Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.3. Những công trình đề cập đến ý nghĩa của đạo đức môi trường truyền thống
thống đối với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Thực ra, không một tác phẩm nào, một công trình nghiên cứu nào cho đến nay phân tích một cách kỹ càng, tường minh về vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của ĐĐMTTT trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Nhưng thông qua những tác phẩm nghiên cứu có chọn lọc dưới đây chúng tôi thấy có ít nhiều bóng dáng nội dung trên.
Phạm Thị Ngọc Trầm (2002) có nhiều công trình nghiên cứu về đạo đức sinh thái, tiêu biểu như: Bài báo Về cách tiếp cận triết học - xã hội đối với hiện trạng môi trƣờng sinh thái nhân văn ở Việt Nam: Các vấn đề, nguyên nhân và giải pháp
[141], tác giả đã phân tích cách tiếp cận môi trường sinh thái dưới góc độ triết học xã hội, đã nhóm những vấn đề sinh thái nhân văn theo 3 nhóm: những vấn đề sinh thái nhân văn trong sản xuất tiêu dùng, những vấn đề sinh thái nhân văn trong lĩnh vực quan hệ giữa con người với con người và những vấn đề sinh thái nhân văn trong lĩnh vực tinh thần. Tác giả đã phân tích thực trạng của những vấn đề nêu trên như: tình trạng cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường do sản xuất và tiêu dùng, ô nhiễm môi trường sống, về đói nghèo và bệnh tật trong ô nhiễm môi trường sinh thái và kéo theo đó là các hệ lụy về kinh tế, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội bền vững ở Việt Nam. Khi phân tích những vấn đề này, tác giả cũng đã đưa ra những nguyên nhân dẫn đến những vấn đề ô nhiễm sinh thái ở Việt Nam hiện nay cùng một số giải pháp về ô nhiễm môi trường sinh thái.
Trong bài, Đạo đức sinh thái trong hoạt động khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng vì sự phát triển bền vững [142], tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm (2005) đã nêu lên ba thành tố của đạo đức sinh thái cũng như đạo đức nói chung của con người gồm: ý thức đạo đức sinh thái, quan hệ đạo đức sinh thái, thực tiễn đạo đức sinh thái. Tác giả cũng đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng đạo đức sinh thái mới, vì theo tác giả những điều kiện kinh tế - xã hội mới thì con người cũng cần phải có chuẩn mực mới khi đối xử với môi trường tự nhiên, hình thành nên chuẩn mực đạo đức sinh thái mới khác với đạo đức
sinh thái truyền thống, vì đạo đức sinh thái truyền thống không còn phù hợp.
Bài nghiên cứu: Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nhân tố xã hội - nhân văn trong quản lý nhà nƣớc về tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng [143], tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm (2005) đề cập đến những yếu kém cần được khắc phục trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đưa ra những biện pháp khắc phục. Các biện pháp này phải được tiến hành theo phương thức quản lý đồng bộ, có hệ thống và nhất quán thông qua việc sử dụng các công cụ quản lý như: từ các công cụ kinh tế - kỹ thuật đến các công cụ xã hội - nhân văn.
Nhà nghiên cứu Phạm Thị Ngọc Trầm (2009), với: Xây dựng đạo đức sinh thái - một trách nhiệm của con ngƣời đối với tự nhiên [145]. Tác giả khẳng định trong quan hệ đạo đức sinh thái thì con người là chủ thể, còn tự nhiên luôn là khách thể có sự tác động qua lại lẫn nhau theo những chuẩn mực đạo đức nhất định, cho nên trong mối quan hệ với tự nhiên chỉ có con người luôn tự đặt ra các quy tắc, chuẩn mực giá trị để phục vụ cho lợi ích của mình, tự mình điều chỉnh hành vi ứng xử đối với tự nhiên. Để điều chỉnh hành vi đạo đức của mình đối với môi trường tự nhiên vì lợi ích của mình con người phải tự giác, tự ý thức, con người cần phải biết tự nuôi dưỡng, phát huy tình yêu vốn có của mình đối với tự nhiên. Những tình cảm này của con người đối với tự nhiên phải được biểu hiện qua các hành vi cụ thể của con người, biểu hiện thành trách nhiệm đối với tự nhiên, nhất là ở nước ta hiện nay đang trong nền KTTT thì những quy luật KTTT với những nguyên tắc và quy luật vốn có của KTTT ảnh hưởng lớn đối với môi trường nói chung và đạo đức sinh thái thực sự trở thành trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên.
