Khung phân tích tác động của chuyển đổi đất nông nghiệp tới các nhóm lợi ích

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và tác động của nó đến các nhóm lợi ích ở tỉnh bắc ninh 002 (Trang 67 - 143)

2.3. Cơ sở thực tiễn về chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tác động của nó

2.3.3 Khung phân tích tác động của chuyển đổi đất nông nghiệp tới các nhóm lợi ích

nhóm lợi ích

Hình 2.1: Khung phân tích tác động của chuyển đổi đất nông nghiệp tới các nhóm lợi ích

Nông dân:

Được: nếu đền bù thỏa đáng, có việc làm trực tiếp và gián tiếp, có chuyển đổi sinh kế

Mất: việc làm và thu nhập nông nghiệp, đền bù thấp

Chủ đầu tư

Được: mặt bằng cho sản xuất và kinh doanh, có thể thu chênh lệch lớn giữa giá đất thu hồi và giá sau thu hồi.

Mất: có thể lỗ nếu giá đất không tăng, chí phí tăng do chậm trễ trong thu hồi đất do nhiều nguyên nhân

Cộng đồng địa phương

Được: đóng góp ngân sách, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập, hưởng thụ cơ sở hạ tầng tốt hơn, giá đất thổ cư tăng lên

Mất: thu hút ít lao động địa phương, phát triển công nghiệp gây ô nhiễm, vấn đề xã hội nảy sinh, mâu thuẫn giữa các nhóm, giữa chủ đầu tư và nông dân.

Từ sơ đồ trên đây, mối quan hệ giữa các chủ thể và lợi ích của các nhóm có

thể là xung đột, hài hòa, và cùng phát triển. Lợi ích của người nông dân bị thu hồi đất NN có thể mâu thuẫn với chủ đầu tư nếu họ bị đền bù đất với giá rất thấp. Trong trường hợp này, sự thua thiệt của người nông dân chính là phần phần lợi ích tăng thêm của nhà đầu tư. Tuy nhiên, do bị đền bù thấp, nông dân chống đối quá trình thu hồi và trong nhiều trường hợp là bạo lực nảy sinh, khiếu kiện kéo dài khiến cho việc thu hồi đất bị chậm trễ và trong trường hợp này cả đôi bên đều thua thiệt. Lợi ích của người nông dân có thể như cũ hoặc tăng thêm khi có mức đền bù hợp lý và người nông dân có việc làm và thu nhập ít nhất là bằng hay tốt hơn trước khi thu hồi đất.

Lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích cộng đồng dân cư cũng có thể mâu thuẫn và hòa hợp nhau. Nhìn chung nếu nhà đầu tư thực hiện đúng các cam kết khi thu hồi đất ở địa phương cho mục tiêu xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị và cơ sở hạ tầng để góp phần phát triển kinh tế địa phương, thay vì hành vi thu hồi đất nông nghiệp cho mục đích đầu cơ. Khi đó lợi ích của doanh nghiệp sẽ hài hòa với lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương. Ngược lại, nếu nhà đầu tư chỉ mục tiêu đầu cơ thì lợi ích của họ sẽ trái với lợi ích cộng đồng bởi đất đai bị thu hồi chỉ đơn thuần làm cho tăng giá, mua đi bán lại, không trực tiếp phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế địa phương.

Lợi ích của nhà đầu tư và nhà nước cũng hài hòa và có thể mâu thuẫn. Nếu nhà đầu tư thực hiện đúng cam kết và việc thu hồi đất là phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế thì lúc đó Nhà nước sẽ được lợi ích từ nguồn thu ngân sách, từ việc chuyển đổi kết cấu kinh tế xã hội và cơ sỏ hạ tầng địa phương. Nhà nước sẽ giảm tải được gánh nạng ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong các trường hợp nhà đầu tư cam kết phát triển cơ sợ hạ tầng địa phương. Ngược lại, lợi ích của nhà đầu tư có thể trái ngược với lợi ích của Nhà nước khi họ chỉ là nhà đầu cơ. Nhà nước không thu được nhiều ngân sách, kinh tế địa phương không phát triển và nếu có tình trạng cấu kết giữa nhà đầu tư và một số quan chức lợi dụng kẽ hở chính sách để thu hồi đất với giá đền bù thấp thì lúc đó lợi ích chính trị và xã hội của nhà nước sẽ bị tổn

đầu tư trong quá trình thu hồi đất. Nhóm này trong thực tế có tồn tại nhưng không dễ xác định và nếu có tình trạng này thì lợi ích của nhà nước, cộng đồng và nông dân sẽ bị thua thiệt.

