Tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả và an toàn của phẫu thuật - thủ thuật nội mạch loại bỏ huyết khối trong điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp tính (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUA NY VĂN

1.4. Tình hình nghiên cứu

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Năm 2012, tác giả Lưu Minh Tuyết và cs nghiên cứu tiến cứu 310 sản phụ sau mổ lấy thai tại bệnh viên Bạch Mai và Viện Tim mạch Việt Nam. Kết quả cho thấy tỉ lệ HKTMSCD ở sản phụ sau mổ đẻ là 13,5%. Sản phụ có trên 5 yếu tố nguy cơ có tỉ lệ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cao nhất 92,6% (P 0,001).Vị trí huyết khối chủ yếu ở chân trái 88,1%. Giá trị chẩn đoán âm tính của D-Dimer cao, diện tích dưới đường biểu diễn ROC là 0,91 [2].

Năm 2018, tại BV Đại học Y Dược HCM, Trần Hòa và cs [6] báo cáo kết quả đặt lưới lọc phòng ngừa thuyên tắc phổi thành công trên 21 trường hợp HKTMSCD, theo dõi 445 ngày tái phát thuyên tắc phổi 1 trường hợp, cho thấy hiệu quả và an toàn cao.

Gần đây năm 2018, tác giả Huỳnh Văn Ân [1] có báo cáo 1 trường hợp dùng tiêu sợi huyết điều trị HKTMS chi dưới trên BN có hội chứng May-Thurner.

Năm 2020, Nguyễn Hoài Nam, Lê Phi Long [3] báo cáo hồi cứu 90 trường hợp điều trị phẫu thuật lấy huyết khối và/hoặc kèm nong bóng đặt giá đỡ nội mạch cho các trường hợp HKTMS chi dưới đoạn gần, nhấn mạnh vai trò của hội chứng May-Thurner, chiếm tỷ lệ 51,1%. Đây cũng là những số liệu ít ỏi đã được công bố trong nước, về các điều trị mang tính can thiệp xâm lấn trên bệnh lý này. Để trả lời câu hỏi liệu có khả thi và an toàn khi áp dụng các biện pháp điều trị ngoại khoa nhằm loại bỏ huyết khối ở điều kiện thực tế trong nước, chúng ta chắc chắn phải cần thêm nhiều bằng chứng hơn nữa.

1.4.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Trên quan điểm loại bỏ huyết khối sớm, tác động trực tiếp lên huyết khối, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật điều trị nội mạch, từ đầu thế kỷ XXI cho đến nay, đã có nhiều báo cáo khoa học ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, nghiên cứu về các biện pháp sử dụng tiêu sợi huyết và hút huyết khối nội mạch để chủ động điều trị nhằm giảm thiểu tái phát, ngừa nguy cơ hội chứng hậu huyết khối [7],[137]. Cho đến nay, đã có 4 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng, có quy mô, được coi là chứng cứ quan trọng và tin cậy, khảo sát về vai trò của các biện pháp loại bỏ huyết khối nội mạch. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ và thống nhất, đòi hỏi tiếp tục cần có thêm các bằng chứng củng cố, nhất là về tác động lên hội chứng hậu huyết khối. Kết quả của hai thử nghiệm CavenT [51] và TORPEDO [88] cho thấy việc loại bỏ huyết khối sớm có làm giảm nguy cơ hội chứng hậu huyết khối, khác biệt rõ rệt khi so sánh với nhóm chứng. Trong khi đó, ngược lại với mong đợi của giới nghiên cứu tĩnh mạch, kết quả của hai thử nghiệm ngẫu nhiên còn lại, nghiên cứu ATTRACT [132] và CAVA [106], lại cho thấy việc áp dụng các biện pháp cơ dược học nội mạch không mang lại khác biệt rõ rệt khi xét về tần suất xuất hiện hội chứng hậu huyết khối khi so với nhóm chứng. Mặc dù sau đó, có khá nhiều các bài báo phân tích ưu nhược điểm của các thử nghiệm này [10], [13], [27] cũng như sử dụng phương pháp meta-analysis [21], [29], [107] để

38

nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, nhưng rõ ràng rằng, y giới vẫn cần thêm thời gian và các chứng cứ y học nhiều hơn nữa để củng cố và có thể đưa ra các kết luận mạnh hơn về vai trò và lợi ích của các biện pháp loại bỏ huyết khối sớm trong điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính.

Về vai trò của phẫu thuật lấy huyết khối, năm 2020, tác giả Mulhberger và cs đánh giá hội chứng hậu huyết khối trên 35 BN huyết khối TM sâu chi dưới tầng chậu đùi được phẫu thuật lấy huyết khối sau 8,5 năm cho thấy: Tỉ lệ thông thoáng đoạn tĩnh mạch chậu – đùi là 88%, có 48% BN có dòng phụt ngược lại hệ tĩnh mạch sâu. Tỉ lệ hội chứng hậu huyết khối mức độ nhẹ và trung bình là 57%, không có BN nào bị loét chân. Tác giả nhận thấy tốc độ dòng chảy của chân bị tổn thương là 66,1ml/100ml/phút và thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với chân lành [90]. Theo hướng dẫn của hội Tĩnh mạch học Hoa Kỳ, phẫu thuật lấy huyết khối được áp dụng khi có chỉ định loại bỏ huyết khối nhưng không sử dụng được các biện pháp nội mạch và tiêu sợi huyết (mức độ khuyến cáo 1 và chứng cứ B), hoặc trong các tình huống huyết khối có biểu hiện đe dọa chi (mức độ khuyến cáo 1, mức độ chứng cứ C) [16].

Khuyến cáo gần đây nhất về điều trị loại bỏ HK sớm là của Hội TM học Hoa Kỳ 2017 (khuyến cáo số 3.4.0, mức độ khuyến cáo 1 và mức độ chứng cứ B) [16] và Hội Phẫu thuật Mạch máu Châu Âu 2021 (khuyến cáo số 34, mức độ khuyến cáo IIa và mức độ chứng cứ A) [69], đều đề nghị rằng trên các trường hợp HKTM sâu có triệu chứng đoạn chậu-đùi trở lên, đến trong vòng 2 tuần, trên những BN còn khỏe mạnh, thì nên cân nhắc loại bỏ HK sớm trong phác đồ điều trị chung.

Như vậy, có thể thấy nếu dựa theo y học chứng cứ, để đạt được mức độ khuyến cáo mạnh hơn và bằng chứng thuyết phục hơn (mức độ 1A), chúng ta vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu và tập hợp nhiều dữ kiện tin cậy hơn nữa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả và an toàn của phẫu thuật - thủ thuật nội mạch loại bỏ huyết khối trong điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp tính (Trang 45 - 48)