Diễn ngôn Jazz – những mật ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cái huyền ảo trong tiểu thuyết toni morrison luận án TS văn học 62 22 30 20 (Trang 146 - 198)

Chương 3 NHÂN VẬT HUYỀN ẢO

4.3. Người kể chuyện và diễn ngôn âm nhạc

4.3.2. Diễn ngôn Jazz – những mật ngữ

Người ta thường nói đến chất Jazz thâm trầm và náo động trên những trang viết của Toni Morrison. Chính bà cũng đặt tên cho cuốn tiểu thuyết của mình là Jazz. Jazz là một thể loại âm nhạc đặc biệt được sản sinh trên đất Mỹ trong sự hoà quyện âm nhạc Phi châu và phương Tây. Những người Mỹ da đen đã hình thành và phát triển dòng nhạc này trong những năm đầu thế kỷ XX. Với sức hấp dẫn đặc biệt, Jazz đã có mặt trên toàn thế giới và đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống người da màu, đặc biệt là người Mỹ da đen. Đặc trưng nhạc Jazz là sự ứng tác, ứng tấu đầy ngẫu nhiên, rất sống động và biến hóa. Ở loại âm nhạc này, bản nhạc được đảo phách (syncopation) liên tục và sự sáng tạo là tức thời, như sự lóe sáng của khoảnh khắc, của vô thức khuấy đảo (tính tùy hứng - improvisation). Chính vì thế, một giai điệu, một tiết tấu, một nét nhạc có thể bị lãng quên ngay sau khi người nhạc công trình tấu nó. Với những nhạc cụ rất “mộc” (accoustic), âm nhạc Jazz bao giờ cũng đầy đam mê, sâu sắc và đầy ngẫu hứng như gọi từ vô thức.

Với Mắt biếc, khai thác cấu trúc thời gian phi tuyến tính, đồng hiện và khúc xạ qua ý thức nhân vật như vậy, Toni Morrison đồng thời đã phá dỡ hoàn toàn kết cấu thời gian theo mùa do chính tác giả thiết lập trên bình diện hình thức. Thời gian đã bị xáo tung, bị “đập vỡ”, mang lại cảm hứng “phi thời gian” rất rõ. Các sự kiện trong dòng hồi tưởng của người kể chuyện xưng “tôi” hay trong lời kể của người kể chuyện toàn tri, hoặc dòng ý thức của các nhân vật … cứ đan lồng vào nhau, bốn mùa thời gian chỉ còn là bốn mùa của các cảm giác khác biệt, gây ấn tượng mạnh trong tiếp nhận của người đọc. Sự thay đổi những giọng kể trong từng phiến đoạn của mùa, của thời gian cũng tạo nên tính chất đa thanh hiện đại cho tác phẩm. Tác phẩm như một bản hòa tấu nhiều cung bậc, với âm nhạc của Jazz, Blues… thâm trầm mà náo động hồn người. Cuộc biểu diễn Jazz ứng tấu (jam session) ẩn mình dưới lối trần thuật mảnh vỡ. Nhiều giọng kể, ngôi kể khác nhau đan cài giống như phần trình diễn của mỗi nhạc sĩ trong dàn nhạc, và người kể chuyện toàn tri trong vai trò nhạc trưởng sẽ thúc đẩy những giai điệu tổng hoà cao độ. Sự diễn đơn (trong dòng độc thoại nội tâm, dòng ý thức của từng nhân vật) tạo nên những cung bậc khác nhau của cảm xúc, của bức tranh sự kiện phức tạp để rồi sau đó các giọng điệu sẽ hoà làm một trên nền hiện thực khốc liệt đến hoá hư huyễn, ma quái. Con người cũng bị xáo động không yên bởi những mặc cảm, khát khao và nuối tiếc, ân hận dày vò.

