Cao vai trò của các địa phƣơng, tổ chức xã hội trong việc đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở việt nam (Trang 134 - 144)

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HỆ

3.3.6. cao vai trò của các địa phƣơng, tổ chức xã hội trong việc đảm bảo

giải quyết vấn đề an sinh xã hội

3.3.6.1 Nâng cao tính tự chủ cho các địa phương trong việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội

Chính quyền địa phương các cấp là đại diện của Nhà nước, gần gũi với đời sống người dân nhất. Họ là người hiểu rõ nhất đặc điểm tình hình kinh tế- xã hội của địa phương, những lợi thế và những khó khăn vướng mắc trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

Do đặc điểm của hệ thống an sinh xã hội của nước ta là bao gồm rất nhiều chính sách liên quan đến rất nhiều Bộ ngành khác nhau như: giải quyết việc làm, trợ cấp xã hội, ưu đãi xã hội thì do Bộ lao động- thương binh và xã hội quản lý; xoá đói giảm nghèo thì do nhiều Bộ ngành như Bộ kế hoach đầu tư, Bộ tài chính, Bộ thương mại...Cho vay vốn lại do ngành Ngân hàng quản lý, Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì do Bảo hiểm xã hội Việt nam quản lý, chăm sóc sức khoẻ thì do Bộ y tế.... Việc thực hiện các chính sách này lại hoàn toàn dập khuân theo chủ trương từ trên Trung ương xuống các địa phương, dẫn đến tình trạng chính quyền các tỉnh, thành phố thường hay thụ động hoặc ỉ nại vào hệ thống ngành dọc, thiếu chủ động, sáng tạo trong việc giải quyết những vấn đề an sinh xã hội của địa phương. Trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương đối với vấn đề an sinh xã hội còn rất hạn chế, chưa thực sự được quy định một cách rõ ràng dẫn đến tình trạng nhiều hộ gia đình sống trong tình cảnh khó khăn, không tiền bạc, không nhà ở, con cái thiếu giáo dục vẫn là vấn đề nhức nhối, nhất là đối với khu vực phi kết cấu, một khu vực nhạy cảm đối với các vấn đề xã hội.

Chúng ta đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền, của dân, do dân, vì dân. Chính quyền từ Trung ương đến địa phương đều do dân bầu ra. Vì thế chúng ta cần nhấn mạnh đến bản chất "Vì dân" bằng việc đảm bảo các dịch vụ an sinh xã hội thông qua những cuộc bầu cử trực tiếp đối với chính quyền địa phương.

Những người đại diện của dân sẽ phải nâng cao trách nhiệm để đảm bảo an toàn và nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương mình. Hơn nữa, với trách nhiệm của những nhà lãnh đạo địa phương sẽ phát huy được những sáng kiến tại chỗ, hoặc những mô hình do bản thân cộng đồng dân cư đề xuất, những mô hình này sẽ mang nhiều tính thực tế, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người dân.

Giao quyền tự chủ cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội sẽ là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong những năm tới đây, nhằm từng bước phát huy hết những nguồn lực và tính dân chủ của nhân dân trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Chính quyền Trung ương chỉ nên nắm giữ vai trò quản lý Nhà nước trong việc ban hành những chính sách, những quy định có tính bắt buộc về an sinh xã hội nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội quốc gia.

3.3.6.2. Phát huy vai trò của các tổ chức, hội đoàn thể trong việc triển khai các chương trình an sinh xã hội

Trong nhiều năm qua, vai trò của các tổ chức chính trị –xã hội, các hội đoàn thể đối với các chương trình an sinh xã hội là rất lớn. Với phương châm hoạt động là vì cộng đồng, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, các tổ chức như Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội chữ thập đỏ, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh....đã có những hoạt động rất thiết thực để giải quyết những vấn đề an sinh xã hội cho những người nghèo khổ hoặc gặp rủi ro, hoạn nạn trong cuộc sống. Điển hình nhất là chương trình "vì người nghèo" do uỷ ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt nam phát động đã huy động được 17 tỷ đồng góp phần để hỗ trợ xây mới 100.468 căn nhà và sửa chữa 55.561 căn nhà tình thương cho người nghèo và gia đình chính sách đồng thời chi hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất, khám chữa bệnh, giúp đỡ học sinh nghèo và cứu đói khi cần thiết. Hội liên hiệp phụ nữ, hội cựu chiến binh bảo lãnh cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất, giúp nhau xoá đói giảm nghèo. Để tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức hội đoàn thể này, cần đề ra một số biện pháp sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị xã hội như mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân,.. trong việc giúp đỡ, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của các hội viên và cộng đồng. Coi đó là nhiệm vụ chính trị của các tổ chức, hội đoàn thể này.

