Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về chuyển đổi MĐSD

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và tác động của nó đến các nhóm lợi ích ở tỉnh bắc ninh 002 (Trang 58 - 67)

2.3. Cơ sở thực tiễn về chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tác động của nó

2.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về chuyển đổi MĐSD

MĐSD ĐNN và điều tiết lợi ích khi chuyển đổi MĐSD đất

2.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh đất chật, người đông, nằm liền kề Thủ đô Hà Nội nên phát triển của các khu, cụm công nghiệp nhanh chóng và ĐNN càng ngày càng thu hẹp. Bắc Ninh là tỉnh có nhiều điểm tương đồng với Vĩnh Phúc nên nghiên cứu chuyển đổi ĐNN của Vĩnh Phúc và xử lý các mối quan hệ lợi ích có thể là những kinh nghiệm quý cho tỉnh Bắc Ninh.

Trong 5 năm, Vĩnh Phúc đã chuyển đổi MĐSD đất trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng vừa đảm bảo an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; vừa hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng năng suất, chất lượng, giá trị cao; tỷ trọng trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 2005-2010 đạt 6,2%/năm.

tăng dần diện tích các loại cây có giá trị hàng hóa cao như rau, đậu tương, hoa, cây cảnh..., giảm dần diện tích khoai lang, sắn. Đã hình thành và ổn định tập quán sản xuất 3 vụ/năm; đã và đang hình thành vùng sản xuất hàng hóa với một số cây trồng như rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây thức ăn gia súc... Đặc biệt với chính sách đầu tư của tỉnh xây dựng các vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa bằng việc hỗ trợ nông dân 100% giống đến nay đã xây dựng được vùng sản xuất ớt Redchillifi diện tích 12 ha tại Nông trường Tam Đảo, 21 vùng sản xuất bí đỏ diện tích 346,5 ha, 8 vùng sản xuất dưa chuột diện tích 235 ha, 5 vùng sản xuất cà chua lai diện tích 70 ha, 10 vùng sản xuất bí xanh diện tích 118 ha, 3 vùng sản xuất dưa hấu diện tích 30 ha, 4 vùng sản xuất rau su su 142 ha…. Ngay với cây lúa, 1.320 ha sản xuất lúa chất lượng cao Hương Thơm số 1 tại địa bàn các huyện Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương cũng được hình thành.

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng. Một trong các biểu hiện của chỉ số năng lực cạnh tranh cao là tạo lập được quỹ đất sạch từ việc chuyển đổi ĐNN cho việc phát triển các khu, cụm công nghiệp và các khu đô thị. Lấy ví dụ về việc thu hồi đất cho xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn đi qua tỉnh Vĩnh Phúc:

Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc có tổng chiều dài 40.826km đi qua 23 xã, phường thuộc 5 huyện, thị; diện tích thu hồi là 304.939 ha của 7.464 hộ. Ngay sau khi nhận bàn giao hồ sơ mốc giới vào tháng 3/2008, UBND tỉnh đã giao Sở Giao thông - Vận tải làm chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh tổ chức hội nghị với lãnh đạo các sở, ngành, bí thư, chủ tịch các huyện, thị liên quan và 23 xã để quán triệt, giao nhiệm vụ; yêu cầu việc tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, chế độ, chính sách theo quy định; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân đồng tình, ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho dự án; Thành lập Ban Chỉ đạo từ tỉnh đến huyện để chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng cho dự án và thành

phát sinh. Việc thực hiện các chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ công khai, minh bạch thỏa đáng được đa số nhân dân đồng tình, ủng hộ và tự giác chấp hành.

Mặc dù diện tích giải phóng mặt bằng lớn, song, với sự cố gắng của các cấp, các ngành và chủ đầu tư tiểu dự án, Vĩnh Phúc là địa phương bàn giao mặt bằng cho VEC sớm nhất. Năm 2008, tỉnh đã bàn giao đợt đầu và năm 2009 tiếp tục bàn giao được 95% đất dự án. Ngày 25/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp phát lệnh khởi công gói thầu A1 tại Vĩnh Phúc.