Kết luận chương 2

Chuyển đổi MĐSD ĐNN là xu hướng mang tính quy luật. Điều đó bắt nguồn từ yêu cầu sử dụng đầy đủ, hợp lý và hiệu quả đất nói chung, ĐNN nói riêng và phát triển kinh tế xã hội theo xu hướng văn minh hiện đại. Để đáp ứng yêu cầu trên, vấn đề đặt ra là: Chuyển đổi mục đích ĐNN nào, xu hướng chuyển đổi ra sao, nhân tố nào chi phối mục đích chuyển đổi đó. Đặc biệt, những vấn đề kinh tế xã hội nào sẽ nảy sinh trong và sau khi chuyển đổi MĐSD đất nói chung, ĐNN nói riêng. Đó là những vấn đề đã được nghiên cứu trong chương 2 của luận án.

Để chuyển đổi MĐSD ĐNN, cần tổ chức và quản lý tốt quá trình đó, trong đó chú ý từ quy hoạch sử dụng đất đến xây dựng các luận chứng chuyển đổi, tổ chức các phương án chuyển đổi.

Về lợi ích nhóm và tác động của chuyển đổi MĐSD đất đến lợi ích nhóm: luận án cho rằng, lợi ích nhóm xuất hiện đã lâu có quá trình biến đổi về nhận thức và quan điểm. Tuy nhiên, nó cần được hiểu là lợi ích của nhóm. Nhóm lợi ích là tập hợp những người có cùng mục đích, chí hướng, có những vị thế hoặc sở hữu những điều kiện nguồn lực nhất định trước hết là đất đai.

Chuyển đổi MĐSD đất có sự tác động đến lợi ích nhóm, vì nó tạo nên giá trị gia tăng từ quá trình chuyển đổi đó. Hơn nữa nó có sự thay đổi về quyền sở hữu và sử dụng đất nên có sự phân bổ sự gia tăng giá trị đó. Công cụ để thực hiện sự phân phối giá trị gia tăng là giá đất thu hồi, giá cho thuê hay bán các công trình trên đất, thuế sử dụng đất. Khung phân tích chung về tác động của chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến các nhóm lợi ích đã được xây dựng trong chương này sẽ là cơ sở để áp dụng phân tích cho từng nhóm lợi ích ở Bắc Ninh trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3.

THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC NHÓM LỢI ÍCH TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Ninh ảnh hưởng đến chuyển đổi MĐSD ĐNN và giải quyết các phát sinh về lợi ích giữa các nhóm

3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Ninh nằm trong tọa độ địa lý từ 20058' đến 21016' vĩ độ Bắc và 105054' đến 106019' kinh độ Đông. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội.

Phía Bắc của tỉnh tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng yên và phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh là tỉnh có quy mô nhỏ về diện tích, với diện tích tự nhiên năm 2011 là 82.271 km2, dân số là 1,0603 triệu người, mật độ dân số 1.289 người/km2.

So với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho giao lưu hàng hóa với các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, qua đó với Trung Quốc, nhất là thủ đô Hà Nội vì cận kề với Hà Nội và qua quốc lộ 1A, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Liên thông với quốc tế và các tỉnh phía Nam qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài và hệ thống trục đường quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18 và 38. (Nghị quyết số 75/ 2013 /NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh, 2013, 18-19).

Đặc biệt, Bắc Ninh nằm trong vùng “Tam giác kinh tế phát triển” Hà Nội -

Hải Phòng - Quảng Ninh. Đó là nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước, với hệ thống các trường đại học, cao đẳng viện nghiên cứu của Trung ương;

nơi tập trung đầu mối kinh tế đối ngoại, giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về sản phẩm hàng hoá. Lợi thế đó sẽ tạo điều kiện cho Bắc Ninh có cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, đặt ra những vấn đề chuyển đổi sử dụng nguồn lực, trong đó có nguồn lực đất đai theo hướng khai thác các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.1.2. Đặc điểm thời tiết - khí hậu

Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đồng bằng sông Hồng, có 4 mùa rõ rệt trong năm: mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân và mùa thu khí hậu ôn hoà. Trong 12 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn tỉnh là 24,00C, trung bình tháng cao nhất là 29,40C (tháng 7), trung bình tháng thấp nhất là 17,40C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,00C.

Độ ẩm tương đối trung bình của tỉnh Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.

Chế độ mưa của Bắc Ninh phân thành 2 mùa, với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500 mm. Mùa mưa, chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20 % tổng lượng mưa trong năm. Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất thuộc các huyện Từ Sơn, Yên Phong, Tiên Du, khu vực có lượng mưa trung bình nhỏ nhất thuộc huyện Quế Võ, (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2010a, 12-13).