- Các tổ chức chính trị, các hội đoàn thể cần chủ động hơn nữa trong việc đề ra các chương trình hoạt động vì mục tiêu nâng cao và đảm bảo an toàn đời sống cho hội viên và người dân nghèo khó. Trao đổi giúp đỡ nhau sản xuất kinh doanh, xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập tiến lên làm giàu chính đáng. Đó là những hoạt động hết sức ý nghĩa trong giai đoạn tới đây, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

- Tích cực tuyên truyền, vận động mọi hội viên hưởng ứng các chương trình an sinh xã hội do các cấp các ngành tổ chức như chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện đối với hội viên hội đoàn thể. Xây dưng đội ngũ tuyên truyền viên, củng cố mạng lưới các tình nguyện viên chữ thập đỏ tại từng thôn, bản, khu phố, phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp để triển khai cho được chương trình bảo hiểm y tế toàn dân trong một tương lai gần.

- Thành lập thêm các quỹ cứu trợ đột xuất tại các địa phương và các hội đoàn thể, tăng cường hiệu quả hoạt động của các quỹ này trong việc cứu trợ khẩn cấp đối với những gia đình không may gặp phải khó khăn hoạn nạn.

3.3.6.3. Cần tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài

Giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cần phải huy động mọi nguồn lực. Bên cạnh việc phát huy nội lực chúng ta cần tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức Phi chính phủ ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế, những nhà doanh nghiệp hảo tâm đóng góp công sức tiền của, kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Trong những năm qua, chúng ta đã kêu gọi và có được sự hỗ trợ khá lớn của các tổ chức quốc tế. Thông qua liên hiệp các tổ chức quốc tế đã cho quỹ xoá đói giảm nghèo vay ưu đãi khoảng 5.000 tỷ đồng. Khoản tiền này đã được giải ngân và phát huy hiệu quả rất tốt. Bên cạnh đó chúng ta đã tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA), các khoản vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu á (ADB) để giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, trồng rừng, xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế đã góp phần cải thiện tình hình an sinh xã hội của Việt nam trong suốt 2 thập kỷ qua. Trong thời gian tới đây, chúng ta cần tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài trên một số mặt sau:

- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào những vùng, những địa phương còn nhiều khó khăn để giải quyết việc làm, hỗ trợ

- Kêu gọi các nhà tài trợ, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ tài trợ, cho vay, cung cấp tín dụng cho các chương trình dự án về an sinh xã hội cụ thể như chương trình 135, 143; giải quyết việc làm; xoá đói giảm nghèo. Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu về vốn luôn ở mức rất cao, trong khi nguồn lực trong nước có hạn, sự tiếp sức của các nguồn vốn ưu đãi từ bên ngoài là rất quan trọng, góp phần giải quyết được những vấn đề an sinh xã hội nảy sinh trong nền kinh tế thị trường.

- Đối với lao động khu vực phi kết cấu, chúng ta cần học tập cách làm của Tanzani trong việc kêu gọi ILO giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính cho chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện đối với lao động tự do tại các đô thị. Đó là những trợ giúp rất hữu ích giúp cho Chính phủ giải quyết những khó khăn trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho những lao động khu vực phi kết cấu.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực an sinh xã hội nhằm trao đổi kinh nghiệm và tiếp nhận sự hỗ trợ từ những quốc gia đi trước trong việc giải quyết những vấn đề an sinh xã hội cho lao động khu vực phi kết cấu. Chúng ta đã gia nhập hiệp hội an sinh xã hội Đông nam á (ASSA); tăng cường quan hệ hợp tác với tổ chức lao động quốc tế (ILO); Tổ chức an sinh xã hội quốc tế (ISSA)...tham gia các diễn đàn, hội thảo khoa học quốc tế về vấn đề an sinh xã hội. Đó là những kinh nghiệm rất tốt trong việc tìm ra các nguồn lực cho sự nghiệp an sinh xã hội quốc gia.

Tóm lại: Đứng trước xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì vấn đề hội nhập là tất yếu đối với Việt Nam. Chúng ta chờ đón những cơ hội đồng thời cũng phải sẵn sàng đối phó với những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời chủ động hội nhập với Quốc tế và đã thu được những thành tựu hết sức quan trọng. Nền kinh tế tăng trưởng cao trong nhiều năm liền, bộ mặt xã hội có nhiểu thay đổi. Tuy nhiên nghèo đói và an sinh xã hội vẫn là vấn đề bức xúc, nhất là đối với những người lao động thuộc khu vực phi kết cấu.

Để đảm bảo an sinh xã hội cho lao động khu vực phi kết cấu, quan điểm chính là: “ Phải nâng cao sự an toàn kinh tế, giảm rủi ro, để các gia đình có thể ứng phó tốt hơn với những rủi ro hay “chấn động” xẩy ra trong cuộc sống”.