Bùi Văn Dũng (2005), với bài báo Cơ sở triết học nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và bảo vệ môi trƣờng [36]. Tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với BVMT trên cơ sở triết học, thấy được mâu thuẫn khi kinh tế càng phát triển thì môi trường càng bị ô nhiễm nặng nề hơn. Tác giả đưa ra 3 cách giải quyết vấn đề, đó là: cần có một hệ thống quan điểm toàn diện khi nghiên
cứu về mối quan hệ này; cần phải dựa vào bản chất của xã hội và sự phát triển của khoa học, công nghệ; điều khiển được ý thức của con người với tư cách là chủ thể quá trình tác động vào tự nhiên. Tác giả đã nhìn thấy mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và BVMT, chỉ khi giải quyết mâu thuẫn này mới có thể tạo ra sự phát triển bền vững.
Tác giả Lương Đình Hải (2006), với công trình nghiên cứu về việc giải quyết hiệu quả mối quan hệ biện chứng giữa hiện đại hóa xã hội và môi trường sinh thái trong: Một số nguyên tắc phƣơng pháp luận căn bản của việc giải quyết mối quan hệ giữa hiện đại hóa xã hội và môi trƣờng sinh thái [57], đã chỉ ra những nguyên tắc cơ bản để khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường hiện nay. Tác giả cho rằng cần phải khai thác công nghệ tiên tiến sạch, xanh, thân thiện với môi trường, sử dụng các nhiên liệu tự nhiên như ánh sáng mặt trời, sức gió, sức nước và cố gắng giảm thiểu đến mức tối đa khí thái độc hại vào môi trường. Đây là nguồn tư liệu quý đối với NCS, từ các nguyên tắc mà tác giả đưa ra, giúp NCS rút ra ý nghĩa trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, các nguyên liệu tự nhiên thân thiện với môi trường trong quá trình vận dụng các giá trị ĐĐMTTT trong việc BVMT ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả Nguyễn Đình Hòa (2007), có nghiên cứu về ĐĐMT dưới góc độ mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, với bài viết Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng tiến hóa giữa con ngƣời và giới tự nhiên [59] đã khẳng định: môi trường tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người và xã hội loài người, nếu chúng ta chỉ tuyệt đối hóa một mặt nào đó, phát triển kinh tế hoặc BVMT thì đều sẽ đi đến cực đoan, cho nên phải bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và BVMT để đáp ứng sự phát triển bền vững. Như vậy, theo triết lý của những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác: mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là quan hệ không tách rời, gắn bó biện chứng, đồng thời quy định lẫn nhau, sự phát triển của con người là quá trình lịch sử, tự nhiên. Nghiên cứu này, là tư liệu quan trọng, giúp NCS đưa ra quan niệm mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là mối quan hệ biện chứng, gắn bó, khẳng định vai trò không thể tách rời của con người
với môi trường tự nhiên.
Tác giả Nguyễn Đình Hòa (2008) với bài viết Triết học Mác - Nền móng cho sự xác lập quan hệ hài hòa giữa con ngƣời và tự nhiên [60], đã phân tích quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, giải quyết mối quan hệ này trên phương diện triết học. Khẳng định dù điều kiện lịch sử hiện nay đã có những sự thay đổi nhưng khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa môi trường với tự nhiên trong điều kiện hiện nay, nhưng lý luận triết học Mác về vấn đề này đến bây giờ vẫn đúng. Nghiên cứu này, đã đem đến cho NCS nền tảng lý luận quan trọng, để NCS triển khai luận án trên nền tảng lý luận triết học Mác - Lênin.
