Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ
Số bài báo khơng có phần tóm tắt 42 7%
Số bài báo có tóm tắt nêu ý chính 427 73%
Số bài báo có tóm tắt trình bày theo trật tự của nội dung bài báo
117 20%
Tổng số 586 100%
Kết quả khảo sát đã chỉ rõ, ngoại trừ 7% các bài báo khơng có phần tóm tắt (chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn đầu của Tạp chí Khoa học, từ năm 1985 đến năm 1996), phần tóm tắt (20%) các bài báo có sự sắp xếp theo đúng trật tự các yếu tố xuất hiện trong nội dung bài báo - đồng thời nhƣ một bản đồ chỉ đƣờng rõ ràng để chỉ dẫn ngƣời đọc theo dõi cụ thể các phần của VB. Và chiếm đa số (73%) là các tóm tắt đóng vai trị cơ đọng các ý chính, nội dung cơ bản có trong bài báo. Ngồi ra, khơng có bài báo nào mà tóm tắt khơng đề cập trực tiếp đến nội dung bài báo.
Ngữ liệu 43: Bài báo “Chuẩn đầu ra và phát triển chương trình đào tạo theo
năng lực ở bậc đại học” [Tạp chí KHXH&NV, tập 27, số 2, 2011, tr.88-97], có tóm
tắt là:
“Bài viết trình bày sự cần thiết, tầm quan trọng và các quan điểm, góc nhìn
khác nhau về chuẩn đầu ra ở bậc đại học nhằm đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đồng thời cũng nêu lên xu hướng chuyển đổi từ cách tiếp cận hàn lâm sang cách tiếp cận năng lực trong đào tạo đại học theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng. Những quan điểm, đặc điểm, các yêu cầu, qui trình xây dựng chương trình theo năng lực ở bậc đại học trên cơ sở chuẩn đầu ra và các yêu cầu phát triển chương trình đào
tạo hiện tại”.
Phần tóm tắt của bài báo trên đã đề cập đến những nội dung chính xuất hiện trong bài báo. Và phần tóm tắt ngắn gọn này gồm ba câu, có sự liên kết với tiêu đề bằng phép lặp cụm từ “chuẩn đầu ra”, “chương trình đào tạo”. Ngồi ra giữa các câu trong phần tóm tắt có sử dụng thêm từ nối “đồng thời” để liên kết và chỉ quan hệ bổ sung ngữ nghĩa. Nhƣ vậy, nội dung gắn kết chặt chẽ giữa các câu trong phần tóm tắt
và giữa phần tóm tắt với nội dung bài báo đã đƣợc triển khai logic và nhất quán nhờ sự xuất hiện các PLK (phép lặp, phép nối) một cách chính xác và hợp lý.
Ngữ liệu 44: Bài báo “Chính trị, khoa học chính trị và đào tạo khoa học
chính trị ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức” [Tạp chí KHXH&NV, tập 26, số 1,
2010, tr.24], có phần tóm tắt là:
“Trong các khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam hiện nay, có lẽ khoa
học chính trị là một trong những ngành quan trọng nhất, nhưng cũng là một trong
những ngành còn đang gặp phải nhiều thách thức nhất (1). Khoa học chính trị
Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau, vẫn cịn đang trong q trình khẳng định vị thế của mình, nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng ngành khoa học chính trị Việt Nam hiện đại, hội nhập và có bản sắc riêng (2). Mục tiêu chính của bài viết này là phân tích một số xu hướng phát triển chủ đạo trong khoa học chính trị ở Mỹ và phương Tây (3). Bài viết gồm ba phần. Phần đầu của bài viết phân tích khái niệm chính trị với suy nghĩ đây là khái niệm cơ bản, là đối tượng của khoa học chính trị (4). Việc hiểu chính trị như thế nào sẽ có ảnh hưởng đến việc giảng dạy và nghiên cứu chính
trị (5). Phần hai đề cập đến sự phát triển ngành khoa học chính trị ở phương Tây
với mục đích qua đó rút ra được một số kinh nghiệm thiết thực cho Việt Nam (6). Phần ba của bài viết sẽ trình bày về một số bất cập trong đào tạo khoa học chính
trị ở Việt Nam (7). Bài viết kết luận, khoa học chính trị ở Việt Nam đang đứng
trước những cơ hội mới và để biến cơ hội thành hiện thực cần có cách tiếp cận tồn diện (8).”