Tổng số giờ nắng trung bình/năm của tỉnh là 1.417 giờ, trong đó tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất là tháng 7 với 168 giờ, trung bình ít nhất là tháng 1 với 64 giờ. Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió

trung bình vào tháng 1 khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s. Điều kiện thời tiết khí hậu Bắc Ninh tác động cả 2 chiều (tích cực và tiêu cực) đến sử dụng nguồn lực đất đai vào sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp, đặt ra các vấn đề trong chuyển đổi MĐSD đất theo hướng khai thác tiềm năng lợi thế, trong đó chuyển đổi sang sản xuất các loại thực phẩm ra hoa cho cư dân đô thị và chuyển từ nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp là một trong các xu hướng chủ yếu.

3.1.1.3 Đặc điểm về địa hình, địa chất

Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình đồi núi sót có độ cao phổ biến 40 - 50m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bổ chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ, Tiên Du. Ngoài ra, còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2010a, 6).

Về địa chất, địa bàn Bắc Ninh mang nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, có bề dày trầm tích chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng; có độ dày tăng từ 5m đến 10m ở các khu vực chân núi tới 20m đến 30m ở các vùng trũng và dọc theo các con sông chính như sông Cầu, sông Thái Bình, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê.

Tuy nhiên, cấu trúc địa chất Bắc Ninh còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Vì vậy, địa bàn Bắc Ninh còn có các loại đất đá bao phủ gần như toàn tỉnh. Bề dày các lớp địa chất này biến đổi theo quy luật trầm tích rất rõ ràng, phân bố hầu hết ở trên các núi và dãy núi. Bề dày các thành tạo thành từ 200 m đến 300 m.

Với đặc điểm này địa hình, địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ, thuận lợi cho xây dựng các khu

đô thị và công nghiệp.

3.1.1.4. Đặc điểm của tài nguyên nước

- Tài nguyên nước mặt: Với hệ thống các sông khá dày như Sông Cầu, Sông Đuống, Sông Thái Bình, sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình... Bắc Ninh có hệ thống nước mặt khá dồi dào (lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³) nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển các ngành kinh tế xã hội và đời sống dân sinh.

- Tài nguyên nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm trên địa bàn Bắc Ninh cũng khá lớn, trung bình có thể khai thác 400.000 m³/ngày. Tầng chứa nước ngầm cách mặt đất trung bình 3 - 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt, (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2010a, 20).

Toàn bộ nguồn nước mặt và nước ngầm của tỉnh Bắc Ninh có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị và công nghiệp ở quy mô lớn. Đây cũng là điều kiện để tạo tính năng động trong chuyển đổi MĐSD đất theo hướng khai thác đầy đủ, hợp lý và hiệu quả.

3.1.1.5. Đặc điểm của tài nguyên rừng

Bắc Ninh không có rừng tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng với 619,77 ha phân bổ tập trung ở hai huyện Quế Võ, Tiên Du và thành phố Bắc Ninh. Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916 m³. Tuy nhiên, diện tích đó có thể phát triển thành rừng cảnh quan sinh thái và mở rộng ở diện tích đất tự nhiên chưa sử dụng. Đây là sự chuyển đổi cần thiết để tăng độ che phủ, tạo môi trường tự nhiên thu hút đầu tư phát triển các ngành phi nông nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng ĐNN khai thác các tiềm năng lợi thế khác của tỉnh.

3.1.1.6. Đặc điểm về tài nguyên khoáng sản

Bắc Ninh là tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh là nguồn nguyên liệu phục vụ trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng như:

phố Bắc Ninh, đất cát kết khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh với trữ lượng 3 triệu m³, than bùn ở Yên Phong khoảng 6 - 20 vạn tấn. Cát xây dựng cũng là nguồn tài nguyên chính có trữ lượng lớn của Bắc Ninh, được phân bố toàn bộ tỉnh, dọc sông Cầu, sông Đuống, (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2010a, 22).

3.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Đặc điểm của quỹ đất đai

Là tỉnh có quy mô diện tích nhỏ, nên quỹ đất của Bắc Ninh không thật dồi dào trong mối tương quan với nguồn nhân lực của tỉnh. Theo số liệu thống kê năm 2011, diện tích tự nhiên của tỉnh là 82,271 km2, dân số là 1.060,3 ngàn người, mật độ dân số 1.289 người/km2. Vì vậy, chuyển đổi MĐSD đất theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh đã trở thành cấp thiết.

Về số lượng, diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 82,271 km2 trong đó đất sản

xuất nông, lâm nghiệp chiếm 65,85% diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp chiếm 33,31% đất tự nhiên và đất chưa sử dụng chiếm 0,84% đất tự nhiên (UBND tỉnh Bắc Ninh, 1). Với địa hình thuận lợi cho xây dựng hạ tầng, xây dựng các khu, cụm công nghiệp và đô thị, quỹ đất của Bắc Ninh nói chung, ĐNN nói riêng có thể còn có những điều kiện để chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp nếu xã hội có nhu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và tác động của nó đến các nhóm lợi ích ở tỉnh bắc ninh 002 (Trang 67 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)