Phép quy chiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN) (Trang 69 - 76)

ƢƠN 1 TỔN Q UN TÌN ÌN NÊN ỨU VƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. ác phép liên kết đặc thù trong các bài báo hoa học ã hội và Nhân văn

2.1.3. Phép quy chiếu

Hiện tƣợng quy chiếu là hiện tƣợng tiết kiệm từ ngữ, đƣợc xảy ra trong tất cả các loại VB và tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Phép qui chiếu là việc tìm hiểu mối quan hệ của từ ngữ chỉ vật với vật đƣợc định danh bằng từ ngữ đó (danh từ, đại từ hoặc cả cụm từ). Tức là yếu tố ngơn ngữ có nghĩa chƣa cụ thể ở câu này có thể đƣợc giải thích bằng yếu tố ngơn ngữ cụ thể ở câu khác hoặc ngồi VB để tạo sự liên kết. Hiện tƣợng quy chiếu có thể là quy chiếu hồi chiếu hoặc quy chiếu khứ chiếu và diễn ra trong một VB hay hƣớng tới ngoài VB. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, phép quy chiếu chỉ đƣợc xem xét trong việc thiết lập mối quan

hệ về nghĩa giữa yếu tố này với yếu tố khác của các câu, các đoạn để liên kết trong một bài báo khoa học.

Ngoài ra, PLK quy chiếu dựa trên các phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc dùng ở vị trí yếu tố có nghĩa chƣa cụ thể đƣợc chia thành: quy chiếu chỉ định, quy chiếu chỉ ngôi và quy chiếu so sánh. Cả ba kiểu loại quy chiếu này đã xuất hiện trong các bài báo KHXH&NV đƣợc khảo sát với tần số là:

Biểu đồ 2.4: ác kiểu loại phép quy chiếu đƣợc sử dụng trong các bài báo &NV

Kết quả thống kê trong Biểu đồ 2.4 đã cho thấy, phép quy chiếu chỉ định đƣợc sử dụng nhiều nhất trong các bài báo KHXH&NV so với hai loại quy chiếu còn lại. Hiệu quả của các PLK này trong các bài báo KHXH&NV đƣợc tiếp tục tìm hiểu nhƣ sau.

2.1.3.1. Quy chiếu chỉ định

Quy chiếu chỉ định là việc sử dụng cụm danh từ có sự kết hợp của danh từ với các từ chỉ định để tạo sự liên kết giữa câu này với câu khác. Phép quy chiếu chỉ định đã xuất hiện hiệu quả để tạo sự liên kết giữa các câu, các đoạn trong ngữ liệu đƣợc khảo sát nhƣ sau.

Quy chiếu chỉ định (78%)

Quy chiếu chỉ ngôi (19%)

Quy chiếu so sánh (2%)

Ngữ liệu 21: “Chúng ta đều đã biết về hai kiểu tư duy: một dựa trên những thao

tác logic chính xác và một kiểu khác dựa trên những hình tượng cụ thể, cảm tính, một của nhà khoa học và một của nhà nghệ sĩ. Ở Hồi Thanh, dường như có sự kết hợp hài hòa cả hai kiểu tư duy này.” [Tạp chí KHXH&NV, tập 16, số 1, 2000, tr.27].

âu thứ hai trong ngữ liệu trên đã xuất hiện cụm từ là “hai kiểu tư duy này” có nghĩa chƣa cụ thể và cần phải quy chiếu đến yếu tố trong câu trƣớc đó, mới có thể hiểu là hai kiểu tƣ duy gì. Những từ ngữ (cụm danh từ) này đã tạo nên sự liên kết với câu đứng trƣớc nó và làm tăng tính chặt chẽ, liên kết đề tài - chủ đề cho đoạn văn, VB trên.