Tác giả Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2007), với cuốn sách Quản lý môi trƣờng cho sự phát triển bền vững [58], đã phân tích các khái niệm chung về phát triển bền vững, các nhóm mục tiêu trong sự phát triển bền vững và vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Trong các mục tiêu của phát triển bền vững thì môi trường là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của đất nước. Tác giả cũng thấy được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường: “Nói cách khác, phát triển kinh tế xã hội tạo ra tiềm lực kinh tế để bảo vệ môi trường còn bảo vệ môi trường tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong tương lai” [58; tr. 186]. Chính vì vậy phải quản lý tốt môi trường mới có thể đảm bảo cho sự phát triển ở Việt Nam hiện nay.
Bài báo: Giáo dục đạo đức sinh thái vì sự phát triển bền vững cho con ngƣời và giới tự nhiên [38] của tác giả Phan Thị Hồng Duyên (2008). Tác giả nêu lên những vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay, đồng thời nhìn thấy rõ mối quan hệ biện chứng giữa con người và thế giới. Khẳng định, con người muốn sinh tồn và phát triển thì phải gắn bó với tự nhiên. Tác giả cho rằng cần phải giáo dục cho con người đạo đức sinh thái vì nó có một vai trò quan trọng. Giáo dục đạo đức sinh thái làm cho mỗi người và cộng đồng hiểu được bản chất của môi trường từ đó có tri thức, thái độ và kỹ năng thực tế để có thể tham gia hiệu quả vào quá trình giải quyết các vấn đề của môi trường, quản lý chất lượng môi trường. Việc giáo dục đạo đức sinh thái tiến hành dựa trên ba yếu tố đó là: giáo dục ý thức đạo đức sinh thái, quan hệ đạo đức sinh thái, hành vi đạo đức sinh thái để hướng tới mục tiêu tạo ra sự hài
hòa giữa con người, xã hội và tự nhiên vì sự phát triển bền vững.
Trong cuốn Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái [34] tác giả Vũ Trọng Dung (2009) đã nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay và đưa ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là do các yếu tố nhân như văn hóa, lối sống, phong tục tập quán, thói quen của người Việt Nam. Tác giả đã hệ thống để hiểu rõ về đạo đức sinh thái và tầm quan trọng phải giáo dục đạo đức sinh thái. Công trình nghiên cứu này tạo tiền đề cho NCS rút ra được ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức môi trường truyền thống đối với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam đạt kết quả tốt và bền vững.
Cuốn sách Môi trƣờng và ô nhiễm [76] của tác giả Lê Văn Khoa (1995); cuốn
Sinh thái và môi trƣờng [148] của Nguyễn Văn Tuyên (1997); tác giả Phạm Văn Boong (2001) với luận án Xây dựng ý thức sinh thái - yếu tố bảo đảm cho sự phát triển lâu bền [5]; tác giả Trần Thị Hồng Loan (2012) với luận án Vấn đề văn hóa sinh thái trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay [90], đã nghiên cứu những vấn đề về môi trường sinh thái và tầm quan trọng của môi trường sinh thái đối với con người. Hiểu rõ tầm quan trọng đó, giúp con người có cách ứng xử phù hợp với tự nhiên, nói cách khác chính là cách ứng xử có đạo đức với môi trường. Các tác giả cũng chỉ ra, trong lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển của dân tộc ta, trong văn hóa của các dân tộc đã hình thành ý thức, hành vi đối với việc BVMT tự nhiên, thấy được tầm quan trọng của môi trường tự nhiên trong đời sống của mình.
