhƣ gia đình phải giúp các em có tƣ duy đúng đắn, không bị ngƣời xấu lôi kéo hay có hành vi không tốt.
- Nó là thời gian mà các em bắt đầu muốn đƣợc đối xử, công nhận nhƣ ngƣời lớn, muốn gây sự chú ý, là thành phần quan trọng trong gia đình, xã hội. Bắt đầu có suy nghĩ riêng và mong muốn đƣợc thể hiện nó. Bắt đầu có đƣợc những công nhận nhƣ: đuợc làm chứng minh thƣ, tham gia các hoạt động tập thể, phòng chống tệ nạn xã hội; làm tình nguyện viên; vệ sinh trƣờng lớp, đƣờng phố, chăm sóc nhà cửa...
- Đây cũng là giai đoạn các em có nhiều thay đổi cả về cơ thể và tâm sinh lí – một giai đoạn khó khăn, phức tạp và nhiều mâu thuẫn. Là nền tảng cho sự trƣởng thành, tạo nên những đặc điểm riêng của lứa tuổi.
- Trong thời gian này các em có sự trƣởng thành, thay đổi rõ rệt về cơ thể: “Tốc độ phát triển cơ thể nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không cân
đối. Đồng thời xuất hiện yếu tố mới mà ở lứa tuổi trước chưa có (sự phát dục)”. Tác nhân quan trọng ảnh hƣởng đến sự cải tổ thể chất - sinh lí của tuổi thiếu niên. Do đó, nguời lớn (cha mẹ, giáo viên, các nhà giáo dục...) cần có các cách giáo dục mềm dẻo, kịp thời, khéo léo giúp các em an tâm trƣớc khi bƣớc vào giai đoạn mới của sự trƣởng thành.
- Trong trƣờng học các em cũng không chỉ là những mầm non bé bỏng nữa, đã ít phụ thuộc hơn vào thầy cô, có những hoạt động tự chủ hơn, học tập nhiều môn hơn, mỗi môn do một giáo viên phụ trách và có nhiều yêu cầu hơn cần đạt đƣợc. Vì vậy cần thầy cô nhẫn nại, nhiệt tình chỉ bảo cũng nhƣ hƣớng dẫn để các em không quá bỡ ngỡ mà cảm thấy hứng thú, tích cực, chủ động tham gia tìm hiểu, học tập.
1.2.2. Tìm hiểu sự phát triển nhận thức, nhân cách của học sinh trung học cơ sở
Ở học sinh THCS, khối lƣợng các đối tƣợng tri giác, khả năng quan sát, ghi nhớ hay chú ý của các em đều tăng lên rõ rệt.
Tuy nhiên tri giác của HS THCS còn một số hạn chế: “thiếu kiên trì, còn vội vàng, hấp tấp, tính tổ chức, tính hệ thống trong tri giác còn yếu”. Vì vậy giáo viên cần rèn luyện cho các em kĩ năng quan sát qua các giờ giảng lí thuyết, các giờ thực hành, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các sinh hoạt tập thể, hoạt động thể dục thể thao, tham quan, dã ngoại...
Ghi nhớ của HS THCS cũng còn một số thiếu sót: “các em vẫn tùy tiện trong ghi nhớ, khi gặp khó khăn lại từ bỏ ghi nhớ ý nghĩa. Các em chƣa hiểu đúng vai trò của ghi nhớ máy móc, xem đó là học vẹt, nên coi thƣờng loại ghi nhớ này, do đó không nhớ đƣợc tài liệu chính xác”. Vì vậy, giáo viên cần giúp các em phát triển tốt cả hai loại ghi nhớ trên.
Mặt khác, trong sự phát triển chú ý của HS THCS cũng thể hiện mâu thuẫn: “Một mặt, chú ý có chủ định ở các em phát triển mạnh nhƣng những ấn tƣợng và rung động mạnh mẽ, phong phú lại làm cho chú ý của các em không
bền vững”. Điều này phụ thuộc vào hứng thú nhận thức, vào tài liệu cần lĩnh hội, vào tâm trạng, thái độ của HS trong giờ học. Bởi vậy, giáo viên cần tổ chức giờ học có nội dung hấp dẫn, đòi hỏi HS phải tích cực hoạt động, tích cực suy nghĩ, tham gia xây dựng bài...
Trên thực tế, tƣ duy của HS THCS còn bộc lộ một số hạn chế nhƣ: “các em hiểu bản chất của khái niệm song không phải lúc nào cũng phân biệt đuợc dấu hiệu đó trong mọi trƣờng hợp; gặp khó khăn trong khi phân tích mối liên hệ nhân quả... Ngoài ra đối với một số HS, hoạt động nhận thức chƣa trở thành hoạt động độc lập, tính kiên trì trong học tập còn yếu”.
Từ những đặc điểm trên, giáo viên cần chú ý phát triển tƣ duy trừu tƣợng cho HS THCS để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học trong học tập, hƣớng dẫn các em biện pháp rèn luyện kĩ năng suy nghĩ độc lập, có phê phán,