Người kể chuyện trong các tác phẩm của Morrison khai thác diễn ngôn kiểu Jazz thể hiện trong cấu trúc trần thuật ngẫu hứng, đảo thuật, ngân vang rồi đứt đoạn, vụt hiện rồi xóa nhòa. Trong các tác phẩm của mình, nhà văn Toni Morrison luân phiên điểm nhìn trần thuật từ ý thức của nhân vật này đến nhân vật khác trong khi vẫn duy trì cái nhìn toàn tri. Việc luân phiên được cẩn thận sắp đặt, hoà âm để khi phối cảnh thay đổi, ý thức mới mà chúng ta nắm được là việc lấy lại dòng, mạch truyện, giai điệu được thiết lập bởi một âm chủ từ trước. Quy trình của việc chuyển đổi có hình thức của âm nhạc, chủ đề và biến tấu của hành động, sự dịch chuyển mạch truyện tựa như cách phối khí của một bản nhạc. Chẳng hạn, ta có thể cảm nhận điều này khi đọc chương 2 - phần Một của tác phẩm Người yêu dấu. Hai nhân vật Sethe và Paul D nằm bên nhau, trong ký ức từng người tuôn chảy những hình ảnh khác nhau về quá khứ: bức tranh đời sống Sweet Home khi họ còn thơ trẻ, chuyện của chàng trai Sixo và mối tình của anh ta, tình yêu của Sethe và Halle giữa ruộng ngô rập rờn... Mỗi đoạn hình ảnh hiện lên trong trí nhớ, hồi tưởng của hai

người được sắp đặt chuyển đổi liên tục, quá khứ rồi hiện tại như những giai điệu chậm rãi thâm trầm của khúc nhạc dạo. Nhà văn thiết lập trong chương này một sự tác động tinh thần trong vô thức giữa hai nhân vật. Có sự trao đổi vật lý - sự cựa quậy, đụng chạm thân thể của hai người - nhưng cả hai đều cố gắng che giấu cảm xúc của họ. Âm hưởng từ dòng ý thức của Sethe và Paul D gảy lên những điệu buồn khác nhau: Paul D buồn thảm và có thiên hướng dục tính, còn Sethe dịu dàng và mơ mộng hơn với ký ức trẻ trung đầy tình yêu với người chồng cũ. Mỗi phiến đoạn tâm tưởng của họ có sự gặp gỡ các motif - đôi mắt, gương mặt, hạt ngô - như những nhạc cụ từ đó cất lên bao khúc tâm tư.

Nhiều phần của cuốn tiểu thuyết là sự sáng tạo về hình thức, gây bối rối cho nhà phê bình và mở ra nhiều liên tưởng cho người đọc. Chẳng hạn ta có thể đọc lại chương 2, 3, 4 và 5 của phần Hai trong Người yêu dấu. Về cuối của những đoạn này, sự sắp xếp ngôn từ trên trang giấy giống như bài thơ, và có nhà phê bình đề nghị rằng chúng ta nên đọc những đoạn cuối này như thơ, từng dòng một. Không có gì đáng ngạc nhiên, những nét tương đồng với thơ thật rõ ràng, điều đó gợi cho người đọc nhận thấy rằng những phần này về mặt cấu trúc giống với kết cấu của âm nhạc, đặc biệt là nhạc Jazz.

Tầng bậc cấu trúc tác phẩm không phải thuộc không gian mà là âm nhạc: Từ nhan đề Người yêu dấu, lời đề tặng “sáu mươi triệu và hơn thế nữa”, đề từ mang thông điệp tôn giáo (Kinh thánh): “Tôi sẽ gọi họ, những người không phải đồng bào của tôi, là đồng bào của tôi, và gọi nàng, người không được yêu dấu, là người yêu dấu”, đến những phần không đều nhau của cuốn sách và kết thúc là một từ hoàn toàn tách biệt, lặp lại nhan đề, lời đề từ, như là lời cầu nguyện thầm thì: “Yêu dấu” (Beloved)... Từ ngữ lặp đi lặp lại, các điệp ngữ và hình ảnh tái hiện lại nhiều lần cho nhịp điệu nhịp nhàng, đem lại một hiệu ứng trữ tình rất ngẫu hứng đậm chất Jazz độc đáo.