Phần tóm tắt này gồm 8 câu và đây là một tóm tắt mơ tả. ó sự kết nối với tiêu đề bằng phép lặp. âu số (1) và câu số (2) cung cấp một số thông tin nền về ngành khoa học chính trị. Phép lặp đƣợc sử dụng để kết nối đề tài về “khoa học chính trị”. âu số (3) là mục đích nghiên cứu đề tài này. Phép lặp tiếp tục đƣợc sử
dụng để kết nối câu số (3) và câu số (2). ác câu tiếp theo (4), (5), (6), (7) đƣợc liên kết bởi phép lặp và phép nối để chỉ sự khái quát và liệt kê từng phần sẽ đƣợc đề cập tới trong bài báo. Quan hệ ý nghĩa liệt kê đƣợc thể hiện rõ nhờ phép nối và lặp. âu (8) tiếp tục sử dụng phép lặp (từ “cơ hội”, “khoa học chính trị”) để liên kết với tiêu đề, tóm tắt kết quả nghiên cứu và khuyến nghị, đề xuất trong nội dung bài báo.
Nhìn chung, trừ 42 bài báo từ năm 1985 đến năm 1995 (chiếm 7% trên tổng số 586 bài) thiếu phần tóm tắt, 100% các bài tóm tắt đều có sự thống nhất chặt chẽ, bám sát nội dung ngữ nghĩa chính của bài báo và đảm bảo tính liên kết mạch lạc trong tồn bộ phần tóm tắt này.
3.3.2.3. Tiêu đề và phần Dẫn nhập
Phần Dẫn nhập (hay còn gọi là phần Giới thiệu hoặc ặt vấn đề) đóng vai trị quan trọng trong các bài báo khoa học, vì đây là phần cung cấp cho ngƣời đọc một số thông tin cơ bản về lý do, mục đích nghiên cứu. ây là những thông tin nền, nhằm chuẩn bị cho ngƣời đọc tâm thế để tiến hành đọc tiếp phần phƣơng pháp, phạm vi và phần trình bày, thảo luận kết quả nghiên cứu của ngƣời viết. Bên cạnh đó, phần này có sự liên quan mật thiết với tiêu đề của VB, có nhiệm vụ giới thiệu, triển khai đề tài - chủ đề nêu ở tiêu đề của VB và do đó, cần phải có sự nối kết hai phần này với nhau.
Kết quả khảo sát đã chỉ ra, trong phần Dẫn nhập, bên cạnh việc nêu mục đích, lý do, lịch sử vấn đề nghiên cứu, nhiều bài báo KHXH&NV còn đề cập đến phƣơng pháp nghiên cứu, đây chính là việc tạo ra một sự liên kết mạch lạc với đề tài đang nghiên cứu.