Đến ngày 7/3/2012, toàn bộ 5 huyện, thị đã ký biên bản bàn giao xong cơ bản mặt bằng cho VEC với tổng diện tích trong chỉ giới 300ha/305ha, đạt 99%. Tổng dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được phê duyệt 763 tỷ đồng, giá trị thực hiện 692,030 tỷ đồng.

Với những cách làm năng động và triệt để như trên, Vĩnh Phúc có sự tiến bộ rất nhanh về xây dựng các khu công nghiệp và thu hút đầu tư, nhất là đầu tư FDI. Đến tháng 6/2011, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút 119 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký khoảng 2,3 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án khoảng 960 triệu USD, đạt hơn 41% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các nhà đầu tư đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là từ Đài Loan (Trung Quốc) với 45 dự án, vốn đầu tư 1,24 tỷ USD, Nhật Bản với 16 dự án, vốn đầu tư 625 triệu USD, Hàn Quốc với 37 dự án, vốn đầu tư 223 triệu USD, Singapore với 05 dự án, vốn đầu tư 147,9 triệu USD.

Trong số đó, đầu tư trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp có 93 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư là 1.995,3 triệu USD, chiếm 85,7% tổng vốn đầu tư của các dự án FDI; đầu tư ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp có 26 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư là 333,9 triệu USD, chiếm 14,3% tổng vốn đầu tư của dự án FDI.

Khu vực kinh tế FDI đã tạo việc làm cho trên 3 vạn lao động trực tiếp trong các nhà máy, trong đó lao động là người Vĩnh Phúc chiếm trên 60% và chiếm hơn 5% tổng lao động xã hội của tỉnh. Nhờ đó, lao động nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản so với tổng số lao động giảm nhanh từ 81,4% năm 2001 xuống còn 55,9%

năm 2010, lao động nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ tăng nhanh từ 19,9% năm 2001 lên 44,1% năm 2010.

Theo nghị định 17/2006/ND-CP của chính phủ, người nông dân sẽ được đền bù dưới dạng các hình thức khác nhau chẳng hạn như đất trồng trọt hoặc tiền mặt. Trong bối cảnh không còn nhiều đất canh tác sẵn có để đền bù, chính quyền một số địa phương trong đó có Vĩnh Phúc đã đền bù người dân bằng việc cung cấp một mảnh đất phù hợp cho việc tiến hành các hoạt động dịch vụ chẳng hạn để mở một cửa hàng nhỏ hoặc để xây nhà cho thuê. Ví dụ, tại một số địa phương những hộ nông dân mất 30 phần trăm đất nông nghiệp sẽ được đền bù một lô đất thương mại gần các khu công nghiệp hoặc nơi dân cư. Chính sách đền bù lấy đất đổi đất đã được tiến hành thành công ở những địa phương mà nghiên cứu sinh xem xet và điều này giúp hộ gia đình nông thôn có điều kiện tốt để thay đổi sinh kế của họ.

2.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên vốn là tỉnh nông nghiệp nằm liền kề với Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vì vậy, nhu cầu và điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH diễn ra mạnh mẽ. Sự phát triển của các khu công nghiệp và dịch vụ, các công trình phúc lợi xã hội và lợi ích quốc gia trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã sử dụng một lượng ĐNN rất lớn của tỉnh. Quá trình chuyển đổi mục đích nông nghiệp cũng diễn ra theo 2 hướng: (1) Chuyển đổi mục đích trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo yêu cầu của thị trường và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh doanh đối với nông dân. (2) Chuyển từ ĐNN sang các mục đích phi nông nghiệp.

Đối với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Sau 16 năm tái lập tỉnh, nông

nghiệp liên tục được mùa, phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển nhanh cây, con có giá trị kinh tế cao. Giá trị sản xuất tăng bình quân 3,5%/năm. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng giá trị cây lương thực, tăng nhanh giá trị cây công nghiệp, rau quả và chăn nuôi.

rau quả 30% - chăn nuôi, thủy sản 46%, giữ ổn định lương thực bình quân 450kg/đầu người/năm; cây vụ đông đạt 29% diện tích canh tác, phát triển được gần 4.000 trang trại, gia trại, trong đó có 2.500 trang trại đạt tiêu chí liên Bộ hoạt động có hiệu quả, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Diện tích lúa chất lượng cao đạt 45%. Chương trình “nạc hóa” đàn lợn, “sinh hóa” đàn bò, nuôi bò sữa, nuôi cá rô phi đơn tính, sản xuất giống lúa, rau quả chất lượng cao có hiệu quả thiết thực. Hưng Yên là một trong hai tỉnh trên toàn quốc sớm thực hiện miễn thủy lợi phí cho nông dân; thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ để nông nghiệp, nông thôn đẩy mạnh sản xuất; nhiều nghề truyền thống và các loại hình dịch vụ trong nông thôn được khuyến khích phát triển.

Đối với chuyển đổi MĐSD ĐNN sang phi nông nghiệp: Tính đến 31/5/2012,

tỉnh Hưng Yên đã có 4 khu công nghiệp đi vào hoạt động với kết quả bước đầu tương đối khả quan. Tỉnh Hưng Yên đã thu hút được 907 dự án đầu tư, gồm 703 dự án đầu tư trong nước và 204 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký là 47.700 tỷ đồng và 1.440 triệu đô la Mỹ; tạo việc làm thường xuyên cho trên 85.000 lao động từ 545 dự án đã đi vào hoạt động.

Thương mại, dịch vụ có bước phát triển mới, tăng trưởng bình quân đạt 15%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 21,14%/ năm. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải hàng hóa, hành khách được phát triển, doanh thu tăng bình quân 18%/năm. Xuất khẩu duy trì tốc độ tăng cao, bình quân 19,3%/năm. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 500 triệu USD. Giá trị xuất khẩu hàng nông sản và chế biến ngày càng tăng. Thị trường xuất khẩu ngày càng được củng cố và mở rộng.

Kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp nhanh, khá đồng bộ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế từng vùng, từng ngành. Trong thời gian qua đã trải nhựa 100% đường tỉnh và cơ bản đường huyện; xây dựng được 1.600 km đường giao thông nông thôn và 56 cầu; phê duyệt xong quy hoạch thủy lợi, xây mới 16 trạm bơm; cải tạo nâng cấp cơ bản hệ thống kênh mương, nâng cao hiệu quả tưới

tiêu. Một số công trình trọng điểm có ý nghĩa kinh tế - xã hội được đầu tư và hoàn thành như cầu Yên Lệnh, đường Nguyễn Văn Linh, Quảng trường…

Tuy nhiên, việc thu hồi ĐNN để xây dựng đô thị, cụ thể là Dự án khu đô thị nhà vườn Ecopark ở Văn Giang đã có những hoạt động ảnh hưởng đến lợi ích của nông dân như: không công khai sớm thông tin (bà con nông dân Văn Giang nói chính quyền đã biết có dự án từ năm 2003 nhưng năm 2006 người dân mới biết (Đặng Hùng Võ, 2012, 1). Khi người dân biết, dự án có tốc độ thu hồi đất nhanh, có sử dụng các biện pháp cưỡng chế.

Tuy nhiên, theo luật sư Trần Vũ Hải (trong buổi đối thoại với Giáo sư Đặng Hùng Võ ngày 8/11/2012 với nông dân Văn Giang) cho rằng tờ trình của giáo sư Đặng Hùng Võ để thu hồi đất nhanh đã làm người dân Văn Giang mất đất trong khi đường thì chưa có, chủ đầu tư thì lại đã xây dựng cơ sở hạ tầng và bán lấy lãi, còn lại người dân chưa được hưởng lợi gì.