Ngày nay, chúng ta vẫn còn bắt gặp những nét nhạc cổ xưa của Phi châu lưu giữ ở Rock và Jazz phảng phất trong cuốn tiểu thuyết này. Ví dụ, chúng ta có thể thấy phương pháp “hô và đáp” được biến tấu khi ca sỹ chính hát một đoạn nhạc và sau đó cả nhóm đồng ca hát phụ hoạ lại (giống như những câu hỏi và trả lời). Bài thơ dài xuất hiện trong chương 5 của phần hai cũng mang một cách thức tương tự như vậy: ... Beloved/ Chị là chị của em/ Con là con của mẹ/ Mẹ là gương mặt con, mẹ là con/ Mẹ đã tìm lại được con, con đã trở về với mẹ / Con là Beloved

của mẹ/ Mẹ là của con/ Chị là của em/ Em là của chị... [176,255]

Những giọng đối thoại đan lồng với nhau trong bài thơ. Giọng của người mẹ - Sethe, hồn ma - Beloved và cô em Denver hoà chung trong một giai điệu tha thiết, điệp trùng. Hoặc như lối kể chuyện đan xen của hai người trần thuật bí ẩn trong tiểu thuyết Jazz, từ chương này sang chương kia là sự vắt dòng kiểu đối đáp (call and respond) và người đọc phải lần theo giọng kể để định đoán được một cách mơ hồ về chủ thể của phát ngôn.

Cuốn Jazz có nhan đề đơn giản, nhưng đầy tính ám gợi dẫn dụ đến toàn bộ cấu trúc trần thuật đa thanh phức tạp. Đặc biệt, trên nền kết cấu cơ bản theo lối kỹ thuật của nhạc Jazz – xoay đảo, đứt đoạn, ngẫu hứng, tiểu thuyết, người kể chuyện biến hóa lời kể, giọng kể như một cuộc trình diễn tại chỗ tất cả những điều được sáng tạo. Diễn ngôn đầy rẫy những câu văn mang phong cách “nói” (oral) hơn là viết: “Sth, I know that woman... Know her husband, too.” [171,3]. “A city like this one makes me dream tall and feel in on things. Hep.” [171,7]... Diễn ngôn tỏ ra sẵn sàng đối thoại call and respond (có đối tượng trao đổi: IYou), như một cuộc diễn tấu ngẫu hứng của người kể chuyện, xen giữa kể và bình luận “Maybe she thought she could solve the mystery of love that way. Good luck and let me know” [171,5], luôn tỏ ra biết tuốt “I know”, “I’m sure”... nhưng rồi lại vờ không chắc chắn “Maybe”; “Yes. No. Both. Either...” [171,178].

Mở đầu tác phẩm người đọc đã được cung cấp những sự kiện mang tính gây sốc, nhưng chiến lược trần thuật của người kể chuyện không hề vội vàng, cứ nhỏ giọt sự kiện, rồi chuyển sang bình tán về thành phố, màu sắc, thời tiết theo ý thích của mình, sau đó mới trở lại chủ đề chính. Điều này dễ khiến những bạn đọc nôn nóng đâm khó chịu, nhưng những ai nghe Jazz sẽ thấy quen thuộc, bởi kiểu lang thang đi lạc, vụt hiện, chậm rãi rồi lướt nhanh là đặc trưng của thể loại âm nhạc này. Điểm thứ hai là diễn ngôn người trần thuật có thể không đầy đủ cú pháp, dừng cắt đột ngột, lược bỏ chủ ngữ hoặc cả thành phần chính của câu (chẳng hạn mở đầu một chương xuất hiện ngay câu: “Or used to.” [171,27]). Dường như người kể chuyện quá say sưa trong thế giới của mình, mặc cho độc giả theo đuổi mệt nhoài âm điệu chính của tác phẩm, phần “beat” của diễn ngôn. Những sự kiện trong tác phẩm “ngược xuôi” giữa dòng thời gian hiện tại (tức năm 1926) và quá khứ gần – xa với nó, các nhân vật chính được đặt trong bối cảnh cư dân The City đông đúc và lắm mối quan hệ khó hiểu. Các nhà phê bình thường nói kiểu kể chuyện này của

