Đặc điểm lao động khu vực phi kết cấu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở việt nam (Trang 43 - 54)

2.1.2.1. Về phân bố

a. Ở nông thôn

Ở nông thôn, khu vực kinh tế phi kết cấu bao gồm tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực phi nông nghiệp của các hộ gia đình; doanh nghiệp nhỏ; cơ sở tổ hợp sản xuất (dưới 10 lao động) và các cá nhân làm nghề tự do. Khu vực này đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn, hạn chế bớt tình trạng di cư từ nông thôn ra đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn trong các năm qua.

Theo kết quả điều tra năm 1992 ở 25 tỉnh cho thấy khu vực kinh tế phi kết cấu ở nông thôn phía Bắc thu hút khoảng 10%-15% lực lượng lao động nông thôn. Khu vực nông thôn phía nam là 15%-20%. Theo số liệu của tổng cục thống kê về mức sống dân cư năm 1997 – 1998, ở khu vực nông thôn cả nước có từ 18%-20% số hộ thường xuyên tham gia hoạt động phi nông nghiệp, thu hút khoảng gần 1/3 số lao động nông thôn với khoảng 10 triệu lao động tham gia.

Các ngành nghề của khu vực kinh tế phi kết cấu ở nông thôn chủ yếu tập trung vào các ngành như chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí chế tạo, thương mại và dịch vụ. Những hoạt động này được phát triển dựa trên cơ sở nguồn nguyên vật liệu và sức lao động sẵn có tại địa phương, đã góp phần đáng kể tới việc tăng tiêu dùng hàng nông sản, làm tăng thu nhập cho nông dân và tạo ra động lực cho nông nghiệp phát triển trong những năm qua và hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng giữa khu vực kinh tế phi nông nghiệp và khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Lực lượng lao động khu vực phi kết cấu ở nông thôn không chỉ bao gồm những người làm công ăn lương trong các cơ sở sản xuất kinh doanh- dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn mà còn bao gồm những người lao động tự do, làm gia

công, sản xuất hàng hoá tại gia đình như: những người làm nghề tiện gỗ ở Thường Tín -Hà Tây, làm nón ở Thanh Oai, dệt và may khăn ở làng Mở –Thái Bình.... Những làng nghề truyền thống như Gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm- Hà Nội); Dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông –Hà Tây); Gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh)...tập trung rất đông lực lượng lao động phi nông nghiệp. Họ là những người dân ngay tại địa phương và cả những người địa phương khác đến học nghề, làm thuê hoặc làm các dịch vụ liên quan đến làng nghề như dịch vụ vận tải, ăn uống, tham quan, du lịch... ví dụ năm 2000, tại làng nghề Bát Tràng có 5.460 lượt người nước ngoài bao gồm nhiều quốc tịch khác nhau đến tham quan du lịch tìm hiểu sản phẩm ký kết hợp đồng kinh tế đã tạo việc làm cho 4.000 - 6.000 người từ các địa phương lân cận đến làm việc và cung ứng các dịch vụ cho khách hàng. Những hoạt động liên quan đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của làng nghề.

Bên cạnh đó, tuỳ theo đặc thù của từng vùng, từng địa phương nông thôn, thì cũng có những hoạt động phi nông nghiệp khác nhau chẳng hạn ở vùng biển thì người dân làm nghề đánh bắt thuỷ sản, hay nghề khai thác đá ở Ninh Bình, khai thác than ở Quảng ninh.

Nói tóm lại, lực lượng lao động phi kết cấu ở nông thôn có mặt ở hầu hết các vùng miền, địa phương trong cả nước. Tập trung đông nhất vẫn là các làng nghề truyền thống, những vùng nông thôn có tính chất nghề nghiệp đặc thù như khai thác tài nguyên, đánh bắt thuỷ hải sản, những người làm thuê cho các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nông thôn và kinh tế hộ gia đình. Những hoạt động của lực lượng lao động này đa phần cũng chưa tách rời khỏi sản xuất nông nghiệp, họ tham gia vào khu vực kinh tế phi kết cấu trong những lúc nông nhàn, rảnh rỗi. Tuy vậy, họ cũng góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, đồng thời hạn chế việc di dân tự do ra khu vực thành thị.

b. Ở thành thị

Trải qua những giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước, khu vực kinh tế phi kết cấu ở thành thị cũng có những thay đổi nhất định, nhưng nó chỉ thực sự bung ra và ngày càng mở rộng kể từ sau thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường.

Trước hết, thành thị là khu vực thu hút hầu hết lao động từ khu vực chính thức chuyển sang do có sự thay đổi cơ chế hoặc cải cách trong khu vực này như cải cách hành chính, cải cách doanh nghiệp Nhà nước, đổi mới công nghệ và cơ

cấu sản xuất...Thêm vào đó, thành thị là nơi tiếp nhận lực lượng lao động di chuyển từ nông thôn đến theo quy luật di dân tự do trong nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, khu vực kinh tế phi kết cấu thành thị còn là nơi tiếp nhận những lao động từ khu vực chính thức có thêm việc làm, tăng thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình họ.

Nghiên cứu về hình thức hoạt động và tổ chức lao động trong khu vực kinh tế phi kết cấu ở thành thị, Bộ lao động – Thương binh và xã hội đã phân chia hoạt động trong khu vực kinh tế phi kết cấu thành 3 loại hình chủ yếu sau:

- Loại thứ nhất: Hoạt động đơn lẻ một mình bao gồm các cá nhân làm nghề tự do như bán hàng vặt, cắt tóc, may, xích lô, xe ôm, cửu vạn....

- Loại thứ hai: Hoạt động mang tính tập thể tổ chức theo từng nhóm người, nhưng vốn đầu tư ít, phương tiện sơ sài. Loại này quy mô thường bó hẹp trong phạm vi nhỏ, hộ gia đình hoặc một số ít người góp vốn tổ chức cùng làm ăn với nhau.

- Loại thứ 3: Đó là các tổ hợp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ (dưới 10 lao động).

Cùng với sự phát triển thuận lợi của nền kinh tế và các chính sách của Nhà nước, khu vực kinh tế phi kết cấu ở thành thị ngày càng phát triển và mở rộng quy mô, đặc biệt trong việc thu hút lao động và nâng cao thu nhập cho người dân. Theo kết quả điều tra của Bộ lao động - thương binh và xã hội và tổng cục thống kê tiến hành năm 1995 cho thấy năm 1994 khu vực kinh tế phi kết cấu đô thị chiếm 64% trên tổng số lao động thành thị. Mặc dù trong những năm gần đây, tỷ lệ thất nghiệp đô thị có giảm dần nhưng vẫn còn rất cao. Trong 65 tỉnh thành thì có 11 tỉnh thành phố có tỷ lệ thất nghiệp trên 7,9%; 9 tỉnh có tỷ lệ 6,5%-7%; 14 tỉnh có tỷ lệ 6%-6,5%, chỉ có 31 tỉnh có tỷ lệ dưới 6%. Theo tính toán, đến hết năm 2005 sẽ có khoảng 430.000 lao động cắt giảm từ khu vực Nhà nước trong đó khoảng 80.000 người dôi ra trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp. Cùng với hàng triệu lao động di dân từ nông thôn, khu vực kinh tế phi kết cấu thành thị sẽ là cái túi chứa đựng hầu hết số lao động trên.

2.1.2.2. Số lượng

Do đặc điểm của lao động khu vực phi kết cấu là những đối tượng hoạt động không có đăng ký với chính quyền, hơn nữa họ hoạt động không cố định ở

một nơi mà thường thay đổi địa điểm và công việc cũng luôn thay đổi nên việc thống kê chính xác số lượng lao động thuộc khu vực phi kết cấu là rất khó khăn.

Đối với những thống kê theo phương pháp điều tra chọn mẫu, các nhà nghiên cứu đưa ra tiêu chí thống kê: Lao động khu vực phi kết cấu bao gồm tất cả những người mà trong thời gian điều tra, khảo sát có một việc làm ở trong khu vực phi kết cấu, bất kể đó là việc làm chính hay phụ và nghề của người đó là gì được gọi là lao động phi kết cấu.

Dựa vào tiêu chí đó, các nhà nghiên cứu chỉ thống kê một số lượng lao động nhất định tại một số địa phương nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên căn cứ vào những dữ liệu về dân số, lao động việc làm qua từng thời kỳ, chúng ta cũng có thể thống kê tương đối chính xác số lượng lao động ở khu vực phi kết cấu trong cả nước.

Theo điều tra của trung tâm nghiên cứu dân số và nguồn lao động tại 25 tỉnh vào năm 1995 đưa ra kết quả thu hút phân bố lao động trong khu vực phi kết cấu như sau:

- Khu vực thành thị phía Bắc: 30% - 40% - Khu vực thành thị phía Nam: 40% - 50%

- Vùng Ngoại ô: 45% - 55%

- Khu vực nông thôn phía Bắc: 10% - 15% - Khu vực nông thôn phía Nam: 15% - 25%

Bảng 2.1: Phân bố lao động xã hội và các khu vực của nền kinh tế

(Đơn vị: 1000 người)

Năm

Dân số Tổng số lao động xã hội

Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số KV nhà nước KV ngoài Nhà nước 1995 71.995 14.938 57.057 33.030 3.053 29.977 1996 73.156 15.419 57.737 33.760 3.137 30.623 1997 74.306 16.835 57.471 34.493 3.267 31.226 1998 75.456 17.464 57.992 35.232 3.383 31.849 1999 76.596 18.081 58.515 35.975 3.433 32.542 2000 77.635 18.805 58.830 36.701 3.501 33.200

Nguồn: Khu vực kinh tế phi chính thức-thực trạng và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý. Hà nội, 2004. tr.175

Theo số liệu thống kê, nước ta có khoảng 2 triệu hộ đăng ký kinh doanh theo Nghị Định 66. Mặc dù không đăng ký chính thức số lao động nhưng ước tính tổng số lao động trong các doanh nghiệp 66 này khoảng 17 triệu người. Nếu xếp những doanh nghiệp này vào khu vực chính thức thì tổng số lao động chính thức khoảng 20,5 triệu người. Như vậy, đến nay lao động làm việc trong khu vực phi kết cấu sẽ có khoảng từ 17 - 20 triệu người; trong đó ở khu vực thành thị khoảng 3 triệu người, nông thôn khoảng 15 triệu người. Tổng số lao động khu vực phi kết cấu chiếm gần 1/2 lực lượng lao động của xã hội và chiếm gần 2/3 tổng số lao động khu vực ngoài Nhà nước.

2.1.2.3. Về nhân khẩu học

Cho đến nay, để nhận biết đầy đủ về lao động khu vực phi kết cấu chưa có nhiều nghiên cứu quy mô lớn mà chỉ có ở một số nghiên cứu đơn lẻ và ở những khía cạnh khác nhau.

Từ kết quả điều tra năm 2002 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trên địa bàn một số tỉnh thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập , đời sống, trình độ học vấn...Dưới đây là những số liệu cụ thể:

a. Cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi

Qua điều tra của Bộ lao động –thương binh và xã hội cho thấy, trong số 2.500 phiếu điều tra có cơ cấu lao động theo nhóm tuổi như sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi

STT Nhóm tuổi Số ngƣời Tỷ lệ %

1 < 30 545 21,8%

2 30 – 40 1.183 47,3%

3 40 – 60 730 29,2%

Cộng 2.500 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, Hà Nội, năm 2002)

Nhìn vào biểu trên chúng ta có thể thấy lực lượng lao động khu vực phi kết cấu là còn khá trẻ, có độ tuổi dưới 40 là chiếm đa số (69%) trên tổng số lao động. Tuy nhiên cũng có khoảng gần 2% số lao động có độ tuổi trên 60. Điều đó cho thấy tính đa dạng của lực lượng lao động ở khu vực phi kết cấu.

b. Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn

Nhìn chung, trình độ học vấn của lao động ở khu vực phi kết cấu là không cao. Qua số liệu điều tra cho thấy, số người có trình độ phổ thông trung học chiếm 64,32%; trung học cơ sở là 22,91%; tiểu học là 11,01% và vẫn còn 1,76% số người chưa biết đọc biết viết.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn

STT Trình độ học vấn Tỷ lệ % Chia theo giới tính

Nam Nữ

1 Chưa biết đọc, biết viết 1,76% 0 1,76%

2 Tiểu học (Cấp I) 11,01% 45,61% 54,39%

3 TH cơ sở (Cấp II) 22,91% 47,86% 52,14%

4 TH phổ thông (Cấp III) 64,32% 52,83% 47,17%

Cộng 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, Hà Nội, năm 2002)

Dưới góc độ giới tính, ở đa số các bậc học nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam và có xu hướng càng ở bậc học cao thì tỷ lệ nữ lại giảm xuống thấp hơn ở nam giới (47,17% ở bậc phổ thông trung học so với 52,83%). Đặc biệt 100% số người không biết đọc biết viết lại rơi vào nữ giới ở các địa phương điều tra. Trình độ học vấn thấp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm kiếm việc làm, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhóm lao động này, từ đó ảnh hưởng đến đời sống của bản thân và gia đình họ.

Do trình độ học vấn không cao đã làm cho trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động khu vực phi kết cấu cũng thấp. Qua điều tra cho thấy có đến 51,18% số lao động chưa được đào tạo dưới bất kỳ hình thức nào. Số người có trình độ Cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm 7,08 %.

Nếu như trình độ học vấn không có sự cách biệt quá lớn giữa nam và nữ thì trình độ đào tạo lại có sự cách biệt khá rõ ràng. Điều này thể hiện ở từng nhóm trình độ. Nếu như ở nhóm công nhân kỹ thuật, lao động nữ chiếm 70,75% thì đến nhóm trung cấp kỹ thuật, tỷ lệ này còn 48,98% và ở nhóm Cao đẳng, đại học trở lên thì tỷ trọng nữ là 46,67%. Chi tiết cơ cấu lao động phân theo trình độ đào tạo như sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động phân theo trình độ đào tạo

STT Trình độ chuyên môn Tỷ lệ % Chia theo giới tính

Nam Nữ

1 Không qua đào tạo 51,18% 54,39% 45,61%

2 Công nhân kỹ thuật 25,00% 29,25% 70,75%

3 Sơ cấp 5,19% 77,27% 22,73%

4 Trung cấp kỹ thuật 11,55% 51,02% 48,98%

5 Cao đẳng trở lên 7,08% 53,33% 46,67%

(Nguồn: Kết quả điều tra của Bộ lao động –Thương binh và Xã hội, Hà Nội, 2002)

d. Cơ cấu lao động theo tình trạng hôn nhân

Nghiên cứu cơ cấu lao động theo tình trạng hôn nhân gia đình trong khu vực phi kết cấu có ý nghĩa xã hội rất lớn. Trong vấn đề an sinh xã hội, các số liệu về tình trạng hôn nhân sẽ giúp cho việc hoạch định chính sách an sinh xã hội phù hợp với khu vực phi kết cấu.

Qua điều tra cho thấy, đại đa số lao động phi kết cấu đều đã có vợ hoặc chồng (78,4%), chỉ có 15,77% là chưa từng kết hôn. Số goá vợ hoặc chồng chiếm 3,02%. Riêng đối với số lao động nữ, số người có chồng chiếm tỷ lệ thấp hơn

(63,16%) và số người chưa kết hôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với tình hình chung. Số phụ nữ goá bụa cũng chiếm tỷ lệ cao hơn so với mức chung (3,72%). Có một số phụ nữ trên 60 tuổi vẫn làm việc, những người này có một số do chồng chết, hiện đang sống cùng con cái. Đa số phụ nữ trong khu vực phi kết cấu lấy chồng ở độ tuổi 18 – 24. Số con trung bình của phụ nữ đã kết hôn là 2,2 và có 1/3 lao động nữ hiện đang nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi.

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động phân theo tình trạng hôn nhân

STT Tình trạng hôn nhân Tỷ lệ chung Nữ Số con

1 Chưa từng kết hôn 15,77% 30,96% -

2 Có vợ/chồng 78,40% 63,16% 2,4

3 Ly dị/ly thân 2,81% 2,17% 2,0

4 Goá 3,02% 3,72% 2,2

(Nguồn:Kết quả điều tra của Bộ lao động –Thương binh và Xã hội, Hà Nội, 2002)

e. Quy mô và cơ cấu gia đình ngƣời lao động

Quy mô gia đình người lao động khu vực phi kết cấu không có khác biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở việt nam (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)