2.1. Cơ sở lý luận về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp
2.1.2. Sự cần thiết phải chuyển đổi MĐSD ĐNN
Theo Azadi et al. (2011), có hàng loạt nhân tố dẫn tới sự cần thiết hay tính tất yếu phải chuyển đổi MĐSD ĐNN sang phi nông nghiệp. Đó là các nhân tố như công nghiệp hóa, đô thị hóa, sự phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, và chính sách của chính phủ. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp được coi là hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng kinh tế và dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa ở hầu hết các quốc gia (Ramankutty et al., 2002; R. Tan, Beckmann, Van Den Berg, & Qu, 2009).
Công nghiệp hóa: Để cung cấp không gian kinh tế cho các công nghiệp hóa,
như việc xây dựng các khu công nghiệp, các nhà máy và đơn vị sản xuất, một lượng đất, trong đó có đất nông nghiệp phải chuyển đổi thành đất phi nông nghiệp. Ở Trung quốc được biết như sự tăng trưởng nhanh trong suốt thời gian the 1980s– 1990s, gắn liền việc chuyển đổi MĐSD ĐNN với sự phát triển của khu vực phi nông nghiệp nông thôn, đặc biệt sự phát triển của các doanh nghiệp làng xã (TVEs)
(Ho & Lin, 2004). Tại Trung Quốc, công nghiệp nông thôn được đặt tại những vùng nơi nông nghiệp được phát triển tốt hơn và được đặt gần khu đô thị. 62% trong doanh nghiệp làng xã được tập trung tại tỉnh ven biển vì vậy, ngành công nghiệp tại những vùng nông thôn tạo ra nhiều áp lực vào cộng đồng ở nông thôn để chuyển đổi từ việc sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp
Firman (1997) chỉ ra rằng sự phát triển các vùng công nghiệp, đặc biệt các vùng xung quanh Jakarta, là nhân tố dẫn tới sự chuyển đổi đất nông nghiệp quy mô lớn tại Indonesia. Một vài vùng diễn ra sự chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang những hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Sự chuyển đổi này cũng được phản ánh bởi cấu trúc việc làm. Cấu trúc việc làm chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp. Số hộ gia đình tham gia vào sản xuất nông nghiệp giảm. Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và cải thiện cạnh tranh toàn cầu tại các khu công nghiệp tại Indonesia làm gia tăng việc thu hồi đất trong những vùng đô thị. Chiến lược này thúc đẩy sự phát triển của rất nhiều ngành công nghiệp nhẹ như giầy dép, điện tử và sản xuất đồ nhựa. Chiến lược này vì vậy đã làm cho việc thu hồi đất nghiêm trọng hơn.
Đô thị hóa: Tiến trình đô thị hóa và di cư từ nông thôn ra thành thị là hai nhân
tố chính ảnh hưởng đến việc chuyển đổi MĐSD ĐNN và được nghiên cứu rộng rãi. Do dân số đô thị tăng nhanh cùng với quá trình di cư đã dẫn tới nhu cầu lớn về đất đai cho nhà ở và hạ tầng đô thị. Sun Sheng Han and He (1999) nghiên cứu cấu trúc phân phối của việc chuyển đổi đất nông nghiệp trong một vài thành phố tại Trung Quốc và cũng kiểm tra mối quan hệ giữa đô thị hóa và thu hồi đất nông nghiệp trong các thành phố. Họ tìm thấy rằng có một mối quan hệ tương quan dương giữa gia tăng dân số và thu hồi đất tại những vùng ven biển. Kết quả của họ giống với kết quả nghiên cứu bởi Ho and Lin’s (2004) cho rằng công nghiệp hóa làm gia tăng quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp trong những vùng duyên hải tại Trung Quốc. Họ kết luận rằng tiến trình công nghiệp hóa tai Trung Quốc thường đi cùng với tiến trình đô thị hóa và kết quả gây ra sự thu hồi đất nông nghiệp.