Toni Morrison như cách sáng tạo trong nhạc Jazz: đề cao quá trình sáng tạo hơn là sự đón nhận thuận lợi từ phía người đọc. Đó là những “mật ngữ” đang chờ đợi người đọc khai mở từ những dấu hiệu âm thanh. Ý định của Toni Morrison không kỳ vọng vào việc người đọc có thể dõi theo hết con người, địa điểm và các mối quan hệ được tiết lộ trong truyện kể. Mà thực chất là nương theo diễn ngôn trần thuật kiểu ấn tượng của người kể chuyện, người đọc sẽ nắm bắt cảm xúc chung, chọn lựa một chủ đề, một giai điệu nào đấy, và tự lấp đầy mọi khoảng trống, tự

rework, remake lại câu chuyện, như lời cuốn sách đã nói: “Hãy nói là làm nên tôi đi, làm lại tôi đi. Bạn tự do để làm điều đó...” [171,229]. Điều này đồng thời dẫn tới đặc điểm thứ ba trong diễn ngôn kiểu Jazz của người kể chuyện, đó là việc các sự kiện rời rạc được gợi nhắc trở lại nhiều lần (diễn ngôn xoay vòng) nhưng luôn theo những cách khác nhau. Mỗi lần retelling (kể lại) là một lần sửa đổi, điều chỉnh, giải thích lại theo một hướng khác, một giọng khác, nhìn nhận dưới góc độ khác (mỗi người kể chuyện là một giọng, một điểm nhìn khác nhau), tạo nên các lớp nghĩa khác nhau. Cũng như nhạc Jazz cùng chơi trên một giai điệu chủ đề (a melodic or harmonic theme), nhưng hòa âm lại nhiều lần, tạo nên nhiều biến thể, biến tấu đa dạng liên tục. Nhạc Jazz vì thế là thể loại sáng tạo “tại chỗ”, ngẫu hứng đầy cảm xúc. Mỗi lần nghe giai điệu, hoặc trong trường hợp của cuốn tiểu thuyết, đọc các câu chuyện, mỗi biến thể mang lại một rung động mới, một cách đánh giá, cảm nhận mới, sâu sắc, đa chiều, đầy sự phản biện đối với hiện tượng cứ ngỡ là duy nhất. Cái kết của tác phẩm cũng mâu thuẫn, mơ hồ, đột ngột giống như bản nhạc Jazz vậy. Sau phút cao trào, rồi nhòe mờ phai dấu, người đọc chợt nhận ra những câu cuối trong tác phẩm như một khúc ca đầy vần điệu, trữ tình, lặp lại và giàu ám gợi: “Say make me, remake me. You are free to do it and I am free to let you because look, look. Look where your hands are. Now” [171,229]. Diễn ngôn kiểu Jazz chính vì thế đã mang lại nhiều cảm xúc hư thực cho người tiếp nhận, khiến người đọc chơi vơi đi lạc trong những mê lộ diễn ngôn đầy biến ảo.

Chất Jazz đầy ngẫu hứng đã tái hiện một cách sâu sắc và đầy ấn tượng một hiện thực lịch sử, một tình yêu và những nỗi đau dai dẳng trong tâm hồn người nô lệ nói riêng và người da đen nói chung qua các thế hệ. Đọc cuốn sách Người yêu dấu, ta liên tưởng đến một bản Soul Jazz với những khúc đoạn được đẩy lên mức kích động, đầy tung hứng (chord progression). Còn tác phẩm Jazz thì như là một điệu

Cool mượt mà du dương xen với Modern Jazz khắc khoải âm u, giàu sáng tạo(17).

