CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Mô tả biến
2.2.1 Biến phụ thuộc
Chỉ số NIM được tính bằng thu nhập lãi trừ đi chi phí từ lãi sau đó chia cho tổng tài sản. NIM là một trong những chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời và tính hiệu quả của ngân hàng, là chỉ số hữu ích trong việc đo lường xu hướng thay đổi trong biên độ lãi suất. NIM càng cao thì thu nhập lãi từ ngân hàng càng cao.
2.2.2 Biến độc lập
❖ Chỉ số Lerner: xác định mức độ độc quyền và tính tốn tổn thất mà xã hội phải gánh chịu vì các nhà độc quyền, có mối quan hệ đồng biến với thị phần và tỉ lệ NIM
❖ Thị phần (MS): là phần thị trường doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được hay sự phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, tác động cùng chiều với NIM
❖ Chi phí cơ hội của dự trữ (OR): có mối quan hệ đồng biến với NIM
❖ Rủi ro tín dụng (CR): có tác động cùng chiều đến NIM, các ngân hàng cho vay nhiều thì có thể có rủi ro cao và họ phải trích lập dự phịng nhiều
❖ Chi phí hoạt động (OPEX): là các chi phí phát sinh trong q trình kinh doanh, tác động cùng chiều với NIM
❖ Tỷ số chi phí trên thu nhập (CIR (cost-to-income ratio)): đo lường mức độ hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Altunbas và cộng sự (2001) cho rằng chi phí hoạt động cao hơn làm tăng tính kém hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này có tác động ngược chiều với NIM
❖ Thu nhập ngoài lãi (NII (non-interest income)): là những khoản thu không trực tiếp liên quan đến các hoạt động lãi suất của ngân hàng, tác động ngược chiều với NIM.
33