1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi cận biên của ngân hàng thương mại
1.3.2.2. Rủi ro tín dụng (CR)
Rủi ro tín dụng được coi là dự phịng rủi ro cho vay trên tổng tài sản. Brock và Rojas-Suarez (2000) giải thích rằng sự gia tăng tỷ lệ này có thể ảnh hưởng gấp đôi đến tỷ suất lợi nhuận: thứ nhất, nó có thể tăng chênh lệch để bù đắp các khoản lỗ dự kiến, tuy nhiên, nếu ngân hàng yếu kém, nó có thể giảm để có được tiền để trang trải cho những tổn thất dự kiến này. Hay có thể nói, các ngân hàng cho vay nhiều thì tỷ lệ rủi ro cao và phải trích lập dự phịng nhiều hơn bình thường, điều này buộc họ phải tính tốn lợi nhuận cao hơn để bù đắp các khoản rủi ro dự kiến, tức là có mối tương quan dương. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa rủi ro tín dụng và NIM (ví dụ, Anbgazo, 1997; Maudos và Fernandez de Guevara, 2004; Carbo Valverde và Rodriguez Fernandez, 2007; Phạm Minh Điển, 2017).
Rủi ro tín dụng theo khoản 24 Điểu 2 thơng tư 41/2016/TT-NHNN là “rủi ro do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các trường hợp rủi ro do đối tác khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ thanh tốn trước hoặc khi đến hạn của các giao dịch”.
Bên cạnh đó, nợ xấu tăng cao là một trong những nguyên nhân làm tăng rủi ro tín dụng và giảm chất lượng tài sản. Hiện nay, rủi ro trong thanh khoản và rủi ro trong quản lý tín dụng của các ngân hàng cũng đang tăng theo cùng với sự phát triển của thị trường tài chính.
Dựa trên cơ sở các bài nghiên cứu trước, nhóm kì vọng rủi ro tín dụng sẽ tác động cùng chiều lên chỉ số NIM. Cơng thức tính rủi ro tín dụng:
26
Dự phịng tổn thất rủi ro tín dụng Tổng dư nợ tín dụng