Ngữ liệu 45: Bài báo “Số phận của Ngữ pháp trong tiến trình dạy tiếng, một
vài liên tưởng vào sách dạy tiếng Việt” [Tạp chí KHXH&NV, tập 26, số 1, 2010,
tr.31-38], có phần Dẫn nhập là:
“Có lẽ khơng có một phương pháp dạy tiếng nào được coi là tối ưu. Bởi
trong thế kỷ vừa qua chúng ta cũng đã chứng kiến sự tiếp nối, ra đời, phát triển và tàn lụi hay phục sinh của thật nhiều các phương pháp: Phương pháp ngữ pháp dịch (Grammar Translation Method), phương pháp trực tiếp (Direct Method), phương pháp con đường im lặng (Silent Way), phương pháp học cộng đồng (Community Language Learning), phương pháp tự nhiên (Natural Aproach), phương pháp đọc (Reading Method), phương pháp quân sự và phương pháp nghe nói (ASTP- Army Specialized Training Program and Audiolingual Method), phương pháp giao tiếp (Communicative Aproaches), phương pháp phản ứng (Total Physical Response Method), phương pháp công nghệ (Technological Approaches)… và gần đây là phương pháp hướng vào ngữ pháp “Focus on Grammar” hoặc tên quen thuộc hơn
là “Focus on Form”. Trong hầu hết các phương pháp, những quan niệm về ngữ pháp đều được nhắc đến với những thái độ khác nhau. Trong bài này, chúng tôi muốn kiểm điểm lại vị trí của ngữ pháp trong tiến trình dạy tiếng qua diễn tiến của 3 khuynh hướng cơ bản: (1) Thuần túy ngữ pháp, (2) Thuần túy giao tiếp, (3) Giao tiếp trên nền tảng ngữ pháp.”
Cụm từ “dạy tiếng” trong phần Tiêu đề đã đƣợc lặp lại 2 lần trong phần Dẫn nhập để gắn kết hai phần này với nhau. Và phần Dẫn nhập ngắn gọn này gồm 4 câu. âu 1 đƣa ra tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu bằng một câu có ý tƣơng phản. Cụm từ “dạy tiếng” đƣợc lặp lại từ tiêu đề của bài báo. âu 2 sử dụng phép nối có quan hệ hệ quả - nguyên nhân để giải thích lý do cho câu 1. Phép lặp đƣợc sử dụng trong câu 3 để nhắc lại vấn đề nghiên cứu và đề cập đến những quan điểm khác nhau về vấn đề này, đồng thời chỉ ra mục đích và cấu trúc của bài nghiên cứu.
Ngữ liệu 46: Bài báo “Một số hệ luận rút ra từ kinh nghiệm tổ chức chính
quyền đầu thời Nguyễn” [Tạp chí KHXH&NV, tập 26, số 1, 2010, tr.53], phần Dẫn
nhập đƣợc trình bày nhƣ sau:
“Vương triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng, được thành lập trên
danh nghĩa tới gần một thế kỷ rưỡi, nhưng thực sự chỉ điều hành đất nước chưa đầy một trăm năm với nhiều biến cố thăng trầm. Triều Nguyễn đạt được khơng ít thành tựu trong sự nghiệp trị quốc, nhưng đồng thời cũng phạm phải những sai lầm khơng nhỏ, thậm chí cịn bị qui là cam tâm bán nước, có tội với dân tộc. Đánh giá một triều đại như vậy là điều khơng hồn tồn đơn giản.
Dưới ánh sáng của đường lối Đổi mới, nhận thức khoa học về nhiều vấn đề lịch sử của dân tộc, trong đó có triều Nguyễn cũng đã từng bước được nâng lên.
Trong xu thế đó, việc tiếp tục nghiên cứu để nâng cao nhận thức khách quan, khoa học về các vấn đề lịch sử phức tạp là việc làm cần thiết.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên cứu mơ hình nhà nước trong thời kỳ trị vì của hai hoàng đế đầu triều (Gia Long và Minh Mạng) trong mối liên hệ với bối cảnh lịch sử, hệ thống luật pháp và sự thừa hưởng các triều đại phong kiến trước đó nhằm làm rõ thiết chế chính trị, cấu trúc bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, qua đó chỉ ra những đóng góp về tổ
chức hành chính của triều Nguyễn, hy vọng góp thêm bài học kinh nghiệm trong
cơng cuộc cải cách hành chính và quản lý đất nước hiện nay”.