Ngữ liệu 22: “Đề cương môn học là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của

người giảng viên đối với 3 đối tượng sau:

1) Vị trí mơn học trong tồn bộ chương trình khóa học (…)

2) Sinh viên, người trực tiếp học môn học là đối tượng nghiên cứu của giảng viên trước khi dạy môn học (…)

3) Cơ sở vật chất kỹ thuật có trong trường, điều kiện tự nhiên của môi trường dạy học có thể hỗ trợ việc dạy học môn học cũng là đối tượng nghiên cứu của giảng viên trước khi dạy môn học.

Ba vấn đề trên sau khi nghiên cứu sẽ hình thành cơ sở để người giảng

viên xác định mục tiêu dạy học, tức là cái đích mà thầy – trị cùng hướng tới và phải đạt được sau khi học xong mơn học.” [Tạp chí KHXH&NV, tập 25, số 1s,

2009, tr.55-56].

Trong Ngữ liệu 22, cụm từ “ba vấn đề trên” có nghĩa chƣa cụ thể, cần phải tìm hiểu ở những câu đứng trƣớc, những đoạn văn đứng trƣớc là vấn đề gì, vấn đề nhƣ thế nào. Ba đối tƣợng, ba vấn đề cụ thể trong các tiểu mục 1, 2, 3 là những yếu tố có nghĩa cụ thể, yếu tố giải thích đã hỗ trợ cho yếu tố chƣa cụ thể của câu này, qua đó tạo sự liên kết đề tài - chủ đề giữa các câu, các đoạn văn. hỉ định từ “trên” đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp này mang tính “khứ chiếu” và tạo sự liên kết chặt chẽ giữa đoạn văn chứa nó với những đoạn văn đứng trƣớc, có thể thay thế bằng chỉ

định từ đó, ấy, vẫn thực hiện đƣợc chức năng liên kết, nhƣng giảm đi hiệu quả rõ nghĩa và chính xác của hai đoạn văn.

Ngoài ra, từ chỉ định “trên”, “này” xuất hiện để liên kết khá phổ biến trong các bài báo KHXH&NV. Và các từ chỉ định này thƣờng quy chiếu về một yếu tố giải thích gần với cụm từ chứa nó hơn so với chỉ định từ “đó”, “kia”, “ấy” (yếu tố giải thích thƣờng xa với cụm từ chứa nó).

Nhìn chung, các từ chỉ định trong phép quy chiếu chỉ định đƣợc sử dụng trong các bài báo KHXH&NV đƣợc khảo sát rất chính xác, hiệu quả. Phép quy chiếu chỉ định thƣờng đƣợc sử dụng đồng thời với phép lặp để kết nối các câu, các đoạn nhằm mục đích tƣờng minh ngữ nghĩa và tạo sự mạch lạc cho VB. Ngoài ra, quy chiếu chỉ định đƣợc sử dụng chiếm tỷ lệ cao (78%) so với quy chiếu chỉ ngôi và quy chiếu so sánh trong các bài báo KHXH&NV. ó thể nhận thấy vai trò quan trọng của PLK này để tăng cƣờng tính liên tục và thống nhất nội dung ngữ nghĩa đang đƣợc đề cập trong các bài báo cụ thể đã đƣợc khảo sát. ó chính là tác dụng nhấn mạnh vấn đề, sự việc đang đƣợc đề cập, bàn luận và tạo sự liên kết duy trì đề tài - chủ đề trong các bài báo KHXH&NV.

Bên cạnh đó, nếu các từ ngữ trong phép quy chiếu chỉ ngôi chỉ thay thế cho danh từ (cụm danh từ) thì các từ ngữ thuộc phép quy chiếu chỉ định đƣợc sử dụng trong các bài báo rất đa dạng và phong phú (có thể thay thế cho cả cụm danh từ, câu hoặc một đoạn văn, một thành phần của VB hay đề cập đến cả nội dung chính trong bài báo nghiên cứu). iều này cho thấy, từ ngữ và PLK quy chiếu chỉ định trong các bài báo KHXH&NV đã góp phần giúp cho VB trở nên ngắn gọn, chính xác, đảm bảo tính lý trí và logic cao.

