Xây dựng các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội, liên quan tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và tác động của nó đến các nhóm lợi ích ở tỉnh bắc ninh 002 (Trang 143 - 145)

tới các dự án chuyển đổi MĐSD ĐNN

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội là định hướng và các bố trí lớn cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, huyện và xã. Để các ý tưởng quy hoạch trở thành hiện thực, cần phải triển khai các quy hoạch đó thành các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội. Đối với Bắc Ninh, việc triển khai từ quy hoạch đến các chương trình, dự án đã được thực thi, thậm chí có những chương trình dự án đã triển khai khi quy hoạch đang ở giai đoạn chờ nghiệm thu. Tất nhiên, đó là những chương trình, dự án cho những hoạt động có tính bức thiết, nằm trong chương trình trọng điểm và chắc chắn nằm trong các danh mục sẽ được phê duyệt.

Trên thực tế, khi xây dựng các quy hoạch, danh mục các chương trình, dự án sẽ triển khai cũng đã được xác định và đưa vào nội dung các quy hoạch. Khi phê duyệt quy hoạch, danh mục các dự án cũng được đưa vào các quyết định phê duyệt, trong hầu hết các dự án đều liên quan đến sử dụng đất và chuyển đổi MĐSD ĐNN.

Tuy nhiên, phần lớn các chương trình, dự án được đề xuất trong các quy hoạch là những đề xuất ở dạng ý tưởng, thậm chí là những tiêu đề, là tên của chương trình, dự án. Những nội dung cụ thể của chương trình và dự án chưa được xây dựng. Vì vậy, triển khai các chương trình, dự án đã phê duyệt trong quy hoạch là bước triển khai tiếp theo của các quy hoạch; là giải pháp triển khai các quy hoạch, biến chúng thành các hoạt động thực tiễn. Đây là tình trạng khá phổ biến của các địa phương, trong đó có Bắc Ninh.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh quy hoạch theo các giải pháp nêu ở tiểu mục 4.2.1 có thể làm xuất hiện các chương trình, dự án mới hoặc các chương trình, dự án điều chỉnh. Điều này càng làm cho tính cấp thiết của việc xây dựng các chương trình, dự án sau quy hoạch và rà soát quy hoạch trở nên cấp thiết hơn.

Đối với Bắc Ninh, việc nghiên cứu xây dựng, rà soát, hoàn thiện các chương trình, dự án để triển khai trên thực tế là rất cấp thiết. Bởi vì, thời gian triển khai các quy hoạch cũng đã được 2-4 năm, mục tiêu của quy hoạch là rất lớn, nhưng các

bước triển khai các chương trình, dự án quá chậm trễ do tác động của khủng hoảng tài chính, do khó khăn trong huy động nguồn lực. Vì vậy, việc đẩy nhanh xây dựng các chương trình, dự án sau khi các quy hoạch được phê duyệt là rất cần thiết.

Đối với các dự án xây dựng bất động sản, các công trình hạ tầng nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới: Giống như các địa phương trong cả nước, tình trạng các dự án bất động sản ở Bắc Ninh thiếu vốn khi đang triển khai, đã triển khai xong nhưng sức thu hút và tiêu thụ thấp đã dẫn đến trì trệ trong triển khai các chương trình, dự án còn lại. Các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt, nhưng các dự án chưa được xây dựng do chưa có nguồn lực đang trở nên phổ biến.

Khắc phục tình trạng trên, Bắc Ninh cần rà soát lại các chương trình, dự án đã triển khai, xác định nhu cầu, các nguồn lực có thể huy động để xây dựng lộ trình triển khai các chương trình, dự án. Tập trung nguồn lực thực thi dứt điểm các chương trình, dự án theo lộ trình mới xác định. Chú ý đến chương trình và dự án xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án liên tỉnh, thành phố và các chương trình trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh.

Trong xây dựng các chương trình dự án chú ý đến mối tương quan giữa các nội dung về nhiệm vụ với các yếu tố về nguồn lực. Đặc biệt, cần quan tâm xây dựng các giải pháp tổ chức triển khai, trong đó các giải pháp huy động về nguồn lực đất đai để tạo mặt bằng, về vốn để thực thi các công trình trong các chương trình, dự án; vấn đề tiến độ thực thi các chương trình, dự án cần phải được đặc biệt chú ý.

Khi giải quyết các vấn đề nguồn lực cần chú ý tới việc huy động tổng hợp các nguồn lực, trong đó nguồn lực từ ngân sách được coi là chủ lực đối với các dự án quy mô lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng và với các dự án thuộc các lĩnh vực xã hội. Nguồn vốn ngân sách còn được coi là vốn mồi đối với các dự án quy mô nhỏ, ảnh hưởng đến cộng đồng. Cần chú ý đến phương thức xã hội hóa nguồn vốn theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Đối với nguồn lực đất đai, cần coi trọng các giải pháp về tuyên truyền vận động và dân chủ công khai trong huy động và triển khai các dự án; có những giải pháp đảm bảo công bằng, công khai trong huy động nguồn lực giữa các hộ có huy động và hộ không huy động đất đai vào các dự án trong cộng đồng. Trên thực tế, đất đã giao ổn định lâu dài cho từng hộ dân cư; các dự án triển khai chỉ huy động một bộ phận đất đai của dân cư, vì vậy nếu không có sự công khai, bình đẳng khi huy động đất đi các dự án sẽ không triển khai được.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và tác động của nó đến các nhóm lợi ích ở tỉnh bắc ninh 002 (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)