ó thể nhận thấy, từ “triều Nguyễn” trong tiêu đề bài báo đã đƣợc sử dụng lặp lại 4 lần trong phần Dẫn nhập để tạo sự kết nối đề tài trong hai phần. Ngoài ra, cụm từ “tổ chức chính quyền” trong phần tiêu đề và các từ “điều hành đất nước”, “trị nước”, “mơ hình nhà nước”, “cải cách hành chính” và “quản lý đất nước” là những từ đƣợc sử dụng có sự phối hợp với nhau về trƣờng nghĩa miêu tả, nên đã tạo đƣợc sự liên kết chặt chẽ giữa tiêu đề và nội dung vấn đề nghiên cứu trong phần Dẫn nhập.
Phần Dẫn nhập ngắn gọn này gồm 6 câu, đã tạo ra một khơng gian nghiên cứu và có cấu trúc gồm 3 phần nhƣ sau:
Phần 1 (câu 1, 2 và 3): âu 1, câu 2 sử dụng phép lặp “triều Nguyễn” để kết nối và giới thiệu đề tài nghiên cứu, bối cảnh nghiên cứu. âu 3 đƣa ra ý kiến nhận xét tầm quan trọng cần nghiên cứu và đánh giá về lĩnh vực này. Phép quy chiếu chỉ định đƣợc sử dụng để gắn kết với những câu trƣớc đó.
Phần 2 (câu 4, 5): âu 4, 5 nhấn mạnh về sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu. Phép lặp và quy chiếu chỉ định đƣợc sử dụng để liên kết đề tài - chủ đề.
Phần 3 (câu 6): âu 6 đƣa ra mục đích, phạm vi và giá trị ứng dụng của kết quả nghiên cứu. Phép lặp đƣợc sử dụng để duy trì đề tài trong phần này.
Phần Dẫn nhập của bài báo này tuy ngắn gọn nhƣng đã đáp ứng đƣợc những thông tin khái quát về mục đích, tầm quan trọng và tính ứng dụng của đề tài nghiên cứu. Phép liên kết lặp và quy chiếu chỉ định đƣợc sử dụng một cách phù hợp đã góp phần tạo sự liên kết mạch lạc cho nội dung ngữ nghĩa của phần Dẫn nhập này.
Nhƣ vậy, qua ngữ liệu 45, 46 đã đề cập ở trên và số liệu khảo sát 586 bài báo KHXH&NV - ngoại trừ các bài báo thiếu phần dẫn nhập (chiếm 7% và chủ yếu là những bài báo từ năm 1985 đến năm 1995), do một số bài báo là bài đề dẫn, phát biểu khai mạc hội thảo, hồi ức về một danh nhân văn hóa, trình bày một sự kiện lịch sử hay giải thích về một điều luật nào đó - các bài báo có phần dẫn nhập đều đảm bảo sự kết nối mạch lạc với đề tài - chủ đề đã xuất hiện tại tiêu đề và là cầu nối quan trọng cho phần nội dung tiếp theo của VB.
3.3.2.4. Phương pháp nghiên cứu và Kết quả nghiên cứu
Phần Kết quả nghiên cứu (Results) trong các bài báo KHXH&NV đã cụ thể hóa những nội dung đƣợc định hƣớng trong phần Dẫn nhập và phần bối cảnh nghiên cứu, chứng minh việc tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ thế nào. húng thƣờng đƣợc cụ thể hóa qua các mục đánh số và đặt tên. ây chính là những chủ đề con phục vụ cho chủ đề chung của toàn VB, tuân theo logic cần và đủ. Ngữ liệu khảo sát cho thấy, phần này đóng vai trị quan trọng nhất trong VB và không bài báo KHXH&NV nào thiếu phần nội dung này. ấu trúc nghĩa của VB đƣợc thể hiện qua việc trình bày và phân cấp các ý bằng cách đánh dấu các đề mục và sắp xếp trật tự của chúng tuân theo một logic khoa học chặt chẽ.