Trong thời gian trước mắt, cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho lao động khu vực phi kết cấu tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ xã hội như giáo dục-đào tạo, văn hoá thông tin, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm và thu nhập. Về lâu dài, để đảm bảo an toàn cuộc sống cho người lao động khu vực phi kết cấu, Nhà nước cần có chính sách phát triển kinh tế ở khu vực phi kết cấu và tăng cường quản lý Nhà nước đối với khu vực này.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, khu vực kinh tế phi kết cấu tồn tại một cách khách quan và ngày càng mở rộng như là một hệ quả tất yếu. Những đóng góp của khu vực này vào quá trình tăng trưởng kinh tế và thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nước ta trong nhiều năm qua là rất lớn. Bên cạnh đó, những vấn đề xã hội nảy sinh như thất nghiệp, nghèo đói, bất bình đẳng, mức độ rủi ro cao trong cuộc sống đã và đang là những vấn đề bức xúc đòi hỏi các cấp các ngành cần quan tâm để giải quyết. Chính vì vậy “An sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở Việt nam" là một vấn đề cấp thiết hiện nay.

Trong những năm qua, hệ thống an sinh xã hội của nước ta đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho lao động khu vực phi kết cấu. Thông qua các chính sách xoá đói giảm nghèo; giải quyết việc làm; mở rộng phạm vi bao quát của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã góp phần đưa được một bộ phận người dân nghèo thuộc khu vực phi kết cấu vào phạm vi che chắn của hệ thống an sinh xã hội chính thức. Tuy nhiên, do đặc điểm vốn có về trình độ đào tạo, tay nghề, sức khoẻ, quan hệ hợp động lao động lỏng lẻo, kết hợp với công tác quản lý Nhà nước đối với khu vực phi kết cấu còn yếu kém, dẫn đến công ăn việc làm và thu nhập của người lao động không ổn định, việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội còn nhiều hạn chế, đã làm cho khả năng ứng phó với các “chấn động” của họ là rất thấp. Cho tới nay, chưa có một kênh chính thức cho lao động khu vực phi kết cấu tiếp cận với chính sách Bảo hiểm xã hội để dự phòng rủi ro tai nạn, tử vong hoặc khi về già không còn khả năng lao động; chính sách Bảo

hiểm y tế tự nguyện đã mở, nhưng hiện tại vẫn còn trên 80% lực lượng lao động khu vực phi kết cấu chưa tiếp cận được đã làm cho khả năng phục hồi sau rủi ro là rất thấp. Chính vì vậy, việc hoàn thiện và phát triển hệ thống an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu là cấp thiết hiện nay.

Để nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu, trong ngắn hạn, cần thực hiện ngay một số giải pháp sau:

-Tạo điều kiện cho lao động khu vực phi kết cấu tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ xã hội cơ bản như: Giáo dục- đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin, nhằm nâng cao khả năng cá nhân trong việc tự bảo vệ mình trước những biến đổi của xã hội.

-Mở rộng phạm vi lựa chọn các dịch vụ an sinh xã hội để người lao động khu vực phi kết cấu có thể phục hồi và ổn định cuộc sống sau khi gặp phải những rủi ro. Bao gồm: Mở rộng chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; ban hành chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện; đẩy mạnh chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện; thí điểm mô hình an sinh xã hội tích luỹ; khuyến khích phát triển loại hình bảo hiểm nhân thọ.

-Xã hội hoá trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội thông qua một số giải pháp như: Đề cao tính tự chủ cho các địa phương; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, hội đoàn thể trong việc triển khai các chương trình an sinh xã hội; tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài để tạo thêm nguồn lực cho việc đảm bảo an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu.

Trong dài hạn, cần triển khai một số giải pháp:

-Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về an sinh xã hội, bao gồm: Chính sách bảo hiểm xã hội; Ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp; hoàn thiện hệ thống chính sách bảo trợ xã hội.

-Tăng cường quản lý, phát triển khu vực kinh tế phi kết cấu để nâng cao đời sống người lao động . Bao gồm: Phát triển nông thôn để hạn chế di dân tự do; phát triển khu vực chính thức ở thành thị; khuyến khích, tạo điều kiện cho việc thành lập các hiệp hội; ban hành luật doanh nghiệp nhỏ đi đôi với những hỗ trợ, ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ phát triển.

Như vậy, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của lao động khu vực phi kết cấu là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Từ những kết quả nghiên cứu trên đây sẽ cung cấp những luận cứ khoa học cho các cơ quan chức năng trong việc ban hành những chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội

cho mọi người dân nói chung và cho lao động khu vực phi kết cấu nói riêng, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh./.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở việt nam (Trang 134 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)