2.1.3.2. Quy chiếu chỉ ngơi

Quy chiếu chỉ ngôi là việc dùng các yếu tố chỉ ngôi (ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba) là những yếu tố có nghĩa chƣa cụ thể ở câu này đƣợc xem xét trong mối quan hệ với yếu tố có nghĩa cụ thể tƣơng ứng ở câu khác, trên cơ sở nhƣ vậy hai câu chứa chúng liên kết với nhau.

ác yếu tố chỉ ngôi đƣợc phân thành hai lớp: Lớp thứ nhất, gồm từ chỉ ngôi thứ nhất (ngƣời nói/ ngƣời viết) và từ chỉ ngơi thứ hai (ngƣời nghe/ ngƣời đọc); Lớp thứ hai, gồm những từ chỉ ngôi thứ ba (chỉ ngƣời hoặc chỉ vật).

Lớp thứ nhất là những từ chỉ ngơi đóng vai trị là đại từ nhân xƣng ngơi thứ nhất và thứ hai có tác dụng liên kết quy chiếu nội hƣớng trong VB.

Ngữ liệu 23: “Trên Tạp chí Xã hội học số 4 năm 2004 chúng tơi đã có dịp

trình bày về “Đối tượng tác động của báo chí” như một vấn đề quan trọng về phương diện lý luận cũng như ý nghĩa thực tiễn của nó trong hoạt động nghề nghiệp báo chí - truyền thơng. Trong bài viết này, tác giả xin góp bàn về cơ chế tác động của báo chí vào đời sống xã hội.’’ [Tạp chí KHXH&NV, tập 23, số 2, 2007, tr.116].

“Tác giả” là đại từ xƣng hơ ngơi thứ nhất số ít, đƣợc hiểu là ngƣời viết bài và có sự liên kết quy chiếu với “chúng tơi” ở câu đứng trƣớc nó. Giữa hai câu cịn sử dụng lặp từ “báo chí”. Nhƣ vậy, đã có hiện tƣợng sử dụng đồng thời hai PLK để tạo nên mối quan hệ ngữ nghĩa có sự gắn kết và thống nhất đề tài - chủ đề trong hai câu này.

Nhìn chung, ngữ liệu đƣợc khảo sát cho thấy, các bài báo khoa học có đặc điểm là khách quan khoa học, nên các đại từ nhân xƣng ngơi thứ nhất số ít hiếm khi đƣợc đề cập, chủ yếu xuất hiện đại từ nhân xƣng ngôi thứ nhất số nhiều (chúng tôi) và chiếm tỷ lệ nhỏ (18%) trên tổng số 586 bài báo đƣợc khảo sát. ại từ chỉ ngôi thứ hai, không xuất hiện phổ biến trong các bài báo KHXH&NV (ngoại trừ một số bài báo có tính chất ghi chép lại VB phát biểu tại Hội thảo, Hội nghị (diễn văn khai mạc hoặc bế mạc) nên có dấu vết của hình thức khẩu ngữ, ví dụ: Kính thưa các đại

biểu. Cảm ơn các đại biểu .v.v. ).

Lớp thứ hai: Những từ chỉ ngơi đóng vai trị là đại từ chỉ ngôi thứ ba (chỉ ngƣời và chỉ vật) có tác dụng liên kết quy chiếu nội hƣớng trong VB.

Ngữ liệu 24: “Sau khi cơ sở hạ tầng được xây dựng, người Pháp đã nhanh

chóng đổ xơ đến Đà Lạt kinh doanh “(1). Họ đã biết tận dụng các điều kiện tốt về khí hậu và đất đai để xây dựng các trang trại trồng rau, cây ăn quả (mỗi năm Đà Lạt xuất hơn 1.200 tấn rau cho các địa phương khác), đồn điền trồng chè, trồng cà phê, trại chăn ni (2).” [Tạp chí KHXH&NV, tập 26, số 3, 2010, tr.164-173].