Việc gia tăng dân số nhanh cũng ảnh hưởng đến việc thu hồi đất bởi vì dân số cao hơn dẫn tới cần mở rộng các khu xây dựng để cung cấp nhà ở và cơ hội việc làm. Fazal (2001) đã phân tích việc đô thị hóa ảnh hưởng như thế nào đến chuyển đổi đất nông nghiệp tại Ấn Độ. Tác giả cho rằng cấu trúc đô thị và gia tăng dân số nhanh trong các quốc gia phát triển và đang phát triển dẫn tới áp lực về đất. Sự mở rộng đô thị hóa xâm lấn những vùng đất nông nghiệp màu mỡ. Ấn Độ đã trải qua một sự mất mát lớn đất nông nghiệp bởi vì đô thị hóa nhanh và việc mở rộng các khu đô thị kết hợp với sự gia tăng dân số. Vấn đề tương tự cũng được diễn ra tại Jakarta, Indonesia. Ví dụ, Firman (1997) chỉ ra rằng sự phát triển nhà ở là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc thu hồi đất nông nghiệp trong suốt 20 năm qua ở quốc gia này. Metro Manila là một thành phố khác cũng trải qua quá trình thu hẹp đất nông nghiệp do tiến trình đô thị hóa (Malaque & Yokohari, 2007)
Sự phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá cũng dẫn tới việc chuyển đổi đất
nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia. Vấn đề này đã diễn ra mạnh mẽ ở Trung Quốc hai thập kỷ trước đây (Lichtenberg & Ding, 2008). Khi ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh, khu vực nông nghiệp trở thành thương mại hóa, thu nhập của người dân gia tăng và số người di chuyển cũng gia tăng, hệ thống đường xá trở nên tắc nghẽn và cần được mở rộng và xây dựng mới và do vậy một diện tích lớn đất nông nghiệp buộc phải bị thu hồi cho việc xây dựng đường giao thông và các công trình hạ tầng liên quan. Theo Ho và Lin (2004), những dự án đường xá khác nhau tại Trung Quốc đòi hỏi một khối lượng lớn đất nông nghiệp. Rất nhiều học giả tin rằng việc xây dựng đường xá hỗ trợ phát triển công nghiệp để kết nối với đường cao tốc đã dẫn tới việc chuyển đổi đất ở các vùng đất nông nghiệp màu mỡ.
Chính sách phát triển kinh tế của chính phủ: hầu hết các chính sách phát triển
kinh tế có khuynh hướng thúc đẩy gia tăng công nghiệp và gián tiếp thúc đẩy việc thu hồi đất nông nghiệp trong rất nhiều các quốc gia đang phát triển như Indonesia, China, Vietnam, và the Philippines (Irawan, 2008; Lichtenberg & Ding, 2008; Malaque & Yokohari, 2007; Van den Berg, Van Wijk, & Van Hoi, 2003). Thêm
một vùng trở thành khu công nghiệp hay nơi cư dân sinh sống thúc đẩy sự thu hồi đất nông nghiệp trong vùng đó. Chính sách thiết lập các khu công nghiệp trong những vùng đô thị của Jakarta, như là Tanggerang, Bekasi and Karawang dẫn tới việc thu hồi đất trên diện rộng tại Indonesia (Firman, 1997). Chính phủ Trung Quốc quyết định di dời các khu công nghiệp tới những vùng ven đô để giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông và điều này đã gây ra một sự mất đất nông nghiệp lớn trong những vùng duyên hải (Ho and Lin, 2004).
Như vậy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang cho mục đích sử dụng phi nông nghiệp là một đòi hỏi khách quan của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển kinh tế và tăng trưởng dân số ở hầu hết các nước. Quá trình này cũng được thúc đẩy bởi các mong muốn về chính sách của chính phủ các nước hướng tới sự tập trung phát triển công nghiệp trong tiến trình phát triển kinh tế của một quốc gia.