Từ các số liệu khảo sát, các chứng cứ thu thập đƣợc, tác giả nghiên cứu xem xét các sự việc, hiện tƣợng và từ các hiện tƣợng riêng lẻ, cụ thể rút ra những nhận định, kết luận, những nguyên tắc chung theo cách quy nạp. ây chính là phần tác giả trả lời cho mục đích nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu của bài báo khoa học, đã phát hiện ra đƣợc vấn đề gì và kết quả chính, kết quả phụ.
Số liệu thống kê 586 bài báo cho thấy, ngoại trừ 195 bài báo (33%) tác giả không đề cập cụ thể đến Phƣơng pháp nghiên cứu (chỉ trình bày kết quả nghiên cứu bằng phƣơng pháp định tính: phân tích, chứng minh), 67% các bài báo có Phƣơng pháp nghiên cứu đều có phần Kết quả nghiên cứu thể hiện sự nhất quán với phƣơng pháp nghiên cứu đã thực hiện.
Ngữ liệu 47, bài báo “Đường hướng lấy người học làm trung tâm trong dạy
- học ngoại ngữ”, có phần Phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau:
“Trong bài viết này chúng tơi dự định sẽ trình bày quan niệm của chúng tơi về
“đường hướng lấy người học làm trung tâm trong dạy - học ngoại ngữ”. Để có thể giải quyết được vấn đề, chúng tôi tổ chức bài viết xung quanh hai nội dung chính: (i) cơ sở lý luận của việc chuyển trọng tâm từ người dạy sang người học; (ii) đường hướng lấy người học làm trung tâm và vai trò, nhiệm vụ của người dạy và người học. Trong phần kết luận, sau khi trình bày một số cách hiểu chưa phù hợp về khái niệm “lấy người học làm trung tâm” chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý để nghiên cứu tiếp trong tương lai.” [Tạp chí KHXH&NV, tập 16, số 2, năm 2000, tr.37].
Phần Phƣơng pháp nghiên cứu của bài báo này đƣợc đặt trong phần Dẫn nhập và đã trình bày phƣơng pháp, phạm vi thực hiện của bài nghiên cứu là: trình bày quan điểm của ngƣời viết về đƣờng hƣớng “lấy người học làm trung tâm”, đồng thời giới thiệu khái quát hai nội dung chính sẽ đề cập trong phần nội dung nghiên cứu, sau đó đƣa ra những gợi ý để thực hiện tốt chủ trƣơng đúng đắn này và đề xuất những phƣơng diện mới cần nghiên cứu tiếp trong tƣơng lai. Phần Phƣơng pháp nghiên cứu này đã có sự thống nhất, mạch lạc với phần nội dung, kết quả nghiên cứu nhƣ sau:
Ngữ liệu 48: Phần Kết quả nghiên cứu đã đƣợc trình bày qua các đề mục nhỏ
của bài báo:
“2. Cơ sở của việc chuyển trọng tâm từ người dạy sang người học/ 2.1. Dẫn
luận…/ 2.2. Cơ sở tâm lý…/ 2.3. Cơ sở xã hội…
3. Đường hướng lấy người học làm trung tâm và vai trò của người dạy và người học/ 3.1. Dẫn luận…/3.2. Tổ chức hoạt động trong và ngoài lớp học…/3.3. Cộng tác giữa người dạy và người học trong thiết kế chương trình/…/3.4. Vai trị và trách nhiệm của người dạy…/3.5. Vai trò của người học…
4. Kết luận”
Nhƣ vậy, phần trích dẫn nội dung và kết quả nghiên cứu của bài báo trên cho thấy, các cơ sở lý luận về tâm lý và xã hội (các căn cứ đƣa ra chứng minh) và phần trình bày quan điểm về vai trị của ngƣời dạy và ngƣời học trong “đường hướng lấy
người học làm trung tâm” đã xuất hiện bằng cách lặp lại các cụm từ này từ phần