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về đạo đức sinh thái dưới các góc độ khác nhau, trên các phương diện khác nhau: như về cách tiếp cận triết học - xã hội, tiếp cận môi trường sinh thái dưới góc độ nhân văn, trong việc xây dựng KTTT, trong việc tiếp cận dưới góc độ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường v.v.
Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2009), trong Trách nhiệm môi trƣờng - một phƣơng diện của trách nhiệm xã hội [69]đã phân tích cần phải có trách nhiệm trong việc BVMT, có trách nhiệm với môi trường như chúng ta có trách nhiệm giữa con
người với con người vậy. Trách nhiệm này không chỉ bó hẹp trong một cộng đồng người, với cụm dân cư mà với cả xã hội loài người. Tác giả đã mạnh dạn đưa ra cần phải có trách nhiệm môi trường, hiểu nó như một phương diện của trách nhiệm xã hội đây là một giải pháp cho vấn đề BVMT cấp bách hiện nay.
Luận án của Phan Thị Hồng Duyên (2012), với đề tài Vấn đề giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên Việt Nam hiện nay [39], đã đề cập đến những nhân tố tác động đến việc giáo dục đạo đức sinh thái, đánh giá thực trạng, những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
Tác giả Dương Văn Sáu (2013), Tìm hiểu việc bảo vệ môi trƣờng qua hƣơng ƣớc làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lƣu - Nghệ An) [119]. Từ việc phân tích vai trò quan trọng của môi trường và việc BVMT đồng thời tác giả đi sâu phân tích hương ước của làng Quỳnh Đôi - Nghệ An về vấn đề BVMT. Hương ước của làng Quỳnh Đôi được bổ sung, hoàn thiện liên tục từ năm 1636 đến năm 1855 và trong hương ước đã đề cập đến vấn đề BVMT từ sớm, đó là việc bảo vệ đất đai, đồng ruộng và hoa màu của người dân trồng ở trên đó. Trong hương ước đã đưa ra các biện pháp mang lợi ích lớn và thiết thực về kinh tế khi đề cập đến việc tránh để hoang hóa ruộng đất, lãng phí tài nguyên đất bằng cách phủ xanh đất trống, trồng hoa màu và các cây lương thực. Biện pháp này tích hợp kinh tế với BVMT. Trong hương ước còn đề cập đến việc giữ gìn, bảo vệ các nguồn dẫn nước ở các con lạch, ngòi, các nguồn nước sạch, trong của làng để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày: “Những điều lệ trong bản Hương ước cho thấy, cha ông ta đã quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường từ rất sớm. Sự quan tâm đó được cụ thể hóa bằng những biện pháp thích ứng, phù hợp đối với địa bàn dân cư”[119; tr. 53].
Nguyễn Ngọc Sinh (2015), Thay đổi cung cách ứng xử với thiên nhiên, xây dựng văn hóa môi trƣờng tiên tiến hƣớng tới phát triển bền vững đất nƣớc [122] đã nêu lên những điểm cốt lõi trong quan niệm về văn hóa môi trường bao gồm tri thức, các chuẩn mực về đạo đức, theo đó con người có thể điều chỉnh nhận thức,
hành vi của mình với môi trường xung quanh. Văn hóa môi trường cũng có sự tích lũy, kế thừa và hoàn thiện theo chiều dài lịch sử được biểu hiện qua lối sống và cách ứng xử với thiên nhiên của con người. Tác giả cũng đề cao vai trò của ĐĐMT coi đây là nền tảng tư tưởng của văn hóa môi trường tiên tiến trong xã hội, đồng thời ủng hộ các hành động, hành vi văn hóa môi trường tiên tiến trong xã hội. Công trình nghiên cứu này, chỉ cho NCS biết kế thừa các giá trị tốt đẹp trong văn hóa, ĐĐMTTT vào BVMT ở Việt Nam hiện nay.
Đỗ Nam Thắng (2015), Một số vấn đề môi trƣờng toàn cầu và định hƣớng giải pháp trong thời gian tới [130], cho rằng môi trường là vấn đề quan tâm thảo luận