âu thứ (2) nếu xuất hiện riêng một mình sẽ khơng hiểu nghĩa từ “họ” là chỉ ai, nên phải nhờ nghĩa của câu đứng trƣớc, câu (1) mới hiểu nghĩa để chỉ là “người

Pháp”. ể tránh lặp lại từ “người Pháp”, tác giả đã sử dụng từ “họ” là từ quy chiếu

chỉ ngôi thứ ba để thay thế. hính vì vậy, muốn hiểu nghĩa của từ “họ” phải nhờ vào nghĩa của các từ đứng trƣớc nó nên hai câu đã có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

Ngữ liệu 25: “Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới, tri thức được coi như

nguồn sáng (1). Nó khơng có trọng lượng và khơng sờ mó được (2). Nó có thể du

hành khắp thế giới rọi sáng cuộc sống của nhân dân ở khắp mọi nơi (3). Tri thức tồn tại trên vật mang nó (sách, tạp chí, đĩa mềm, dịng tín hiệu…) (4).” [Tạp chí KHXH&NV, tập 23, số 2, 2007, tr.136].

Trong đoạn văn trên, phép lặp đã xuất hiện để liên kết câu thứ hai với câu thứ ba và sử dụng từ “nó”, là từ chỉ ngơi thứ ba số ít để liên kết giữa câu thứ hai và thứ ba với câu thứ nhất. Từ “nó” nếu xuất hiện độc lập khỏi câu thứ nhất sẽ chƣa rõ nghĩa đề cập tới vật, việc, hiện tƣợng gì, phải quy chiếu về câu trƣớc mới rõ nghĩa cụ thể là “tri thức được coi như nguồn sáng”. Trong trƣờng hợp này, đây là hiện tƣợng hồi chiếu và từ “nó” đã có tác dụng quy chiếu đến cả cụm chủ vị “tri thức

được coi như nguồn sáng”. ó thể nhận thấy, ngồi việc tạo sự liên kết giữa các câu

trong đoạn, phép quy chiếu chỉ ngôi này đã đem lại sự ngắn gọn, chính xác nghĩa và logic cho VB. Bởi nếu khơng sử dụng phép quy chiếu này, câu sẽ đƣợc diễn đạt là:

“Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới, tri thức được coi như nguồn sáng.

Tri thức khơng có trọng lượng và khơng sờ mó được. Tri thức có thể du hành khắp

thế giới rọi sáng cuộc sống của nhân dân ở khắp mọi nơi. Tri thức tồn tại trên vật mang nó (sách, tạp chí, đĩa mềm, dịng tín hiệu…).

Nội dung nghĩa của từng câu và cả đoạn không thay đổi, nhƣng từ “tri thức” đƣợc lặp nhiều trong đoạn sẽ gây cảm giác đơn điệu và nhàm chán cho cả ngƣời tạo lập VB và ngƣời đọc. hính vì thế, phép quy chiếu chỉ ngơi đƣợc sử dụng nhƣ trong bài báo đã đem lại hiệu quả liên kết và ngắn gọn, chặt chẽ cho VB.

Nhƣ vậy, từ ngữ liệu 23, 24, 25 đã đề cập ở trên có thể nhận thấy, phép quy chiếu chỉ ngôi xuất hiện đã có tác dụng tạo sự liên kết hiệu quả cho các câu trong VB.

Tóm lại, kết quả khảo sát các bài báo KHXH&NV cho thấy, phép quy chiếu chỉ ngơi xuất hiện ít trong thể loại VB này để tạo sự liên kết giữa các câu. Và trong Biểu đồ 2.4, tuy phép quy chiếu chỉ ngôi xuất hiện không phổ biến (19% trên tổng số phép quy chiếu đƣợc sử dụng) so với phép quy chiếu chỉ định (78%), nhƣng việc sử dụng các từ ngữ chỉ ngơi đã có vai trị nhất định về mặt ngữ nghĩa trong việc tạo sự liên kết, mạch lạc và tránh hiện tƣợng mắc lỗi lặp từ, cụm từ quá nhiều trong VB.