2.3.2.3. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập ngày 6-11-1996. Thành phố Đà Nẵng có 6 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo Hoàng Sa với tổng diện tích 1.255,53 km2, dân số 904.919 người (số liệu ước tính năm 2011). Tuy nhiên, Đà Nẵng được coi là thành phố năng động trong phát triển kinh tế xã hội, trong đó có chuyển đổi MĐSD đất, nhất là ĐNN đô thị để có tốc độ CNH, HĐH nông thôn lớn. Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm của Đà Nẵng có thể rút ra được những điều bổ ích về chuyển đổi MĐSD ĐNN, nhất là xử lý các mối quan hệ lợi ích trong quá trình chuyển đổi cho các địa phương khác, trong đó có Bắc Ninh.

Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ: Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, quyết tâm đổi mới, dám nghĩ, dám làm, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, huy động nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, thông qua các chương trình hành động cụ thể với những giải pháp về đầu tư hạ tầng kỹ thuật xã hội; thực hiện chỉnh trang đô thị theo cơ chế nhà

nước và nhân dân cùng làm; cải cách thủ tục hành chính; quy hoạch lại các khu dân cư, thực hiện các dự án tái định cư để tạo ra quỹ đất sạch kêu gọi đầu tư…Nên trong thời gian ngắn, thành phố Đà Nẵng đã thu được những kết quả đáng khích lệ, tạo nên diện mạo mới của Đô thị loại I, có cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, an sinh xã hội được cải thiện, quốc phòng an ninh được đảm bảo tốt hơn, từng bước phát huy vai trò trung tâm trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên theo Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị (Nguyễn Phúc Thọ, 2009, 28).

Đà Nẵng đã triển khai quy hoạch đi trước một bước, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ nên đã được các nhà đầu tư xem Đà Nẵng là điểm đến hấp dẫn… Trên thực tế, Thành phố có rất nhiều dự án đã, đang triển khai và đưa vào sử dụng… nên đô thị Thành phố ngày càng khang trang, hiện đại như ngày hôm nay.

Đi cùng với công tác quy hoạch, Thành phố tập trung giải phóng mặt bằng trên diện rộng để tạo ra thật nhiều quỹ đất tái định cư bố trí cho nhân dân vùng giải tỏa có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ. Cách làm này tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân đối với chủ trương của thành phố. Quỹ đất còn lại theo quy hoạch, Thành phố đã, đang và sẽ tiếp tục mời gọi đầu tư, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định nhằm tạo nguồn thu để chi cho đầu tư phát triển. Nguồn quỹ đất dồi dào của Đà Nẵng đã tạo ra giá đất phù hợp, nhân dân được hưởng lợi các mặt về an sinh xã hội, các nhà đầu tư có điều kiện tiếp cận để đầu tư dự án có tính khả thi.

Việc đấu giá quyền sử dụng đất đã căn cứ vào các văn bản pháp lý hiện hành. Việc đấu giá quyền sử dụng đất được các đơn vị công khai trên báo chí, đảm bảo đúng thời gian và các tiêu chí theo quy định: Địa điểm xây dựng, các chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch, diện tích, đơn giá, MĐSD đất, thời gian, địa điểm đăng ký… để các nhà đầu tư có thông tin đăng ký đấu giá.

Đà Nẵng sớm triển khai chương trình cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, tổ chức và công dân trong việc liên hệ với cơ quan Nhà nước khi làm thủ tục nhận đất, nộp tiền sử dụng đất...

Đồng thời, do việc đền bù, giải tỏa ở Đà Nẵng thực hiện trên diện rộng, áp lực về giải quyết bồi thường thiệt hại, tái định cư, quản lý nguồn thu từ đất là rất lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và tác động của nó đến các nhóm lợi ích ở tỉnh bắc ninh 002 (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)