Mắt biếc hay Bài ca Solomon phải được thưởng thức cùng hiệu ứng “rè” (distorsion) từ cây ghitar mộc.

Âm nhạc đi vào văn chương Toni Morrison biến thành một kiểu diễn ngôn đậm chất tôn giáo, vì Jazz bản chất cũng đi từ những bản thánh ca nghi lễ, bài ca lao động và sinh hoạt tín ngưỡng của người da đen. Chính vì thế, trong âm hưởng trữ tình của văn phong giàu nữ tính, người đọc lại tìm thấy một chiều sâu tâm linh, ma thuật dân gian, một mật ngữ văn hóa kết tinh trong những câu chuyện hiện thực sắc sảo. Tiếng nói u huyền ấy khởi sinh từ cô độc đau khổ, đã cất giữ và tiếp tục truyền tụng ngôn ngữ bí mật của cộng đồng.

* Chương 4 nhằm phát hiện một nét thể nghiệm độc đáo của ngòi bút Toni Morrison trên phương diện diễn ngôn huyền ảo của người kể chuyện. Có thể nói, diễn ngôn của người kể chuyện đã dẫn dắt người đọc đến với những sự kiện dị thường, những điều khuất lấp, bí ẩn trong đời sống, đến bờ kia của thực tại. Diễn ngôn ấy gắn với điểm nhìn soi chiếu trong chiều sâu tâm thức đứt nối khiến bạn đọc như được chìm vào khoảng sáng tối khác nhau, trong những lằn ranh của thực - ảo. Đối với nhà văn Toni Morrison, người kể chuyện bằng chính nội tâm hỗn độn của mình đã tạo nên nhiều hình ảnh nhập nhằng và sự bất lực trong lý giải, trong nhận thức. Đặc biệt, những hồi quang huyền thoại được tiếp tục chiêu lọc qua đôi mắt người kể chuyện và ký thác thành các diễn ngôn huyền thoại như một cách thức kết nối quá khứ với thực tại, các giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống lịch sử đương đại của người gốc Phi giữa thế giới đa trị đầy mảnh vỡ. Lối diễn ngôn lặp, xoay vòng cùng với tính nhạc Jazz độc đáo, ngẫu hứng và sự lồng ghép nhiều bài thơ, bản nhạc dân gian khiến tác phẩm Toni Morrison giàu xúc cảm, chứa đựng nhiều thông điệp tâm linh và thẩm mỹ sâu sắc.

KẾT LUẬN

Nếu đọc những tiểu thuyết hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh, chúng ta nhận ra hơi thở của vùng đất hoang sơ đầy bí ẩn, dữ dội mà thơ mộng, vừa ngây thơ vừa đáng sợ, nơi lịch sử vẫn đang mở ra những trang mà nhân loại đã qua từ lâu, thì đọc tiểu thuyết Toni Morrison, độc giả hình dung được một bức tranh hiện thực lịch sử nhiều ghềnh thác và thế giới tâm hồn sâu thẳm những vết thương của người Mỹ da đen trên mảnh đất đa sắc tộc, đa văn hoá. Nhưng nếu các nhà văn Mỹ Latinh thường sáng tạo một lối viết mạnh mẽ, thẳng thừng, gai góc, đầy tính baroque với những đề tài nóng bỏng chính trị thì nhà văn Hoa Kỳ, Toni Morrison, lại phát huy truyền thống dân tộc, văn hóa da đen, lịch sử đấu tranh của người nô lệ da đen ở châu Mỹ để cất lên một “khúc ca da đen” sâu thẳm tình yêu, nỗi buồn, sự nhẫn nại, hy sinh, niềm khát khao được giao cảm, nối liền con người với con người, ý chí mạnh mẽ để khẳng định bản sắc của dân tộc mình, cá tính của bản thân mình. Như

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cái huyền ảo trong tiểu thuyết toni morrison luận án TS văn học 62 22 30 20 (Trang 146 - 198)