2.1.3.3. Quy chiếu so sánh

Quy chiếu so sánh là trƣờng hợp sử dụng so sánh để thực hiện sự quy chiếu. Yếu tố quy chiếu là yếu tố có tính khơng cụ thể, không xác định và yếu tố đƣợc quy chiếu là yếu tố có nghĩa (yêu cầu phải thuộc một câu khác). ác từ mang ý nghĩa so sánh đƣợc sử dụng nhƣ: hơn, bằng, khác, kém, cái tương tự … trong câu và đƣợc đặt trong mối quan hệ để tạo ý nghĩa giữa hai câu. Ý nghĩa so sánh này có thể có quan hệ đồng nhất, tƣơng tự hoặc đối với nhau. Phép liên kết này tuy không xuất hiện nhiều trong các bài báo KHXH&NV nhƣng đã có giá trị để tạo sự kết nối giữa hai câu, hai đoạn văn.

Ngữ liệu 26: “Về thể tài văn trường thi, theo quy định năm Gia Long thứ sáu

(1807) thì thi bốn trường như nội dung khoa cử thời Lê: Trường thứ nhất dùng kinh nghĩa, năm bài kinh, một bài truyện. Trường thứ hai dùng văn tứ lục chiếu, chế, biểu mỗi thứ một bài. Trường thứ ba thi thơ phú, một bài thơ Đương luật tám vần, một bài phú. Trường thứ tư thi một bài văn sách.

Nội dung thi Hội cũng tương tự như vậy.” [Tạp chí KHXH&NV, tập 29, số

2, 2013, tr.36].

Tổ hợp “tương tự như vậy”, mang yếu tố chƣa rõ nghĩa cần phải so sánh với các nội dung thi của bốn trƣờng thi trong câu đứng trƣớc đó mới hiểu nghĩa trong nội dung câu mở đầu của đoạn thứ hai này. Biện pháp quy chiếu so sánh giống nhau đã đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp này để liên kết hai câu, hai đoạn văn với nhau. Và đây là hiện tƣợng liên kết hồi chiếu trong VB.

Nhƣ vậy, kết quả thống kê đã chỉ ra, phép quy chiếu so sánh trong các bài báo KHXH&NV đƣợc sử dụng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (2%) so với quy chiếu chỉ định

và quy chiếu chỉ ngôi. Tuy không phải là ƣu thế khi sử dụng để liên kết các câu, các đoạn nhƣng PLK so sánh đã đem lại giá trị nhất định trong ngữ cảnh của các bài báo đó góp phần tạo thêm sự liên kết chặt chẽ và tƣờng minh nghĩa cho đoạn văn, VB.

Nhìn chung, ba kiểu loại của phép quy chiếu đƣợc sử dụng trong các bài báo KHXH&NV đã xuất hiện góp phần tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các đoạn văn, đồng thời có tác dụng duy trì đề tài - chủ đề của các bài báo và tránh đƣợc hiện tƣợng sử dụng phép lặp quá nhiều lần. Và cùng với phép lặp, phép nối, phép quy chiếu chỉ định đã xuất hiện phổ biến, đặc thù – vừa tạo sự liên kết trong VB vừa đóng vai trị là phƣơng tiện chỉ báo sự mạch lạc trong các bài báo KHXH&NV.

Ngoài ba PLK xuất hiện phổ biến trong các bài báo KHXH&NV (đã đƣợc đề cập ở trên), phép thế và phép tỉnh lƣợc tuy xuất hiện rất ít trong ngữ liệu đƣợc thu thập nhƣng cũng có đặc điểm riêng nhƣ sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN) (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)