1.2. HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG KHU VỰC PHI KẾT CẤU
1.2.2.2. Phải mở rộng phạm vi lựa chọn các dịch vụ an sinh xã hội như mô hình
hình của Nhật bản
Cần khẩn trương mở rộng loại hình bảo hiểm hưu trí tự nguyện theo mô hình của Nhật bản, đáp ứng nhu cầu, đảm bảo cuộc sống cho mọi người dân khi không còn khả năng lao động.
Mục tiêu hướng tới của mô hình này là có một hệ thống quỹ hưu trí cơ bản, có thể đáp ứng được nhu cầu thu nhập tối thiểu khi về già hoặc mất khả năng lao động. Bên cạnh đó loại hình bảo hiểm hưu trí tự nguyện phải đa dạng hoá mức đóng, tương ứng là những mức thụ hưởng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu cho những đối tượng có thu nhập cao mong muốn được đảm bảo cuộc sống ở mức hơn trong tương lai.
1.2.2.3. Thành lập quỹ phòng xa theo mô hình của Singapo
Chính phủ cần áp dụng mô hình quỹ phòng xa của Singapo để xây dựng một mô hình mới trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho lao động khu vực phi kết cấu nói riêng và cho mọi người lao động nói chung. Với hệ thống các tài khoản cá nhân, mô hình này tỏ ra phù hợp với đặc điểm của lao động khu vực phi kết cấu đó là mức thu nhập không ổn định và không đồng đều, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiết kiệm để đề phòng những biến động trong cuộc sống của người lao động. Đối với Chính phủ, mô hình này có độ an toàn tài chính cao đồng thời sẽ tạo ra một
quỹ tiền tệ tập trung lớn để đầu tư phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội. Với lãi suất mà các tài khoản được hưởng từ sự đầu tư của Chính phủ sẽ làm gia tăng tài sản cá nhân, để giải quyết tốt hơn các vấn đề an sinh xã hội.
Để mô hình này trở nên thực tế, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ nhiều mặt đối với những cá nhân tham gia vào quỹ phòng xa này.
1.2.2.4. Đẩy mạnh thực hiện chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân
Lao động khu vực phi kết cấu là một trong những đối tượng chính của chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện do Bảo hiểm xã hội Việt nam tổ chức. Để chương trình này thu được kết quả cao cần hỗ trợ của các cấp uỷ Đảng chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong cả nước. Nhà nước cần có những chế tài đi kèm với những ưu tiên hỗ trợ nhất định về phí đóng bảo hiểm y tế cho nhóm lao động phi kết cấu nói riêng và những người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện nói chung. Cần học tập mô hình bảo hiểm y tế toàn dân của Nhật Bản nhằm đảm bảo cho mọi người dân đều có được sự chăm sóc sức khoẻ tại các cơ sở khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế.
1.2.2.5. Cần tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài
Đối với mọi chương trình an sinh xã hội, Chính phủ cần kêu hỗ trợ từ bên ngoài như từ các tổ chức Quốc tế, các cá nhân trong và ngoài nước có lòng hảo tâm đóng góp về tài chính cũng như các giải pháp kỹ thuật nhằm tạo thêm nguồn lực cho việc đảm bảo an sinh xã hội cho nhóm đối tượng lao động phi kết cấu hoặc bất kỳ nhóm đối tượng nào thấy cần thiết. Chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện cho lao động phi kết cấu ở Cộng hoà Tanzania là một ví dụ cho chúng ta học tập.
Tóm lại: Thông qua việc phân tích và hệ thống hóa cơ sở lý luận như trên, chúng ta thấy rằng an sinh xã hội là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu lại càng quan trọng hơn.
Ở các nước đang phát triển, khu vực kinh tế phi kết cấu tồn tại một cách khách quan và có xu hướng ngày càng mở rộng trong nền kinh tế thị trường. Do đặc điểm vốn có và công tác quản lý Nhà nước đối với khu vực này còn nhiều hạn
chế đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như thất nghiệp, nghèo đói, bất bình đẳng, mức độ rủi ro cao trong cuộc sống.... Giải quyết những vấn đề an sinh xã hội ở khu vực phi kết cấu là nhằm khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, góp phần ổn định chính trị-xã hội, tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Chính vì vậy Chính Phủ phải thiết lập một hệ thống các chính sách bao gồm: Bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo trợ xã hội; chính sách tạo việc làm và thu nhập... nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho lao động khu vực phi kết cấu. Để hệ thống an sinh xã hội có đủ khả năng che chắn đối với lao động khu vực phi kết cấu, phù hợp với mục tiêu, đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế –xã hội của đất nước cần phải có những bước đi thích hợp.
Việc nghiên cứu thực tiễn hệ thống an sinh xã hội ở các quốc gia đi trước và ở những quốc gia có hoàn cảnh tương tự là hết sức cần thiết để rút ra bài học kinh nghiệm cho những nước đi sau như Việt Nam, nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống đảm bảo an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG KHU VỰC PHI KẾT CẤU Ở VIỆT NAM
THỜI GIAN QUA
2.1. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC KINH TẾ PHI KẾT CẤU Ở VIỆT NAM VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI