Những kết quả đạt đƣợc và tác động kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở việt nam (Trang 88 - 97)

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc và tác động kinh tế xã hội

2.3.1.1. Những kết quả đạt được

- Mức độ an toàn trong cuộc sống của người lao động được đảm bảo hơn: Sự phát triển nhanh của các chính sách bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm y tế tự nguyện đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn đời sống người lao động khu vực phi kết cấu.

Về chính sách bảo hiểm xã hội, mặc dù Nhà nước chưa có chính sách để người lao động tiếp cận được đầy đủ với các chế độ bảo hiểm xã hội, nhưng sự nỗ lực trong những năm gần đây của một số địa phương, đặc biệt một số hợp tác xã và cơ sở sản xuất trong việc tự thành lập quỹ bảo hiểm xã hội để chăm lo đời sống người lao động khi không còn khả năng lao động hoặc không may gặp rủi ro trong cuộc sống là đáng ghi nhận. Việc tổ chức quỹ bảo hiểm xã hội này tuy mang tính tự phát nhưng bước đầu cũng đã đảm bảo an toàn cuộc sống của một bộ phận lao

động khu vực phi kết cấu, giúp họ yên tâm lao động sản xuất kinh doanh để nâng cao thu nhập và đời sống.

Chính sách bảo hiểm y tế tuy mới chính thức được áp dụng cho những lao động không thuộc khu vực chính thức, nhưng qua 2 năm triển khai đã có số lượng người tham gia tăng nhanh từ 30.000 người năm 2003 lên đến 300.000 người năm 2004. Trong số này, phần lớn là lao động khu vực phi kết cấu tham gia và đã được đảm bảo quyền lợi khi đi khám chữa bệnh. Đã có hàng vạn lao động khu vực phi kết cấu mỗi năm được chăm sóc sức khoẻ, giúp họ tái tạo sức lao động để tiếp tục tham gia sản xuất. Hàng trăm người nghèo khó đã có thể từ giã cõi đời này nếu không có thẻ bảo hiểm y tế bởi chi phí khám chữa bệnh cho những căn bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo lên đến vài chục thậm chí hàng trăm triệu đồng mỗi năm, nó vượt quá khả năng chi trả của hầu hết những gia đình người lao động khu vực phi kết cấu, và thực tế cũng đã chứng minh điều đó. Có thể nói chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện là cứu cánh cho những người lao động nghèo nếu không may gặp phải ốm đau bệnh tật. Bảo hiểm y tế đã giúp họ vượt qua cơn khốn khó, tự ổn định và hoà nhập trở lại với cuộc sống.

Trong những năm qua, nhờ những đổi mới về kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, việc ban hành những cơ chế chính sách khuyến khích các loại hình bảo hiểm thương mại phát triển như Nghị Định 100/CP năm 1993 về kinh doanh Bảo hiểm, đặc biệt là Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua tháng 12/2000 đã tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm trong nước như Bảo Việt, Bảo Minh...và các tập đoàn, công ty bảo hiểm lớn trên thế giới như như công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential của Anh quốc; AIA của Hoa Kỳ; Manulife của Canada ...đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Hoạt động bảo hiểm thương mại trong đó bảo hiểm nhân thọ là một trong những loại hình đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời tạo ra một thị trường Bảo hiểm đầy cạnh tranh có lợi cho người tiêu dùng Việt Nam. Với sự năng động và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực khai thác thị trường của các công ty bảo hiểm, số lượng người dân tham gia mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đã lên đến hơn 4 triệu người (năm 2004) với tổng số phí bảo hiểm hàng năm khoảng 5.000 tỷ đồng. Ngoài việc đảm bảo một khoản tiền tiết kiệm trong tương lai thì tính chất bảo hiểm rủi ro trong những trường hợp người tham gia bị tàn tật, tử vong là rất

cao. Chính điều này đã giúp cho bản thân và gia đình người tham gia vượt qua được những khó khăn tự ổn định được cuộc sống.

- Thu nhập của người lao động đã được nâng cao

Mức thu nhập của dân cư nói chung trong xã hội có xu hướng tăng lên. Theo số liệu của cuộc tổng điều tra thu nhập cuối năm 2002, thời kỳ 2000-2002 mức thu nhập trung bình theo giá hiện hành là 331.000 đồng/người/tháng, tăng 12,2 % so với năm 1999, bình quân tăng 6%/năm. Riêng khu vực phi kết cấu, thu nhập của người lao động đã tăng đáng kể. Theo số liệu điều tra năm 2002, thu nhập bình quân/người/tháng của nhóm 20% các hộ có thu nhập thấp nhất tăng 8,2% so với năm 1999. Tỷ lệ này đạt khá cao ở một số khu vực nghèo như: Bắc Trung bộ 20%; duyên hải miền Trung 24,5%; Tây nguyên 37%; đồng bằng Cửu long 14,2%.

Bảng 2.25. Thu nhập của ngƣời lao động qua từng thời kỳ

(Đơn vị: 1000 đồng)

STT Khu vực 1996 2002

1 Khu vực quốc doanh 579 997

2 Khu vực doanh nghiệp ngoài QD 484 882

3 Khu vực phi kết cấu 414 767

Nguồn: Một số vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB chính trị quốc gia, Hà nội, 2004.

Thu nhập của dân cư tăng lên theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Riêng lao động khu vực phi kết cấu: năm 2002 so với năm 1996, thu nhập đã tăng gần gấp 2 lần. Nhờ các chương trình, chính sách giải quyết việc làm của Nhà nước và của các tổ chức xã hội trong việc tạo dựng một thị trường lao động, tuy còn chưa đồng bộ và đầy đủ nhưng cũng đã phản ánh được cung cầu, giá cả của sức lao động. Tiền công lao động 1 ngày trước đây của lao động khu vực phi kết cấu chỉ khoảng 10.000/ngày, đến nay đã tăng lên 20.000/ngày. Theo kết quả khảo sát 2.040 lao động tự do di cư từ các vùng nông thôn đến Thủ đô tháng 9/1999 của Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cho thấy: Những người có việc làm bình quân mỗi ngày cũng kiếm được trên dưới 20.000/ngày. Với 30 ngày trong 1 tháng (họ không nghỉ thứ 7 và chủ nhật) bình quân mỗi người có thu nhập từ 600.000 – 700.000/ tháng. Có những công việc nặng nhọc như phu hồ xây dựng, vệ sinh

cống rãnh.... người lao động có ngày công thu nhập lên tới 30.000/ngày. Thu nhập tăng lên đã giúp cho người lao động bù đắp được những hao phí về sức lực và chi phí sinh hoạt trong cuộc sống.

- Mức sống cơ bản được cải thiện

Nhờ những chương trình và chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc việc xoá đói giảm nghèo mà mức sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, thể hiện ở tỷ lệ nghèo đói ngày càng giảm. Xét theo tiêu chuẩn của Tổng cục thống kê (GSO), đến năm 2002 Việt Nam còn 32% số hộ thuộc diện nghèo đói chung và 13,2% số hộ thuộc diện nghèo đói lương thực thực phẩm. Con số này vào năm 1999 là 37% và 15%. Tỷ lệ nghèo đói giảm đi ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Theo số liệu thống kê năm 2002 cho thấy tỷ lệ nghèo đói chung của khu vực nông thôn là 15,2% trong đó nông thôn miền núi là 24% và nông thôn đồng bằng là 12,5%. Con số này ở thời điểm năm 1999 là 31% và 19%. Nếu xét theo chuẩn nghèo đói của Bộ lao động – thương binh và xã hội (MOLISA), thì tỷ lệ nghèo đói ở khu vực thành thị đã giảm đáng kể từ 7,8% năm 2002 xuống còn 2% năm 2002, ở khu vực nông thôn là từ 19,7% xuống 15,2%.

Bên cạnh đó việc đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như lương thực, thực phẩm đã tăng đáng kể. Theo tiêu chuẩn của Tổng cục thống kê (GSO) xác đinh theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WB) thì mức dinh dưỡng tối thiểu bù đắp 1 ngày đêm là 2.100 kcal. Nếu không đảm bảo mức dinh dưỡng như vậy thì coi là thuộc mức sống nghèo đói. Trong những năm qua, tỷ lệ nghèo đói của nước ta đã giảm tương đối nhanh, điều đó cũng nói lên rằng nhu cầu về dinh dưỡng của đại bộ phận dân cư đã được đảm bảo hơn.

Bảng 2.26: Tỷ lệ hộ nghèo thành thị – nông thôn

(Đơn vị: %) Thời kỳ Chỉ tiêu Thời kỳ 1993 - 1999 Thời kỳ 2000 – 2002

A.Tỷ lệ nghèo đói chung (theo chuẩn của GSO)

2.Thành thị 9 6

3.Nông thôn 45 38

B.Tỷ lệ nghèo đói lƣơng thực, thực phẩm (theo chuẩn của GSO)

1.Cả nước 15 13,5

2.Thành thị 3,5 0

3.Nông thôn 18 13,5

C.Tỷ lệ nghèo đói (theo chuẩn của MOLISA*

)

1.Cả nước 17,5 14,3

2.Thành thị 7,8 2

3.Nông thôn 19,7 15,2

Nguồn: Một số vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004.

Cho đến nay rất nhiều hộ gia đình khu vực phi kết cấu, ngoài chi phí sinh hoạt hàng ngày đã có những khoản tiêu dùng đối với hàng hoá được coi là cao cấp như xe máy, tivi.... Điều đó cho thấy, đời sống của các hộ gia đình khu vực phi kết cấu ở đô thị đối với những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống đã được thoã mãn, tuy không ở mức cao.

- Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội được cải thiện đáng kể

Để đánh giá mức độ an sinh xã hội, bên cạnh những chỉ tiêu về vật chất thì trình độ văn hoá, khả năng tiếp cận thông tin, giáo dục, y tế ...cũng được coi là những chỉ tiêu quan trọng. Đa số người lao động thuộc khu vực phi kết cấu là những người có điều kiện kinh tế thuộc diện trung bình hoặc nghèo đói trong xã hội. Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với họ là tương đối hạn chế.

Tuy nhiên, trong những năm qua, nhờ những chính sách đầu tư của Nhà nước thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là chương trình 135 và 143 đầu tư về kết cấu hạ tầng cơ sở đã tạo điều kiện cho các địa phương khó khăn đều có đường giao thông thuận lợi, những trung tâm văn hoá thông tin như Nhà văn hóa thôn bản, các điểm bưu điện văn hoá xã, có xã còn có điểm truy cập Internet công cộng...Thông qua các buổi sinh hoạt văn hoá, thơ ca, múa hát dân gian tại nhà văn hoá thôn bản; việc cung cấp các ấn phẩm báo chí, tin tức qua hệ

thống điện thoại, Internet tại các điểm bưu điện văn hoá xã đã giúp người dân nghèo tiếp cận và hưởng thụ văn hoá, thông tin liên lạc thuận tiện và dễ dàng hơn. Các chương trình đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm, đã giúp trình độ học vấn và tay nghề người lao động đã được nâng lên một bước. Các chính sách ưu tiên về học phí và các khoản đóng góp đối với con em những gia đình có điều kiện hoàn cảnh khó khăn đã tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình người lao động khu vực phi kết cấu được học tập và đào tạo tốt hơn. Công tác chăm sóc y tế cơ bản cũng được đảm bảo nhờ các chương trình y tế dự phòng, kế hoạch hoá gia đình của Chính phủ.

Có thể theo dõi một số chỉ tiêu qua bảng sau:

Bảng 2.27: Tỷ lệ ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Chỉ tiêu Năm 1993 2000 2002 1.Kết cấu hạ tầng cơ bản ở nông thôn (%) (%) (%)

-Tỷ lệ xã có đường giao thông đến trung tâm 71 92.5 96,6

-Tỷ lệ xã có nước sạch 17 29 50

-Tỷ lệ xã có điện 48 70 81,9

2.Giáo dục cơ bản (%) (%) (%)

-Tỷ lệ xã có trường tiểu học 64 91,2 99,9

-Tỷ lệ trẻ em nghèo đi học đúng tuổi bậc tiểu học 72 82 87 -Tỷ lệ trẻ em nghèo đi học đúng tuổi bậc THCS 25 57 62

3.Y tế cơ bản (%) (%) (%)

-Tỷ lệ xã có trạm y tế 92,8 96,1 97,5

-Tỷ lệ người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế 0 20 32 -Tỷ lệ người nghèo được khám bệnh miễn phí 4 13 15

(Nguồn: Một số vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB chính trị quốc gia, Hà nội, 2004)

Qua bảng trên cho thấy việc tiếp cận về y tế, giáo dục, kết cấu hạ tầng có sự cải thiện rõ rệt nhất là sau năm 2000. Các vùng nông thôn miền núi và dân tộc thiểu số cũng có những kết quả khả quan. Về giáo dục, tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học là 80%, trong đó vùng Tây nguyên là 89%; vùng núi phía Bắc 83,5%. Về dịch vụ y tế. 75,7% số thôn bản có nhân viên y tế, 100% xã đều được đầu tư xây dựng trạm y tế.

Nói tóm lại, nhờ những chính sách của Chính Phủ, tình hình an sinh xã hội của lao động khu vực phi kết cấu đã được đảm bảo hơn một bước. Đại đa số người lao động đã có được thu nhập và mức sống khá hơn, việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cũng đã dễ dàng hơn. Tuy nhiên so với mặt bằng chung của xã hội thì cuộc sống của nhóm lao động này vẫn còn nhiều khó khăn và chưa ổn định. Tỷ lệ người nghèo và cận nghèo vẫn còn cao nên rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng và xã hội.

2.3.1.2. Những tác động kinh tế – xã hội

- Góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội

Lao động khu vực phi kết cấu ở nước ta hiện nay chiếm khoảng 1/2 lực lượng lao động xã hội, chính vì vậy vấn đề an sinh xã hội đối với họ là đặc biệt quan trọng.

Trong những năm qua, hệ thống an sinh xã hội với vai trò của mình đã góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao đời sống của đại bộ phận lao động khu vực phi kết cấu. Với màng lưới che chắn tương đối rộng khắp thông qua việc xã hội hoá các hoạt động trong việc giải quyết các vấn đề xã hội đã tạo được sự yên tâm cho người lao động giúp cho họ thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và một chế độ xã hội tốt đẹp.

Bên cạnh đó, tính cộng đồng và tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong lúc hoạn nạn rủi ro là đặc trưng trong các hoạt động an sinh xã hội ở nước ta, đã tạo nên sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội.

- Thu hẹp sự bất bình đằng giữa các thành phần kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế ở nước ta vẫn tồn tại những khoảng cách nhất định trong các chính sách ưu tiên giữa các doanh nghiệp Nhà nước và ngoài quốc doanh, đặc biệt là những cơ sơ sản xuất kinh doanh thuộc khu vực phi kết cấu hầu như không được nhận bất cứ khoản ưu đãi nào của Nhà nước trong việc tiếp cận với hệ thống Ngân hàng và Tài chính hiện hành để phát triển. Chính vì thế những người lao động làm việc trong khu vực phi kết cấu cũng chịu những những ảnh hưởng liên quan đến quyền lợi của mình.

Trong những năm qua, với những chính sách thiết thực của Chính phủ nhằm tác động đến vấn đề an sinh xã hội cho người lao động nói chung và lao động khu vực phi kết cấu nói riêng đã tạo ra được sự an tâm cho người lao động. Thông qua những trợ giúp của Chính phủ đã tạo điều kiện cho lao động khu vực phi kết cấu tiếp cận được với những dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, văn hoá, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ...nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao dần mức sống của người lao động. Sự che chở của cộng đồng đã góp giảm bớt sự bất bình đẳng giữa những người lao động thuộc mọi khu vực tầng lớp trong xã hội, hạn chế những tác động tiêu cực đang diễn ra ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường.

- Đóng góp cho tăng trƣởng kinh tế

Dưới góc độ quan niệm nào cũng cho thấy rằng, khu vực kinh tế phi kết cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở việt nam (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)